Hà Nội quyết tâm khởi công vành đai 4 trước ngày 30/6
Tháp Chí Nghĩa - điểm nhấn văn hóa bên đường vành đai 4 |
Ngày 29/5, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội Nguyễn Chí Cường đã gửi báo cáo tới UBND TP Hà Nội về tiến độ triển khai dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Trong đó, nội dung đáng chú ý là Hà Nội đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội để khởi công xây dựng tuyến đường lớn bậc nhất này vào cuối tháng 6/2023.
Phối cảnh dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô |
Thành phố dự kiến khởi công trên toàn tuyến địa bàn thành phố Hà Nội tại 4 vị trí. Cụ thể, vị trí 1 tại giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với Quốc lộ 2, lý trình Kml+444, thuộc địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Vị trí 2 tại vị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với đường Phương Bàng, lý trình Km28+000, thuộc địa phận xã Song Phương, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Vị trí 3 tại vị trí giao trục phía Nam tại Km45+700, thuộc xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai.
Vị trí 4 tại vị trí giao với Quốc lộ 1A cũ tại Km52+600, thuộc địa phận xã Văn Bình, huyện Thường Tín.
Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội, đến nay kế hoạch vốn đã bố trí là 5.854,840 tỷ đồng (vốn quỹ đầu tư phát triển là gần 2.565 tỷ đồng; Kế hoạch vốn năm 2022 và năm 2023 là 3.290 tỷ đồng). Trong đó, kế hoạch vốn đã bố trí cho Ban Quản lý Dự án là 55 tỷ đồng (kế hoạch vốn năm 2023 là 53,255 tỷ đồng).
Đoàn công tác của TP khảo sát tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tại huyện Mê Linh |
Kế hoạch vốn đã bố trí cho các quận, huyện thực hiện giải phóng mặt bằng là gần 5.800 tỷ đồng (vốn quỹ đầu tư phát triển là gần 2.565 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2023 là hơn 3.235 tỷ đồng).
Tổng giá trị giải ngân đến nay là gần 3.972 tỷ đồng (vốn ứng quỹ đầu tư phát triển là gần 2.565 tỷ đồng; giải ngân vốn kế hoạch là gần 1.407 tỷ). Trong đó, Ban Quản lý Dự án đã giải ngân 2.394 tỷ đồng; Các địa phương giải ngân thực hiện giải phóng mặt bằng là 3.969,24 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 68,437%.
Bên cạnh đó, thành phố còn có kế hoạch vốn đã bố trí hàng trăm tỷ đồng cho các dự án thành phần... Về công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn các quận, huyện thời gian qua, được sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các địa phương đã tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng số mộ chí đã di chuyển là 6.007/10.921 ngôi, đạt 55%.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra thực địa dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua huyện Thường Tín |
Về phê duyệt phương án và thu hồi đất, TP đã phê duyệt và thu hồi đất được 537,270/798,043ha, đạt 67,32% (huyện Sóc Sơn 46,00/48,23ha; huyện Mê Linh (114,30/145,66ha; huyện Đan Phượng 30,73/74,80ha; huyện Hoài Đức 138,30/239,63ha; quận Hà Đông 51,14/68,25ha; huyện Thanh Oai 59,31/86,94ha; huyện Thường Tín 97,49/134,54ha).
Tổng số tiền đã phê duyệt trên địa bàn thành phố Hà Nội là 4.286 tỷ đồng (huyện Sóc Sơn 229 tỷ đồng; huyện Mê Linh 569 tỷ đồng; huyện Đan Phượng 348,45 tỷ đồng; huyện Hoài Đức trên 1.436 tỷ đồng; quận Hà Đông 671,15 tỷ đồng; huyện Thanh Oai 374,53 tỷ đồng; huyện Thường Tín 602,29 tỷ đồng).
Được sự quan tâm của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải và các quận, huyện, đến nay toàn bộ 4 gói thầu xây lắp đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và đang tố chức lựa chọn nhà thầu, dự kiến ký hợp đồng và khởi công công trình trước ngày 30/6.
Tới đây, công tác giải phóng mặt bằng dự kiến trong tháng 6/2023 sẽ bàn giao 80% để khởi công dự án và bàn giao 100% mặt bằng trước ngày 31/12.