Tag

Hà Nội đóng góp lớn cho cả nước trong giữ gìn di sản văn hóa

Tin tức 18/04/2023 13:49
aa
TTTĐ - TP Hà Nội đang giữ cho đất nước khối lượng di sản văn hóa khổng lồ. Thời gian qua, thành phố đã quan tâm, đầu tư cho công tác tu bổ di tích, đặc biệt là Nghị quyết của Thành ủy đã đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng cho 500 di tích, đóng góp lớn cho cả nước trong giữ gìn di sản văn hóa.
Tọa đàm “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ” Huyện Thanh Trì tập trung bảo lưu hệ thống di sản văn hóa phi vật thể Đưa di sản văn hóa phi vật thể thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 18/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng chủ trì Hội nghị giao ban về kết quả triển khai các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản Hoàng Thành Thăng Long, Cổ Loa đến hết quý I/2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Tham dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn; Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà.

Triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản Hoàng Thành Thăng Long, Cổ Loa
Quang cảnh hội nghị

Đón tiếp hơn 386.000 lượt khách

Theo Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang, tính đến ngày 15/4/2023, Trung tâm đã đón tiếp, hướng dẫn 250.640 lượt khách tham quan khu di sản Hoàng Thành Thăng Long (trong đó 26,1% là khách quốc tế) và 135.379 lượt khách tham quan Khu di tích Cổ Loa.

Tổng số thu phí, lệ phí đạt 5,62 tỷ đồng (đạt 80% so với kế hoạch được giao); Duy trì sản phẩm tour đêm “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long” phục vụ khách tham quan với 1.562 khách/2 tháng. Đặc biệt, Trung tâm là đón tiếp hơn 300 khách quốc tế và các tỉnh, thành tham dự Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp lần thứ 12 tại Hà Nội vào đêm thứ Bảy, ngày 15/4/2023.

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo tổ chức các cuộc họp định kỳ hàng tháng để quyết định các vấn đề định hướng cho công tác nghiên cứu di sản; Trong đó, thành lập 4 tổ công tác nghiên cứu liên ngành nhằm làm rõ và bổ sung căn cứ khoa học đối với đề xuất chủ trương đầu tư dự án phục dựng Điện Kính Thiên. Kế hoạch tổ chức đoàn công tác của Thường trực Hội đồng tư vấn khoa học TP để học tập, trao đổi kinh nghiệm về phục dựng kinh đô cổ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Về kết quả triển khai các Dự án bảo tồn, tôn tạo tại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa, HĐND TP đã có các Nghị quyết về việc phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của TP đối với 4 dự án gồm: Bảo tồn khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; Tu bổ, tôn tạo cụm di tích Đền An Dương Vương, Giếng Ngọc; Tu bổ, tôn tạo cụm di tích Đình Ngự Triều Di Quy và Am Mỵ Châu; Xây dựng đền thờ Đức Vua Ngô Quyền.

Ngoài ra, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với 3 dự án: Dự án Chỉnh trang mặt bằng do Bộ Quốc phòng và hai hộ gia đình lão thành cách mạng bàn giao - Giai đoạn II; Dự án Tái hiện không gian và chính Điện Kính Thiên (hạ giải Nhà Cục Tác chiến, nhà Con Rồng); Dự án Bảo tồn phục phục dựng Hào, Hệ thống thủy văn tại Khu di tích Cổ Loa.

Đồng thời, Trung tâm triển khai thực hiện 2 dự án: Dự án Chỉnh trang mặt bằng do Bộ Quốc phòng và hai hộ gia đình lão thành cách mạng bàn giao - Giai đoạn I (bảo tồn tòa nhà Vaxuco để làm Khu trưng bày Hoàng cung Thăng Long) dự kiến hoàn thành trong quý IV/2023; Dự án bảo tồn Nhà Cục Tác chiến đã tạm dừng từ năm 2018 và hiện đang đề xuất phương án hạ giải để hoàn trả mặt bằng không gian Điện Kính Thiên.

Triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản Hoàng Thành Thăng Long, Cổ Loa
Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang báo cáo tại hội nghị

Để thực hiện được các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đề xuất Ban Chỉ đạo đồng ý chủ trương tổ chức các hoạt động đối ngoại. Cụ thể, giao Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện và trước mắt đảm bảo tiến độ đón đoàn liên ngành bắt đầu làm việc tại di sản từ ngày 12/5/2023. UBND TP có văn bản gửi Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam - Bộ Ngoại giao để có thư mời chính thức đối với Trung tâm di sản thế giới, Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) và các chuyên gia có liên quan.

Bên cạnh đó, đề xuất Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam - Bộ Ngoại giao gửi Thư mời chính thức đối Trung tâm di sản thế giới, Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) và các chuyên gia có liên quan; Ký hồ sơ chính thức để nộp vào Trung tâm di sản Thế giới; Tham gia vận động để hồ sơ được thông qua tại kỳ họp Ủy ban Di sản thế giới.

Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), phối hợp với TP Hà Nội trong quá trình lập, đệ trình hồ sơ; Bộ Quốc phòng hoàn thành xây dựng Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hoàn thành bàn giao toàn bộ di vật khai quật khảo cổ học cho TP Hà Nội.

Đối với TP Hà Nội, chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng tiến độ được giao; Giao UBND quận Ba Đình và Sở Xây dựng đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với các hộ gia đình con cháu ông Song Hào tại 28D Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội và hoàn thành trong năm 2023; Giao UBND quận Nam Từ Liêm và các sở, ngành liên quan hoàn thành giải phóng mặt bằng 11,12ha đất tại phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm trong năm 2023…

Đẩy mạnh công tác bảo tồn di tích

Triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản Hoàng Thành Thăng Long, Cổ Loa
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương cho biết, trong 3.500 di tích được công nhận cấp quốc gia, Hà Nội đang có hơn 1.200 di tích được công nhận (chiếm 1/3 di tích được bảo tồn cấp quốc gia). Hà Nội cũng lưu giữ một khối lượng văn hóa phi vật thể lớn, có sự đa dạng và phong phú trong các loại hình di tích của cả nước.

“Có thể nói, TP Hà Nội đang giữ cho đất nước khối lượng di sản văn hóa khổng lồ. Bộ VHTT&DL đánh giá cao trong thời gian qua Hà Nội đã quan tâm, đầu tư cho công tác tu bổ di tích, đặc biệt là Nghị quyết của Thành ủy đã đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng cho 500 di tích. Như vậy đóng góp lớn cho cả nước trong giữ gìn di sản văn hóa”, ông Hoàng Đạo Cương nêu.

Theo ông Hoàng Đạo Cương, trong thời gian qua, Bộ VHTT&DL luôn phối hợp với Hà Nội trong việc thẩm định 260 văn bản liên quan các dự án bảo tồn di tích, có những di tích có giá trị kiệt xuất. Vì vậy, Bộ luôn cần sự thận trọng nhưng phải kịp tiến độ cho công tác bảo tồn.

Với khu Hoàng thành Thăng Long và di tích Cổ Loa, ông Hoàng Đạo Cương cho biết, năm 2023 sẽ có 9 dự án liên quan. Đối với đền thờ Ngô Quyền, đề nghị Hà Nội sớm công bố kết quả khảo cổ, thống nhất với các nhà khoa học về vị trí để Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản Hoàng Thành Thăng Long, Cổ Loa
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại hội nghị

Với điện Kính Thiên, trong thời gian qua, Hà Nội liên tục mời các chuyên gia quốc tế nhằm bảo tồn một trong những di sản khảo cổ, di tích kiến trúc khó nhất của Việt Nam với tầng văn hóa phong phú qua nhiều triều đại.

Bộ VHTT&DL đánh giá cao thời gian qua Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã cố gắng tìm hiểu, nắm bắt kĩ về các di tích để phục vụ cho công tác bảo tồn. Bộ VHTT&DL sẽ luôn đồng hành, phối hợp với Hà Nội trong công tác bảo tồn các di tích.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá, thời gian qua việc hợp tác quốc tế tại Hoàng thành Thăng Long được đẩy mạnh và TP nhận được sự góp ý của các chuyên gia trong công tác bảo tồn. Ngoài ra, có sự vào cuộc của các bộ, ngành cùng Hà Nội trên nhiều lĩnh vực làm căn cứ để TP đẩy mạnh công tác bảo tồn di tích. Trong năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh trên 4 hướng (Khảo cổ học, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu di sản phi vật thể, nghiên cứu so sánh đối chiếu với di sản trong nước và quốc tế).

Nêu một số khó khăn trong bảo tồn di sản hiện nay tại Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề xuất cần bổ sung lãnh đạo Bộ Ngoại giao vào Ban chỉ đạo. Sau cuộc họp, TP Hà Nội sẽ làm việc với Bộ Ngoại giao và Bộ VHTT&DL để có bước, lộ trình tiếp theo với UNESCO và đây cần là ưu tiên số 1. Tiếp theo là cần có cơ chế tài chính linh hoạt để phục vụ công tác bảo tồn di sản.

Đọc thêm

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Xem thêm