Tag

Hà Nội phấn đấu 5 mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì

Tin Y tế 17/10/2022 11:51
aa
TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 266/KH-UBND về thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022-2030.
Triền khai uống bổ sung Vitamin A, sàng lọc suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ dưới 5 tuổi Nu Skin và nhà phân phối quyên góp 750 triệu trong cuộc chiến chống suy dinh dưỡng Giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho trẻ thấp, còi ở Việt Nam Triển khai chiến dịch uống bổ sung vitamin A, sàng lọc suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ dưới 5 tuổi

Thực hiện dinh dưỡng hợp lý với từng nhóm đối tượng, khu vực nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người dân TP Hà Nội... là nội dung trong Kế hoạch số 266/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030.

Trong đó, thành phố phấn đấu: Tỷ lệ trẻ từ 6 đến 23 tháng có chế độ ăn đúng, đủ đạt 78% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030; Tỷ lệ người trưởng thành tiêu thụ đủ số lượng rau quả hằng ngày đạt 65% vào năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030; Từ năm 2025 không còn hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm ở mức độ nặng và vừa.

Bệnh nhân béo phì có nhiều bệnh lý nền phức tạp
Bệnh nhân béo phì có nhiều bệnh lý nền phức tạp

Về tỷ lệ các trường học có tổ chức bữa ăn học đường, thành phố đặt mục tiêu xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm đạt 70% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.

Đáng chú ý, đến năm 2025, 90% bệnh viện trong và ngoài công lập của TP Hà Nội tổ chức thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý của người bệnh, tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2030.

Thành phố cũng phấn đấu, tỷ lệ xã có triển khai tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tuổi trong gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe do trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện đạt 80% vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.

Theo đánh giá, TP Hà Nội đã đạt và vượt mức tất cả chỉ tiêu theo Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, hiện tại, thành phố đang phải đối diện với một số vấn đề của dinh dưỡng, đó là tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng và khác biệt giữa nội thành và ngoại thành.

Đặc biệt là lứa tuổi học đường, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 18,6% năm 2017 lên 22,7% năm 2021 (nội thành 28,8%, ngoại thành 19,9%), trong đó tỷ lệ học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì cao và tăng nhanh từ 30% năm 2017 lên 37,8% năm 2021. Ở lứa tuổi trưởng thành, tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng từ 14,1% năm 2016 lên 19,2% năm 2021.

Bên cạnh đó, kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý theo vòng đời của người dân còn hạn chế. Phần lớn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thiếu kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày vàng (chỉ có 7,2% bà mẹ hiểu đúng khái niệm 1.000 ngày đầu đời; Đáng chú ý có đến 88,3% bà mẹ không biết 1.000 ngày đầu đời là gì; tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời chỉ có 43,9%).

Hoạt động thể lực đạt ở mức khuyến cáo của người trưởng thành năm 2021 cũng chỉ đạt 38,3%, mức tiêu thụ muối trung bình của người dân còn cao tới 9 gram/ngày (năm 2016). Đây đang là những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng.

Như vậy, Hà Nội đang phải đối mặt với gánh nặng "kép" về dinh dưỡng, đó là tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn khá cao (11,8%) và tình trạng thừa cân, béo phì ở cả trẻ em và người trưởng thành đang gia tăng một cách nhanh chóng.

Những vấn đề này cần phải được can thiệp đa dạng, đa chiều, đa ngành, đồng bộ và liên tục trong thời gian tới để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người dân TP Hà Nội.

Đọc thêm

Đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng Tin Y tế

Đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng

TTTĐ - Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã tổ chức giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi trong tuần Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi trong tuần

TTTĐ - Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng. Trước tình hình này, ngành y tế Thủ đô đang đẩy mạnh các biện pháp tiêm chủng, giám sát và kiểm soát dịch bệnh nhằm hạn chế lây lan.
Mắt có triệu chứng mờ bất thường cảnh báo bệnh lý nguy hiểm Tin Y tế

Mắt có triệu chứng mờ bất thường cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

TTTĐ - Ngày 1/4, theo thông tin của Bệnh viện Đa khoa Medlatec, bệnh viện đã thăm khám cho bệnh nhân với triệu chứng nhìn mờ một mắt suốt 5 ngày. Tuy nhiên đây lại là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ gây mù loà mà nhiều người thường chủ quan bỏ qua.
Đẩy nhanh tiêm vắc xin sởi, nhiều nơi tiêm vét trong đầu tháng 4/2025 Tin Y tế

Đẩy nhanh tiêm vắc xin sởi, nhiều nơi tiêm vét trong đầu tháng 4/2025

TTTĐ - Tính đến ngày 31/3, toàn quốc ghi nhận đã tiêm được 682 nghìn mũi vắc xin sởi. Tuy nhiên, tỉ lệ tiêm chủng vẫn chưa "cán đích", các địa phương cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm vét, tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị...
Nguy cơ trẻ mù mắt vì trò chơi súng cao su bắn bi sắt Tin Y tế

Nguy cơ trẻ mù mắt vì trò chơi súng cao su bắn bi sắt

TTTĐ - Mới đây, bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận một bệnh nhi Giàng A Hiếu gặp tổn thương nghiêm trọng ở mắt trái sau khi chơi trò súng cao su bắn bi sắt. Các bác sĩ cảnh báo đây là trò chơi rất nguy hiểm có thể gây mù mắt ở trẻ em
Chăm sóc sức khoẻ nha học đường cho 1.300 học sinh Tin Y tế

Chăm sóc sức khoẻ nha học đường cho 1.300 học sinh

TTTĐ - Nhân dịp Tháng sức khỏe răng miệng thế giới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba phối hợp với Trung tâm Y tế quận Long Biên, đồng hành cùng Operation Smile tổ chức khám, dự phòng các bệnh răng miệng cho hơn 1.300 học sinh của trường Tiểu học Đoàn Kết.
Số mắc sởi tiếp tục tăng, chủ yếu là đối tượng chưa tiêm chủng Tin Y tế

Số mắc sởi tiếp tục tăng, chủ yếu là đối tượng chưa tiêm chủng

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), toàn thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện; không có ca tử vong.
Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi Tin Y tế

Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi

TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú.
Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng Tin Y tế

Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng

TTTĐ - Ngày 31/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cụ ông B.V.C (72 tuổi, ở Hòa Bình) vừa được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa – một dạng nhiễm ký sinh trùng nặng có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở người suy giảm miễn dịch.
Thực hiện thành công ca ghép da tự thân cho bệnh nhân tiểu đường Tin Y tế

Thực hiện thành công ca ghép da tự thân cho bệnh nhân tiểu đường

TTTĐ - Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai đã tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhân N.Đ.M (61 tuổi, trú tại Cấn Hữu, Quốc Oai), nhập viện với vết thương mất da ở cẳng chân phải, sưng nề, chảy dịch kéo dài không lành.
Xem thêm