Tag

Hà Nội – cầu nối tiêu thụ nông sản đặc sản của cả nước

Nông thôn mới 14/10/2019 13:31
aa
TTTĐ – Những năm qua, Hà Nội không ngừng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu cho các hợp tác xã, vùng miền trên cả nước. Nhờ đó, hàng trăm sản phẩm nông sản đặc sản đến được với người tiêu dùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hà Nội – cầu nối tiêu thụ nông sản đặc sản của cả nước

Mỗi năm Hà Nội tổ chức hàng trăm cuộc xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản các vùng miền trên khắp cả nước tới người tiêu dùng Thủ đô

Bài liên quan

Hà Nội đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng

Khai mạc hội chợ nông sản, đặc sản xuân Mậu Tuất 2018 tại Hà Nội

Thanh niên Hoàng Mai “giải cứu” khoai lang giúp nông dân Gia Lai

Chiến sĩ trẻ Công an Thành phố Hà Nội tham gia “Giải cứu" khoai lang

Điểm đến của các sản phẩm nông sản

Theo thống kê của Sở Công thương Hà Nội, mỗi năm Hà Nội tổ chức hàng trăm cuộc xúc tiến thương mại, hội chợ, trưng bày triển lãm, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản các vùng miền trên khắp cả nước tới người tiêu dùng Thủ đô. Bằng các hoạt động liên kết tổ chức trưng bày, giới thiệu nông sản, kết nối doanh nghiệp với nông dân… những năm qua, thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò cầu nối tích cực, giúp nhiều nông dân, hợp tác xã ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập.

Đặc biệt, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, trưng bày triển lãm…, nhiều mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ đã hình thành; nhiều nông sản và sản phẩm làng nghề xây dựng được thương hiệu. Cũng nhờ các hoạt động liên kết này đã giúp nông dân xây dựng bảo hộ nhãn hiệu cho nhiều nông sản và sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông sản đặc sản vùng miền…

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Hiện Hà Nội có khoảng hơn 10 triệu người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn toàn thành phố. Nhu cầu tiêu dùng nông sản của Hà Nội là rất lớn, mức tiêu thụ trung bình khoảng trên 300.000 tấn lương thực, thực phẩm nông lâm thủy sản/tháng. Tuy nhiên hiện nay Hà Nội mới đáp ứng được 35% nhu cầu trái cây; khoảng 30% nhu cầu gạo; 3% nhu cầu thủy, hải sản tươi, đông lạnh; thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm đáp ứng được rất ít; rau, củ đáp ứng được khoảng 55,7% nhu cầu; số lượng còn lại nhập của các tỉnh, thành phố và nhập khẩu.

Do vậy, ngoài chủ trương phát triển nông nghiệp tạo được động lực để phát triển nông nghiệp cả nước, tạo cảnh quan môi trường sinh thái cho Thủ đô, Hà Nội luôn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản vùng miền.

Mỗi năm Hà Nội tổ chức hàng trăm cuộc xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản các vùng miền trên khắp cả nước tới người tiêu dùng Thủ đô
Mỗi năm Hà Nội tổ chức hàng trăm cuộc xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản các vùng miền trên khắp cả nước tới người tiêu dùng Thủ đô

Xu hướng tiêu dùng đối với nông sản, trái cây nói chung của người dân Thủ đô do các nhà bán lẻ, siêu thị nhận định là chuộng nông sản, trái cây trong nước sản xuất với chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt là các loại nông sản vùng miền như sản phẩm nông sản chất lượng cao của Nam Bộ: gạo chất lượng cao, thủy sản, cam xoàn, xoài cát Hòa Lộc, quýt hồng Lai Vung, bưởi da xanh Năm Roi… Hay các sản phẩm nông sản đặc sản của các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Bắc Giang…

Hà Nội hiện có nhiều doanh nghiệp đang thu mua nông sản khu vực Nam Bộ tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô như: Tổng Công ty Thương mại Hà Nội khai thác gạo Đồng Tháp, Siêu thị BigC - Vinmart khai thác thủy sản Hậu Giang, trái cây của các tỉnh: Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ...Đặc biệt, các loại trái cây của các tỉnh, TP Nam Bộ đang được thu gom qua thương lái đưa về các chợ đầu mối nông sản của Hà Nội như: Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), Đền Lừ (quận Hoàng Mai), Long Biên (quận Long Biên).

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Quốc Toản đánh giá: Hà Nội là thị trường lớn về tiêu thụ nông sản thực phẩm các tỉnh, thành phố. Sở dĩ là bởi Thủ đô có hệ thống phân phối lớn với 25 trung tâm thương mại, 141 siêu thị, 454 chợ, trên 1.000 cửa hàng tiện ích và khoảng 798 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn được cấp biển nhận diện. Đây là tiền đề thuận lợi cho nông sản đặc sản các vùng miền.

Để nông sản đặc sản các vùng miền khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của thị trường Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh kết nối tiêu thụ thì bản thân các hợp tác xã, tỉnh, thành phố có sản phẩm nông sản đặc sản phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đồng thời đa dạng hình thức xúc tiến thương mại.

“Các địa phương cần phải đặt uy tín lên hàng đầu, duy trì cung ứng sản phẩm chất lượng. Sản phẩm nông sản phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí để có thể đưa hàng vào kênh phân phối hiện đại một cách bền vững, bao bì phải thân thiện với môi trường. Đáng chú ý, việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm cũng cần được nhấn mạnh đến sự khác biệt để người tiêu dùng có thể biến đến và lựa chọn”, bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Cầu nối giao lưu văn hóa

Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, trưng bày triển lãm, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản các vùng miền thì 5 năm trở lại đây, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) là đơn vị chủ trì tổ chức Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam. Sau 5 năm tổ chức thành công, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam đã trở thành sự kiện xúc tiến thương mại thực sự có uy tín cao, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp và địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản với người tiêu dùng cũng như tham gia chuỗi cung ứng – tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô và phục vụ xuất khẩu.

Các sản phẩm được trưng bày tại hội chợ đều được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, đa dạng và phong phú về chủng loại. Các đặc sản đặc trưng cho vùng miền Việt Nam, có đầy đủ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác rõ ràng…chính vì vậy đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của hệ thống các nhà phân phối của Thủ đô.

Tính đến nay đã có hàng nghìn giao dịch giữa các doanh nghiệp tham gia hội chợ với đơn vị phân phối và không thể kể hết các sản phẩm đặc sản vùng miền đã được đưa vào hệ thống phân phối và bán lẻ của Thủ đô.

Có thể thấy đặc sản vùng miền của Việt Nam trong chuỗi siêu thị của Vinmart, Big C, AEON, Lotte… ngày càng nhiều. Hệ thống bán lẻ lớn như AEON còn cử những đoàn công tác lớn đến với hội chợ để tìm kiếm sản phẩm mới đưa vào chuỗi cung ứng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Nhật Bản…. Nhiều siêu thị đã có các khu riêng kinh doanh các đặc sản vùng miền. Nhờ đó đặc sản vùng miền cũng trở nên phổ biến tạo hệ thống các sân bay, trung tâm du lịch ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Những năm qua, Hà Nội đã phát huy vai trò cầu nối tích cực trong việc kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản các vùng miền trên khắp cả nước tới người tiêu dùng Thủ đô
Những năm qua, Hà Nội đã phát huy vai trò cầu nối tích cực trong việc kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản các vùng miền trên khắp cả nước tới người tiêu dùng Thủ đô

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam không chỉ là hoạt động thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn là cầu nối quan trọng để giao lưu văn hóa quốc tế. Các du khách nước ngoài đến Việt Nam sẽ có cơ hội tham quan và tìm hiểu về văn hóa vùng miền nơi đây. Ngược lại, người dân Việt Nam cũng sẽ được trau dồi thêm kiến thức về sự đa dạng văn hóa của các nước bạn.

Hàng năm, Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam được tổ chức với quy mô lớn và chuyên nghiệp, thu hút sự tham gia của các Đại Sứ Quán và cơ quan thương vụ nước ngoài tại Việt Nam. Các gian hàng quốc tế thường đến từ các nước như: Bulgaria, Pakistan, Sri Lanka, Slovakia, Indonesia, Nhật Bản…. đem lại những trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng Thủ đô về các sản phẩm đặc sản và văn hóa đến từ các nhiều quốc gia này.

Để đẩy mạnh việc tăng cường liên kết, nâng cao giá trị gia tăng cho chuỗi nông sản trên cả nước, trước hết cần tuyên truyền nâng cao nhận thức, làm thay đổi thói quen của các hợp tác xã, tổ hợp tác, người sản xuất trong việc sản xuất, gắn với nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, các cấp, ngành cần phải tuyên truyền sâu rộng để người dân sản xuất ra các sản phẩm an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường để ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bền vững.

Đọc thêm

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Xem thêm