Tag

Hà Nội đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao

Nông thôn mới 21/01/2022 17:31
aa
TTTĐ - Trong năm 2021, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã hỗ trợ các địa phương xây dựng được hơn 120 mô hình, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao. Trong đó, 15 giống được gieo cấy trong chương trình lúa hàng hóa chất lượng cao với vai trò chủ lực trong cơ cấu gồm: Bắc thơm số 7, T10, Hương thơm số 1, Nàng xuân...
Hà Nội khuyến khích hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh Nhiều ngân hàng cam kết cung ứng đủ vốn cho vay sản xuất lúa gạo Chương Mỹ (Hà Nội) triển khai mô hình sản xuât lúa hữu cơ

Nâng cao giá trị hạt gạo Thủ đô

Với gần 90.000ha mỗi vụ, Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích lúa lớn của cả nước. Để phát huy hiệu quả canh tác, nâng cao giá trị hạt gạo Thủ đô trên thị trường trong nước và quốc tế, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, khuyến khích các địa phương tập trung phát triển cánh đồng mẫu lớn, vùng lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Huyện Đan Phượng là địa phương còn ít diện tích đất lúa (gần 600ha lúa chuyên canh). Thời gian qua, huyện đã có sự chuyển dịch lớn trong việc lựa chọn các giống lúa chất lượng cao vào thâm canh theo hướng hữu cơ.

Ông Thiều Văn Son, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng cho biết, vụ xuân 2021, huyện đã đưa giống lúa ST25 - giống lúa gạo từng được bình chọn là ngon nhất thế giới về thâm canh theo hướng hữu cơ. Kết quả, giống lúa ST25 trồng tại xã Thọ An đạt năng suất 63,3 tạ/ha, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của gạo đặc sản, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng…

Hà Nội đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao
Với gần 90.000ha mỗi vụ, Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích lúa lớn của cả nước

Huyện Ứng Hòa, một trong những vùng chuyên canh lúa lớn của thành phố với hơn 8.000ha cũng đã xây dựng được bộ giống lúa chất lượng cao chiếm hơn 70% diện tích, trong đó hơn 3.700ha lúa Japonica gieo trồng theo hướng VietGAP và hữu cơ.

Bà Cao Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết, đơn vị liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng cao của huyện Ứng Hòa chia sẻ: Sản phẩm gạo Khu Cháy của hợp tác xã - chủ lực là các loại trong nhóm lúa Japonica đã được gieo trồng trên cánh đồng mẫu lớn, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhiều vùng đang tiến tới hữu cơ; Sản phẩm được thu hoạch, sơ chế, đóng gói theo quy trình khép kín…

Tương tự, xã Đồng Phú (huyện Chương Mỹ) cũng đã xây dựng thành công vùng lúa hữu cơ gần 50ha, nhiều doanh nghiệp đặt hàng, cam kết tiêu thụ gạo Đồng Phú, trong đó có cả xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Nói về chất lượng lúa gạo của Hà Nội, bà Phùng Thị Thu Hương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Xuất khẩu Green Path Việt Nam khẳng định: "Chỉ tính riêng vùng lúa hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ), vụ xuân năm 2020 chúng tôi đã sản xuất 10 tấn gạo để chào hàng sang Australia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc… Hiện đơn vị tiếp tục mở rộng đầu tư vùng lúa hữu cơ phục vụ cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, bà Phùng Thị Thu Hương cũng trăn trở: Hà Nội đã có những vùng lúa gạo chất lượng cao nhưng cơ sở hạ tầng như nhà máy sơ chế, đóng gói, tập kết kho còn quá nhỏ lẻ... Trong khi đó, để có mặt tại các thị trường khó tính như Mỹ, Australia… lúa gạo Hà Nội phải đáp ứng được các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm... Hạn chế này cần được sớm khắc phục.

Cần xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ

Để phát triển vùng lúa gạo chất lượng cao, ngành Nông nghiệp Hà Nội đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025, duy trì và phát triển 200 vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Với tính hiệu quả trên thực tế, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Xuất khẩu Green Path Việt Nam Phùng Thị Thu Hương khẳng định, thời gian tới, công ty sẽ thiết lập một dự án đầu tư xây dựng khu phức hợp tại Hà Nội, gồm trung tâm kiểm định, cung cấp dịch vụ cho hàng hóa nông sản xuất khẩu; Bên cạnh đó còn có các đề án phục vụ trực tiếp hỗ trợ xuất khẩu, gồm: Sơ chế đóng gói, kho bảo quản, dịch vụ vận chuyển…

Hà Nội đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao
Gạo hữu cơ Đồng Phú được dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm vấn đề mẫu mã, bao bì, quảng bá và tiếp cận thị trường cho sản phẩm

Ở góc độ địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Ngô Tiến Hoàng khẳng định: Để thương hiệu gạo Khu Cháy của huyện vươn ra thế giới, cùng với việc xây dựng bộ giống, bảo đảm quy trình canh tác an toàn, hoàn thiện các mô hình lúa hữu cơ, địa phương sẽ tạo mọi điều kiện thu hút, liên kết doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ và thúc đẩy phát triển công nghệ sau thu hoạch.

Còn Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng thông tin, huyện sẽ tiếp tục mở rộng vùng trồng các loại lúa gạo có chất lượng, giá trị cao gắn với chuỗi liên kết nội địa và xuất khẩu...

Trước những tiềm năng của lúa gạo thành phố, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường nhấn mạnh: Đối với diện tích lúa kém hiệu quả, cần kiên quyết chuyển đổi sang cây trồng khác; Diện tích còn lại sẽ quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Thành phố sẽ đầu tư và vận động các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi cho những vùng chuyên canh.

Đặc biệt, thành phố khuyến khích, tạo cơ chế cho doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết với nông dân, hình thành các chuỗi giá trị lúa gạo khép kín; Qua đó gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị và nâng tầm thương hiệu sản phẩm lúa gạo của Thủ đô.

Qua triển khai chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, một số giống đã được khẳng định, trở thành giống cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Tại các huyện được triển khai chương trình như: Chương Mỹ, Ba Vì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Đông Anh... năng suất, chất lượng giống lúa hàng hóa ổn định, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 15 đến 20% so với các giống lúa thông thường. Hiện, giống lúa Japonica đã được xuất khẩu tới một số thị trường nước ngoài, như: Mỹ, Nhật Bản, Australia...

Đọc thêm

Tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân Nông thôn mới

Tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

TTTĐ - Năm 2024, huyện Thanh Trì đã đạt nhiều kết quả nổi bật về kinh tế, xã hội. Điểm nhấn là chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Trì và đón Bằng công nhận Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Thanh Trì trở thành huyện đầu tiên của TP Hà Nội đạt được kết quả này.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Đến năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 6 nghề được công nhận là nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh. Hiện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều chính sách, động lực để nghề, làng nghề truyền thống được giữ gìn và phát triển.
Huyện Gia Lâm có thêm hai xã hoàn thành Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Huyện Gia Lâm có thêm hai xã hoàn thành Nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 2 xã Nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Gia Lâm, là: Đa Tốn và Yên Thường.
Gia Lâm được Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Gia Lâm được Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Ngày 16/12/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Chuẩn bị chu đáo cho tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp toàn quốc Nông thôn mới

Chuẩn bị chu đáo cho tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp toàn quốc

TTTĐ - Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Năm 2024, Sơn Tây thu ngân sách hơn 2.200 tỷ đồng Nông thôn mới

Năm 2024, Sơn Tây thu ngân sách hơn 2.200 tỷ đồng

TTTĐ - Trong năm 2024, tổng thu ngân sách thị xã Sơn Tây (Hà Nội) là hơn 2.260 tỷ đồng (146,2%); thu nhập bình quân toàn thị xã đạt 73,5 triệu đồng/người/năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.
Căn cứ để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp Nông thôn mới

Căn cứ để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp

TTTĐ - Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Yên Thường Kinh tế

Thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Yên Thường

TTTĐ - Ngày 17/12/2024, Đoàn thẩm định nông thôn mới (NTM) Thành phố Hà Nội đã đã tiến hành kiểm tra và đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 2 xã Yên Thường và Đa Tốn.
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội: Kích cầu tiêu dung nội địa Nông thôn mới

Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội: Kích cầu tiêu dung nội địa

TTTĐ - Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 diễn ra từ ngày 20 - 24/12, tại Chợ đầu mối Bích Hòa khu dịch vụ thương mại xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội
Hoài Đức: Chung sức, đồng lòng để về đích huyện Nông thôn mới nâng cao gắn với tiêu chí xây dựng huyện thành quận... Nông thôn mới

Hoài Đức: Chung sức, đồng lòng để về đích huyện Nông thôn mới nâng cao gắn với tiêu chí xây dựng huyện thành quận...

TTTĐ - Sau khi về đích Nông thôn mới năm 2017, huyện Hoài Đức (Hà Nội) tiếp tục bắt tay vào thực hiện mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao gắn với hoàn thành các tiêu chí lên quận và cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025.
Xem thêm