Tag

Hà Nội dồn lực ổn định cuộc sống người dân vùng lũ

Muôn mặt cuộc sống 03/08/2024 11:50
aa
TTTĐ - Để bảo đảm sức khỏe và vệ sinh môi trường cho khu vực bị ngập lụt, ngay sau khi nước lũ rút, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các huyện bị ảnh hưởng bởi ngập lụt nhanh chóng tổ chức dọn vệ sinh, vớt rác, phun thuốc khử trùng... nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân.
Huy động các nguồn lực, bảo đảm đời sống người dân vùng lũ lụt Tập trung nguồn lực hỗ trợ Nhân dân vùng lũ, lụt Hà Nội tìm giải pháp ổn định cuộc sống người dân vùng lũ Phụ nữ Thủ đô chung tay hỗ trợ người dân vùng ngập úng

Đặt an toàn tính mạng của người dân lên hàng đầu

Gần hai tuần qua, hàng nghìn người dân sinh sống tại các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch Thất (Hà Nội) phải sống trong cảnh ngập lụt do ảnh hưởng mưa lớn từ cơn bão số 2. Ðáng chú ý, sau nhiều ngày không có mưa lớn, mực nước các sông vẫn vượt mức báo động cấp II, ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân.

Lý giải nguyên nhân gây ngập lụt tại các huyện nêu trên, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, nước sông Tích chảy qua các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội), hợp lưu với sông Bùi từ Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) chảy về tại ngã ba Tân Trượng, xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ), sau đó nhập vào sông Ðáy tại ngã ba Ba Thá (huyện Chương Mỹ), chảy theo sông Ðáy xuôi về địa bàn tỉnh Hà Nam. Ðối với những trận mưa nhỏ, cục bộ, nước sông tự chảy dựa vào điều kiện địa hình từ cao xuống thấp.

Tuy nhiên, khi có mưa lớn kéo dài xảy ra trên diện rộng, lũ rừng ngang dồn về các sông của Hà Nội trong thời gian ngắn, trong khi mực nước đệm trên các sông đều ở mức cao thì việc tiêu thoát sẽ rất chậm, gây ngập úng kéo dài. Khu vực bị ngập lụt sẽ càng nguy hiểm hơn nếu lũ rừng ngang tiếp tục tràn về.

Hà Nội dồn lực ổn định cuộc sống người dân vùng lũ
Mặc dù nước ngập nhưng nguồn nước sạch của các hộ dân vẫn đảm bảo

Thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm đến khu vực chậm lũ của thành phố, nơi thường xuyên bị ngập lụt, như đầu tư nâng cấp hệ thống đê tả Bùi, đê hữu Ðáy; các trạm bơm tiêu úng công suất lớn; cơ sở hạ tầng, đường giao thông, lắp đặt mạng lưới nước sạch… giúp người dân sống chung với lũ. Tuy nhiên, trước diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, khó lường, ảnh hưởng của mưa lũ đến đời sống người dân ngày càng lớn.

Ðể bảo đảm ổn định cuộc sống người dân vùng chậm lũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Ðại cho biết: Thời gian tới thành phố tập trung khơi thông dòng chảy sông Bùi, sông Ðáy từ Hà Nội đến Hà Nam để nâng cao khả năng tiêu thoát dòng nước nhanh nhất; đồng thời tiến hành giải tỏa vi phạm dọc hành lang các sông và tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đê.

Cùng với đó, thành phố nghiên cứu giải pháp đầu tư về hạ tầng, công trình đối với khu vực dân cư để phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm nhằm tăng sinh kế, nâng cao mức sống cho một bộ phận người dân tiếp tục sống chung với lũ.

Tại buổi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả úng ngập tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã biểu dương và đánh giá cao tinh thần chủ động phòng chống lũ lụt của cấp ủy, chính quyền và người dân, góp phần hạn chế tối đa thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các huyện phải đặt an toàn tính mạng của người dân lên hàng đầu, nếu cần thiết có thể sơ tán người dân đến nơi ở an toàn; bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố do mưa lũ, không bị động trước các tình huống. Về lâu dài, phải tính đến phương án bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chỗ ở, quan tâm đến người già, cô đơn, yếu thế, người tàn tật...

Ðối với những khu dân cư bị ngập lụt sâu, nhất là ở khu vực ngoài đê cần căn cứ vào quy hoạch khu dân cư nông thôn để xem xét, di dời người dân đến nơi ở mới. Chính quyền cơ sở cần làm tốt công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm ngay khi phát sinh, tránh tình trạng phạt cho tồn tại.

Nhanh chóng ổn định đời sống người dân

Để bảo đảm sức khỏe và vệ sinh môi trường cho khu vực bị ngập lụt, ngay sau khi nước lũ rút, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các huyện bị ảnh hưởng bởi ngập lụt nhanh chóng tổ chức dọn vệ sinh, vớt rác, phun thuốc khử trùng... nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ Đỗ Hoàng Anh Châu, huyện đã chỉ đạo các lực lượng khẩn trương đóng điện trở lại cho các hộ ở khu vực nước rút đảm bảo an toàn, hỗ trợ bóng điện, dây điện cho các hộ khó khăn.

Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn triển khai ngay việc tổng vệ sinh môi trường, dọn rác thải, xác động vật; đồng thời thống kê thiệt hại, đề xuất hỗ trợ thiệt hại theo quy định. Bên cạnh đó, các địa phương sớm triển khai phương án phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống của Nhân dân. Vùng ngập sau khi rút cạn nước sẽ trồng rau và cây vụ Đông sớm.

Hà Nội dồn lực ổn định cuộc sống người dân vùng lũ
Ở một số nơi, người dân trong thôn chủ động phương tiện đi lại bằng thuyền

Ủy ban Nhân dân huyện sẽ hỗ trợ cây giống theo đề xuất của Phòng Kinh tế. Ngay sau khi nước rút, các xã khẩn trương kiểm tra, đánh giá sự cố các công trình giao thông, hạ tầng, nhà ở, đê điều, thủy lợi; kiểm soát, hướng dẫn xử lý dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm, vật nuôi; chủ động triển khai phương án hỗ trợ khám, chữa bệnh, thuốc men và thiết bị y tế, không để tình trạng người dân không có nước uống, sinh hoạt và lương thực, thực phẩm thiết yếu…

Tại huyện Quốc Oai, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nguyễn Trường Sơn cho biết, bên cạnh các phương án bảo đảm an toàn đê điều, huyện chỉ đạo các đơn vị, địa phương cung cấp đủ nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân vùng bị ngập. Trong đó, các địa phương cần chú trọng về an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống đầy đủ cho người dân. Trong trường hợp úng ngập nhiều ngày, huyện sẽ hỗ trợ các hộ dân bình và bếp gas mini để sử dụng; kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hỗ trợ gạo, thực phẩm, đồ khô và rau xanh để cung cấp cho người dân.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, sau khi nước rút, huyện sẽ huy động lực lượng quân đội, Công an, Đoàn Thanh niên tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, xác động vật chết; bố trí tổ y tế dự phòng khử khuẩn môi trường, cung cấp thuốc trị bệnh ngoài da, đau mắt đỏ… cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng.

“Ngay khi nước bắt đầu rút, chúng tôi đã chỉ đạo các lực lượng phun khử khuẩn đường làng, ngõ xóm tại thôn Cấn Hạ; đồng thời cho rải vôi bột hai bên đường theo phương châm nước rút tới đâu làm ngay tới đó, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm tại những nơi bị ngập sâu trong nhiều ngày.

Tại một số tuyến đường bị ngập sâu, chúng tôi sẽ cho lực lượng dọn vệ sinh tránh trơn trượt cho người tham gia giao thông,” ông Nguyễn Trường Sơn cho biết thêm.

Đọc thêm

Lâm Đồng: Đề nghị kiểm điểm loạt cán bộ tại TP Bảo Lộc Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng: Đề nghị kiểm điểm loạt cán bộ tại TP Bảo Lộc

TTTĐ - UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) tiến hành kiểm điểm nhiều công chức, viên chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, gắn với công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Rà soát bổ nhiệm ngạch pháp chế đối với công chức đủ điều kiện Muôn mặt cuộc sống

Rà soát bổ nhiệm ngạch pháp chế đối với công chức đủ điều kiện

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo Muôn mặt cuộc sống

Tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch cải thiện và nâng cao Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) của thành phố Hà Nội.
Nâng cao chất lượng mô hình Tổ tư vấn bảo vệ phụ nữ Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao chất lượng mô hình Tổ tư vấn bảo vệ phụ nữ

TTTĐ - Thời gian qua, mô hình Tổ tư vấn tham gia giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em đã phát huy được tác dụng tích cực, tiếp nhận đơn và hòa giải hàng nghìn vụ việc. Đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội đã có 98 Tổ tư vấn ở 18 quận, huyện và 80 xã, phường, thị trấn.
TP Hồ Chí Minh: Nhánh cây gãy, 2 người chết, 3 người bị thương Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Nhánh cây gãy, 2 người chết, 3 người bị thương

TTTĐ - Một nhánh cây trong Công viên Tao Đàn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh bất ngờ gãy rơi xuống khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo tại hội thi "Dân vận khéo" Muôn mặt cuộc sống

Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo tại hội thi "Dân vận khéo"

TTTĐ - Sáng 9/8, Huyện uỷ Đan Phượng (Hà Nội) long trọng tổ chức chung khảo Hội thi "Dân vận khéo" năm 2024. Kết thúc hội thi, đội xã Liên Hồng giành giải Nhất, và sẽ đại diện cho huyện Đan Phượng tham dự Hội thi "Dân vận khéo" cấp thành phố.
Một tuần triển khai, ít người dân thực hiện đăng ký xe qua mạng Muôn mặt cuộc sống

Một tuần triển khai, ít người dân thực hiện đăng ký xe qua mạng

TTTĐ - Sau một tuần triển khai đăng ký xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trên cổng Dịch vụ công hoặc Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), Công an TP Hồ Chí Minh ghi nhận tỷ lệ người dân đăng ký tại đây hiện vẫn rất thấp.
Sinh viên chật vật vì giá nhà trọ tăng phi mã Muôn mặt cuộc sống

Sinh viên chật vật vì giá nhà trọ tăng phi mã

TTTĐ - Thời điểm sinh viên nhập học và trở lại trường sau kỳ nghỉ hè cũng là lúc phí dịch vụ, giá phòng thuê trọ tăng đột biến. Điều này khiến nhiều sinh viên tại Hà Nội trở nên khó khăn, chật vật hơn trong sinh hoạt...
Khánh thành Di tích Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng Muôn mặt cuộc sống

Khánh thành Di tích Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

TTTĐ - Ngày 9/8, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Sự kiện mang ý nghĩa mở đầu chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
TP Hồ Chí Minh: Xây đựng đề án về quản lý nhà trọ Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Xây đựng đề án về quản lý nhà trọ

TTTĐ - Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh Lê Thị Loan đã thông tin về dự thảo Đề cương Đề án Quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê trọ trên địa bàn thành phố.
Xem thêm