Tag

Hà Nội đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Thị trường - Tài chính 27/10/2020 16:31
aa
TTTĐ - Nhằm đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch cân đối cung - cầu, dự trữ, kết nối giao thương, đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng với mức giá bình ổn.
Hà Nội: Hơn 99% khách hàng thanh toán tiền điện qua ngân hàng và tổ chức trung gian Học sinh Hà Nội "gói" yêu thương gửi miền Trung ruột thịt Hà Nội: Phân luồng rác thải về khu xử lý rác Xuân Sơn, Cầu Diễn Tuổi trẻ Thủ đô chung tay vì miền Trung ruột thịt

Cam kết đủ hàng, bình ổn giá

Chỉ còn ít tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao. Cùng với đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa càng trở nên cấp thiết. Do đó, ngay từ bây giờ, thành phố Hà Nội đã lên phương án điều tiết, dự trữ hàng hóa, kết nối giao thương để đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa theo nhu cầu của người dân Thủ đô.

Thông tin về kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, giá trị tổng lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn Thủ đô đạt khoảng 31.200 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019; Trong đó phần lớn là lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng thiết yếu. Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, dự kiến lượng hàng hóa tiêu thụ tăng 10-15%.

So với những năm trước, năm nay các doanh nghiệp cung ứng lớn đã dự trữ hàng hóa từ khá sớm, đồng thời chủ động nguồn cung sẵn sàng bổ sung, đưa hàng về Hà Nội khi nhu cầu tăng đột biến.

Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp luôn bảo đảm cung ứng đủ cho thị trường Hà Nội trong vòng 60 - 90 ngày. Một số đơn vị bán lẻ lớn, như Tập đoàn Central Retail (quản lý hệ thống siêu thị Big C, Lan Chi), Tập đoàn BRG (quản lý hệ thống các siêu thị Hapro, Intimex, SEIKA mart, BRG Mart), Co.opmart... đã tăng lượng dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu từ 300 đến 500% so với bình thường.

Hà Nội đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán
TP Hà Nội đã lên phương án tổ chức nhiều điểm bán hàng lưu động trong dịp Tết Nguyên đán để phục vụ Nhân dân

Theo lãnh đạo Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), ngoài 8 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đăng ký theo chương trình bình ổn thị trường, đơn vị còn dự trữ các nhóm mặt hàng như rượu, bia, nước giải khát, đồ khô, đồ gia dụng… Tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt 700 tỷ đồng, trong đó lượng hàng hóa các đơn vị thành viên tham gia chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết khoảng 200 tỷ đồng.

Tương tự, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail Nguyễn Thị Phương thông tin, hệ thống siêu thị Big C đã tăng 30% lượng dự trữ hàng hóa. Big C cũng chuẩn bị hệ thống kho bãi để dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường và sẵn sàng phương án điều chuyển hàng từ kho trung chuyển tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bắc Ninh về Hà Nội.

Thông tin thêm về việc chuẩn bị hàng Tết, bà Trần Thị Phương Lan cho hay, thành phố đã lập các tổ nắm bắt thông tin thị trường hàng hóa, tổ điều phối hàng hóa. Đồng thời chủ động ký kết với các đơn vị phân phối để bảo đảm nhu cầu hàng hóa cho nhân dân; Hỗ trợ cung cấp danh sách 2.156 địa điểm giúp các doanh nghiệp có thể mở thêm kho hàng dự trữ và bán lưu động khi cần thiết…

Ngoài ra, Hà Nội còn duy trì thường xuyên hoạt động của hệ thống thương mại gồm 142 siêu thị, 27 trung tâm thương mại, 1.700 cửa hàng tiện lợi, 455 chợ và 11.382 trang web, sàn thương mại điện tử...

Theo bà Trần Thị Phương Lan, trong bối cảnh dịch Covid-19, Hà Nội đã triển khai sớm kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu. Theo đó, thành phố đẩy mạnh đa dạng hóa mạng lưới phân phối, bảo đảm hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, thuận lợi nhất. Tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở sản xuất, phân phối tham gia chương trình tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, mở rộng nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh…

Các nhóm hàng trong chương trình bình ổn thị trường gồm: Lương thực; thịt gia súc, gia cầm; thủy hải sản, trứng, thực phẩm chế biến; rau củ quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị, sữa; nhóm hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết, như bánh, mứt, kẹo, nước giải khát…

Xử lý nghiêm tình trạng găm hàng, đẩy giá

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương Hà Nội cho biết: Từ nay đến cuối năm, Sở sẽ tổ chức hơn 30 sự kiện, hoạt động giao thương, khuyến mại tập trung, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hà Nội với hơn 50 tỉnh, thành phố.

Đáng chú ý, Sở Công thương đã bố trí 28 điểm (gấp đôi số điểm thành phố yêu cầu) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các địa phương khác đưa sản phẩm đặc trưng vùng miền về tiêu thụ tại Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Hà Nội đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán
Trong bối cảnh dịch Covid-19, Hà Nội đã triển khai sớm kế hoạch bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu

“Sở Công thương cũng tăng cường phối hợp với lực lượng quản lý thị trường xử lý nghiêm nạn đầu cơ, găm hàng, lợi dụng chính sách ưu đãi, kích cầu để trục lợi, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả… bảo đảm hàng hóa rõ nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm”, bà Trần Thị Phương Lan khẳng định.

Liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho hay: Những tháng cuối năm, tình hình buôn bán, hàng giả, hàng nhái diễn ra phức tạp hơn, nhất là năm nay dịch bệnh Covid-19 hoành hành, các mặt hàng cần kiểm soát chặt chủ yếu tập trung hàng y tế.

Đáng lưu ý, thời điểm này là mùa chuẩn bị hàng hóa dịp Noel, Tết Dương lịch, Tết Cổ truyền… đang được các doanh nghiệp tập trung chuẩn bị thì các mặt hàng thiết yếu cũng cần được kiểm soát chặt.

Vì vậy, bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ những mặt hàng thiết yếu, Tổng cục Quản lý thị trường đang triển khai kiểm tra các mặt hàng nóng, trọng điểm và có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán như thuốc lá điếu, xì gà rượu bia, nước giải khát, pháo nổ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm…

Thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích về niêm yết giá nhất là các mặt hàng nhu yếu phẩm; Xử lý nghiêm việc lợi dụng tình hình dịch bệnh để trà trộn lưu thông hàng giả, hàng không rõ xuất xứ.

Không dừng lại ở đó, Tổng cục Quản lý thị trường còn yêu cầu lực lượng đến các điểm nóng, phối hợp với người dân tại các địa phương cam kết không tiêu thụ hàng giả nhằm nâng cao ý thức và giảm thiểu việc tiêu thụ hàng giả, hàng lậu.

Đọc thêm

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm Thị trường - Tài chính

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm

TTTĐ - Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến mặt hàng này tăng giá, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.
“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank Thị trường - Tài chính

“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank

TTTĐ - Tiếp nối thành công của chương trình "Quà tặng tiền tỷ, chào Thu hết ý", Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi "Mùa hội, bội quà" nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.
Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án STEP đã tổ chức tổng kết dự án Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (STEP).
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

TTTĐ - Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank.
Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm Kinh tế

Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang lưu ý các chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm, phối hợp giải quyết các vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến hết năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 80% kế hoạch vốn giao.
Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng Kinh tế

Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng

TTTĐ - Bộ Tài chính lưu ý, người dân khi mua xăng dầu yêu cầu nhân viên phải trả màn hình hiển thị kết quả đo lường về số 0 trước khi tiếp tục bán hàng để chống gian lận, bảo vệ người tiêu dùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 6.211,8 tỷ đồng, tăng 11,87% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng, ước đạt 62.026,08 tỷ đồng, tăng 12,98%.
Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế Thị trường - Tài chính

Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế

TTTĐ - Theo ĐBQH Trịnh Xuân An, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, qua nghiên cứu và tham khảo từ các chuyên gia kinh tế, có thể thấy, nếu chiếu theo quy định của khoản 3, Điều 15, doanh nghiệp nào chỉ sản xuất một mặt hàng là phân bón mới được khấu trừ thuế, còn sản xuất 2,3,4 mặt hàng (trong đó có phân bón) thì không được khấu trừ. Điều này là không thực tế.
Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics Thị trường - Tài chính

Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics

TTTĐ - Đà Nẵng tiên phong mở ra một chương mới cho logistics Việt Nam với việc thành lập Khu thương mại tự do, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tổng thu ngân sách đạt gần 90% dự toán.
Xem thêm