Hà Nội siết chặt quản lý, kinh doanh rượu
Ảnh minh họa
Bài liên quan
“Sát thủ giấu mặt” trên đường phố - Bài 4: Cần môi trường pháp lý chặt chẽ và sự ràng buộc rõ ràng
Hơn 5.000 người đi bộ kêu gọi “Đã uống rượu bia- Không lái xe”
Hà Nội đã linh hoạt, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống
Số người chết vì tai nạn giao thông trong tháng 5/2019 giảm mạnh
Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Sở Công thương chủ trì triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, kinh doanh rượu; chỉ đạo các đơn vị chức năng quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn.
Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là các cơ sở pha chế rượu; Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm và tiêu hủy các sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP theo quy định; Truy xuất nguồn gốc rượu không đảm bảo ATTP; Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông và thanh kiểm tra, giám sát ATTP tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; Giám sát, điều tra ngộ độc rượu trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị trong ngành kịp thời cấp cứu, điều trị các trường hợp nghi ngộ độc rượu đến khám và điều trị nhằm hạn chế thấp nhất tử vong.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường quản lý các cơ sở hỗn hợp có sản xuất rượu và cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm rượu tự chọn ngành quản lý.
Công an thành phố phối hợp với các sở, ngành chức năng kiểm soát chất lượng ATTP sản phẩm rượu lưu thông trên địa bàn thành phố, truy suất nguồn gốc rượu gây ngộ độc. Chuyển điều tra truy tố trước pháp luật những cơ sở sản xuất, kinh doanh, pha chế rượu có tồn dư chất gây hại.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở: Y tế, Công Thương và các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo, đài thành phố, cơ quan báo chí trung ương ký chương trình phối hợp công tác thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tổ chức thông tin, tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, tuyên truyền tác hại của rượu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các cơ quan báo, đài thành phố: Phối hợp với các sở, ngành thành phố thông tin, tuyên truyền về tác hại của rượu, bia, tăng cường tin bài, phóng sự về tác hại của rượu không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng tới sức khỏe, thông tin công tác kiểm tra ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu và các cơ sở vi phạm quy định trên địa bàn thành phố.
UBND TP Hà Nội cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể thành phố: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường tuyên truyền phổ biến Nghị định số 105/2017/NĐ-CP, ngày 14/9/2017 của Chính phủ, Luật Phòng, chống tác của rượu, bia, cách lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, sản phẩm rượu an toàn; Tăng cường tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, người tiêu dùng không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc không lạm dụng uống nhiều rượu, đặc biệt là tuyên truyền về tác hại của rượu không rõ nguồn gốc, rượu không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng tới sức khỏe.
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện triển khai công tác quản lý ATTP trong sản xuất, kinh doanh rượu theo Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 5/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội về “Quy định phân công, phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn thành phố”.
Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là cơ sở sản xuất rượu thủ công (chú trọng các cơ sở pha chế rượu) hoạt động không có giấy phép và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có kinh doanh rượu tại chỗ chưa có giấy phép, tiêu thụ rượu không có nguồn gốc xuất xứ hoặc từ các thương nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trên phạm vi địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.