Tag

Hà Nội miễn học phí cho học sinh thuộc hộ cận nghèo

Giáo dục 07/12/2023 11:52
aa
TTTĐ - Sau khi thực hiện chính sách của Trung ương và thành phố, học sinh Hà Nội thuộc hộ cận nghèo sẽ không phải đóng học phí.
21 đối tượng được miễn học phí theo quy định mới Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề xuất miễn học phí cho học sinh THCS Ngoài miễn học phí, ngành Giáo dục phải nhất quyết chặn lạm thu

Chiều 6/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ học phí cho trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội thuộc hộ cận nghèo.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Trần Thế Cương, quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài các đối tượng chính sách được hưởng chế độ miễn học phí (học sinh khuyết tật, mồ côi, hộ nghèo...) còn có các đối tượng được được giảm học phí, trong đó có học sinh thuộc hộ cận nghèo, đối tượng này được giảm 50% học phí.

Hà Nội miễn học phí cho học sinh thuộc hộ cận nghèo
Ảnh minh họa

Để đạt mục tiêu Chương trình 08-CTr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô", UBND thành phố đề xuất mức hỗ trợ bằng 50% mức thu học phí do HĐND quy định đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tương ứng với hình thức học và vùng, cấp học.

Việc ban hành nghị quyết nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô và hoàn thiện bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo các nhóm yếu thế được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước mở rộng đối tượng học sinh thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 100% học phí nêu tại Chương trình số 08-CTr/TU của Thành uỷ.

Như vậy, sau khi thực hiện chính sách của Trung ương và thành phố, học sinh thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn sẽ không phải đóng học phí", Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nói.

UBND thành phố Hà Nội đề xuất thời gian thực hiện hỗ trợ từ 1/1/2024 (theo thời gian học sinh học thực tế, tối đa không quá 9 tháng/năm học). Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước theo phân cấp.

Ban Văn hoá - Xã hội đề nghị UBND thành phố Hà Nội khảo sát, phân tích rõ thêm đặc điểm của nhóm đối tượng là học sinh thuộc hộ cận nghèo học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dân lập, tư thục của Hà Nội và nghiên cứu giải pháp để học sinh thuộc hộ cận nghèo được ưu tiên học lại các trường công lập.

Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc hộ cận nghèo năm học 2023-2024 tại Hà Nội vào khoảng hơn 6,7 tỷ đồng. Số học sinh được hưởng chính sách khoảng 10.305 em, trong đó có 10.179 học sinh các trường công lập, 126 học sinh các trường dân lập, tư thục.

Đọc thêm

Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ Giáo dục

Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ

TTTĐ - Chương trình 9+ (chương trình đào tạo cho cả trung cấp hoặc cao đẳng liên thông từ trung cấp cho học sinh tốt nghiệp THCS) đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hướng đi phù hợp với những bạn trẻ mong muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động hấp dẫn và đầy cạnh tranh hiện nay.
Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025 Giáo dục

Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025

TTTĐ - Sáng 16/4, tại trường Tiểu học chất lượng cao Tràng An (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm đã tổ chức khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025.
Vinh danh Trạng nguyên nhỏ tuổi trường Tiểu học Trung Tự Giáo dục

Vinh danh Trạng nguyên nhỏ tuổi trường Tiểu học Trung Tự

TTTĐ - Trường Tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội vừa tổ chức Lễ trao giải Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp trường.
Hơn 160.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trong ngày đầu Giáo dục

Hơn 160.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trong ngày đầu

TTTĐ - Tối 15/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin nhanh về tình hình ngày đầu tiên thí sinh tập dượt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Từ lớp học truyền thống đến lớp học số hóa Giáo dục

Từ lớp học truyền thống đến lớp học số hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số trong giáo dục không còn là xu hướng, mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Việc ứng dụng công nghệ vào dạy học đang từng bước thay đổi cách giáo viên giảng dạy, cách học sinh tiếp cận tri thức, mở ra một không gian giáo dục linh hoạt, sáng tạo và hiện đại hơn.
Tưng bừng khai mạc liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh Hà Nội Giáo dục

Tưng bừng khai mạc liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh Hà Nội

TTTĐ - Chiều 14/4, Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II, năm 2025 chính thức khai mạc tại trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, được đầu tư công phu.
Ngành Ngôn ngữ Anh và cơ hội việc làm sau khi ra trường Giáo dục

Ngành Ngôn ngữ Anh và cơ hội việc làm sau khi ra trường

TTTĐ - Các chuyên gia nhận định, ngành Ngôn ngữ Anh luôn có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thậm chí là một “công việc toàn cầu”.
Chính quyền cấp xã quản lý trường học từ mầm non đến THCS Giáo dục

Chính quyền cấp xã quản lý trường học từ mầm non đến THCS

TTTĐ - Sau khi bỏ cấp huyện, hệ thống trường mầm non, tiểu học, THCS được giao về cấp xã quản lý, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhiều điểm mới ở liên hoan ban nhạc học sinh phổ thông Hà Nội Giáo dục

Nhiều điểm mới ở liên hoan ban nhạc học sinh phổ thông Hà Nội

TTTĐ - Hệ thống âm thanh, ánh sáng được đầu tư công phu hơn, đa dạng đối tượng và nhiều đội thi hơn, cơ cấu giải thưởng tăng lên… là những điểm mới đáng lưu ý ở Liên hoan ban, nhóm nhạc học sinh phổ thông Hà Nội lần thứ II năm 2025.
Giai đoạn "vàng" giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Giai đoạn "vàng" giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Tại buổi Đối thoại, tư vấn, tuyển sinh năm 2025, Thạc sĩ Nguyễn Văn Chung, Giám Đốc Trung tâm Luyện thi Tâm Chí Tài cho biết: Nỗi lo lớn nhất của học sinh trước kỳ thi là sợ thi trượt và chọn sai ngành nghề. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là học sinh cần giữ được sự tỉnh táo, thay vì lo lắng.
Xem thêm