Hà Nội sắp xuất hiện khu mua sắm kết hợp trải nghiệm văn hóa
Với đối tượng áp dụng là các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân tham gia thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý khu phát triển thương mại và văn hoá.
Theo định hướng, khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ được thành lập tại các tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hoặc khu vực có không gian văn hóa đặc trưng. Việc lựa chọn địa điểm không chỉ dựa trên tiềm năng kinh tế mà còn phải đảm bảo sự hài hòa giữa yếu tố thương mại, văn hóa và du lịch, tạo ra không gian kinh doanh năng động nhưng vẫn giữ gìn bản sắc truyền thống.
![]() |
Thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống mà còn thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô phát triển |
Anh Dương Đức Tuấn (quận Long Biên, Hà Nội) bày tỏ sự hào hứng: "Tôi rất mong chờ những khu phố không chỉ để mua sắm mà còn có nhiều không gian văn hóa, triển lãm nghệ thuật hấp dẫn”.
“Với sự hình thành các khu phát triển thương mại và văn hóa tại các tuyến phố, tôi tin rằng Hà Nội sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với người dân Thủ đô nói riêng và người dân các tỉnh thành khác nói riêng không chỉ về mặt thương mại mà còn về văn hóa và du lịch,. Do vậy, là một công dân của Thủ đô, tôi rất ủng hộ dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa”, anh Tuấn chia sẻ thêm.
Theo nội dung dự thảo Nghị quyết, khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ bao gồm ba hoạt động chính: thương mại, văn hóa và du lịch. Trong đó, hoạt động thương mại sẽ tập trung vào phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng và các điểm kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu người dân và du khách. Các hội chợ, triển lãm thương mại cũng sẽ được tổ chức định kỳ nhằm quảng bá sản phẩm, đặc biệt là đối với ngành nghề truyền thống và đặc sản địa phương.
Về văn hóa, khu vực này sẽ là nơi diễn ra các sự kiện, lễ hội, chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc truyền thống. Đồng thời, việc xây dựng và phát triển bảo tàng, nhà truyền thống, không gian trưng bày nghệ thuật sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lâu đời của Hà Nội. Các hoạt động đào tạo nghề truyền thống cũng sẽ được triển khai nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo tồn và phát triển các làng nghề.
![]() |
Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa vừa bảo tồn giá trị truyền thống vừa tạo thêm việc làm, đặc biệt trong ngành thủ công truyền thống |
Trong lĩnh vực du lịch, khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ tổ chức các tour tham quan, trải nghiệm làng nghề, khu phố, tuyến phố mang đặc trưng văn hóa riêng biệt. Công tác quảng bá, giới thiệu về các hoạt động tham quan, du lịch cũng sẽ được đẩy mạnh nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, khu vực này sẽ được liên kết với các làng nghề, phố nghề tại Thủ đô và các tỉnh thành trong cả nước để tạo nên một mạng lưới du lịch hấp dẫn và phong phú.
Chia sẻ về nội dung dự thảo Nghị quyết, chị Phan Thị Dung (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nghệ nhân làm tò he cho biết: " Nếu mô hình này được triển khai tốt, chắc chắn sẽ giúp các làng nghề truyền thống có cơ hội phát triển, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương. Hơn nữa, việc kết hợp giữa thương mại và văn hóa sẽ tạo ra một không gian sống động, nơi mà người dân và du khách có thể vừa mua sắm, vừa tìm hiểu và trải nghiệm các giá trị văn hóa đặc sắc của Hà Nội”.
Theo chị Dung, việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là trong các ngành nghề thủ công truyền thống. “Tôi tin rằng, với sự hỗ trợ từ chính quyền và sự đồng lòng của cộng đồng, mô hình này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân”, chị Dung nói.
![]() |
Các sự kiện văn hóa độc đáo trong Tuần văn hóa, du lịch, thương mại tại làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông |
Một trong những nguyên tắc cốt lõi khi thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa là tính tự nguyện, tự quản, đảm bảo sự đồng thuận của đa số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hộ gia đình trên địa bàn. Ngoài ra, toàn bộ quá trình thành lập, tổ chức và quản lý các khu vực này sẽ được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan liên quan để tránh tình trạng thiếu minh bạch hoặc lạm dụng chính sách.
Bên cạnh đó, các khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về văn hóa kinh doanh, an ninh trật tự và bảo vệ môi trường. Việc tuân thủ các điều kiện này nhằm hướng tới mô hình kinh doanh hiện đại, sáng tạo nhưng vẫn gắn kết chặt chẽ với giá trị văn hóa truyền thống. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hình ảnh thương mại của Hà Nội, đồng thời thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến trải nghiệm không gian mua sắm và văn hóa đặc sắc.
Nhằm đảm bảo thành công cho mô hình này, Nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung vào cải thiện cảnh quan, bảo đảm an ninh trật tự và tạo điều kiện thuận lợi để các khu phát triển thương mại và văn hóa thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - văn hóa - du lịch của Thủ đô.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển

Trao 174 triệu đồng hỗ trợ con Thượng úy Trần Tuấn Sơn

Yên Bái: Công tác xóa nhà tạm, dột nát đạt 98,4%

Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ

3 phương án sắp xếp đơn vị hành chính của TP Đà Lạt

Lâm Đồng tập trung 5 định hướng chính để bước vào kỷ nguyên mới

Xử lý thiếu niên lan truyền thông tin sai lệch về vụ án mạng

Hải Dương: Hỗ trợ kinh phí cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Bắc Bộ đêm rét, ngày nắng ấm
