Tag

Hà Nội: Siêu thị nhiệt tình với việc chống rác thải nhựa

Môi trường 06/10/2020 11:00
aa
TTTĐ - Với lượng tiêu thụ hàng hóa lớn của Hà Nội, việc chung tay phòng chống rác thải nhựa, túi nilong của người tiêu dùng và các siêu thị, cửa hàng trở nên rất quan trọng. Ngày nay, các siêu thị đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để giảm thiểu vấn nạn này...
Siêu thị Mega gói rau bằng lá chuối thay vì túi ni-lông, hộp nhựa
Siêu thị Mega gói rau bằng lá chuối thay vì túi ni-lông, hộp nhựa

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

Chỉ thị nêu rõ, ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề thực sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta.

Theo đó, nhằm tiếp tục tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, xử lý, tái sử dụng, tái chế nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trước ngày 30/10/2020 hoàn thành ban hành chỉ thị hoặc kế hoạch giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trong ngành, lĩnh vực và địa bàn quản lý.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn trong dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên; thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn; thực hiện tốt việc giảm thiểu, phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải (bao gồm chất thải nhựa). Nghiên cứu, đề xuất cơ chế hạn chế sản xuất, tiêu dùng và có lộ trình cấm sản xuất, tiêu dùng một số sản phẩm nhựa dùng một lần.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi ni-lông, bao bì và sản phẩm nhựa khác; nghiên cứu đề xuất đánh thuế vật liệu nhựa gốc (virgin plastics); chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi trốn thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với túi ni-lông.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất chính sách tài chính nhằm thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động tái chế chất thải và tái chế chất thải nhựa; ưu đãi, hỗ trợ đối với túi ni-lông thân thiện môi trường, các sản phẩm nhựa tái chế và các vật liệu thân thiện với môi trường. Nghiên cứu xây dựng tiêu chí ưu tiên hoặc định mức áp dụng mua sắm công đối với các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường.

Bộ Công thương chỉ đạo thực hiện mục tiêu “Tiếp tục đẩy mạnh và sớm triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; đến năm 2025 cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần”. Bên cạnh đó, nghiên cứu, ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng, thiết kế sản phẩm nhựa bảo đảm phục vụ cho tái chế, tái sử dụng; quy định tỷ lệ tối thiểu về hàm lượng nhựa tái sinh trong sản phẩm nhựa, độ bền và công khai thông tin về độ bền của các sản phẩm nhựa; xây dựng hướng dẫn về sản xuất, tiêu dùng sản phẩm nhựa bền vững.

Mỗi ngày, TP Hà Nội thải ra từ 4.000 - 5.000 tấn rác, trong đó rác thải ni-lông chiếm tỷ lệ gần 8% (gần 400 tấn). Túi ni-lông với những tác động trực tiếp và lâu dài đến môi trường là vấn nạn cần được xã hội chung tay khắc phục.

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 28 trung tâm thương mại, 142 siêu thị, 455 chợ và gần 2.000 hệ thống cửa hàng tiện ích và chuỗi. Trong quá trình kinh doanh, việc sử dụng các sản phẩm dùng đồ nhựa 1 lần, túi nilon bao gói cho khách có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.

Về vấn đề này, Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Hưởng ứng cuộc vận động chống rác thải nhựa do Thủ tướng chính phủ chỉ đạo, tháng 6/2019, Sở Công Thương Hà Nội đã trình UBND TP ký và ban hành Kế hoạch 144, theo đó triển khai kế hoạch sản xuất tiêu dùng bền vững trong đó nhấn mạnh chống rác thải nhựa. Đến tháng 7/2019, gần 300 doanh nghiệp đã tham gia trực tiếp ký kết chống rác thải nhựa.

Kết quả, đến nay đã có 1.000 bản cam kết tham gia chống rác thải nhựa của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất và phân phối tiêu dùng.

Từ đó, các siêu thị trên địa bàn Hà Nội đưa ra những giải pháp, thực hiện hành động thiết thực để chung tay phòng chống rác thải nhựa.

Hưởng ứng tích cực phong trào này, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị cũng chuyển sang sử dụng túi sinh học, bao bì dùng nhiều lần. Các bao bì thân thiện, túi sinh học thay thế cho túi nilong, sử dụng nhiều lần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Các túi thân thiện được bày bán khắp nơi trong siêu thi Lotte Mart với giá thành rẻ, hình thức đẹp để hấp dẫn người tiêu dùng
Các túi thân thiện được bày bán khắp nơi trong siêu thi Lotte Mart với giá thành rẻ, hình thức đẹp để hấp dẫn người tiêu dùng

Bao bì thân thiện môi trường có giá thành rẻ, màu sắc và kiểu dáng ngày càng bắt mắt, thu hút người tiêu dùng. Các siêu thị bày bán các bao bì ở nơi dễ nhìn thấy, cùng với khẩu hiệu kêu gọi người tiêu dùng sống “Xanh”.

Tiêu biểu như chuỗi siêu thị Mega, không sử dụng túi nilong để đựng hàng cho khách mà thay thế hoàn toàn bằng các thùng các tông, bao bì dùng nhiều lần do khách mang theo. Với số lượng khách hàng lớn, hàng hóa bán ra nhiều Mega đã góp phần giảm thiểu đáng kể lượng túi nilong ra môi trường.

Không chỉ thay thế túi nilong, các siêu thị còn giảm thiểu việc sử dụng nhựa một lần bằng cách bao gói các sản phẩm bằng lá chuối hoặc sản phẩm thân thiện với môi trường. Các khu vực phục vụ đồ ăn chuyển từ ống hút nhựa sang ống tre, ống giấy, ống từ bột ngô…

Trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị Aeon Việt Nam cam kết đồng hành cùng sở công thương hà nội đẩy mạnh dự án “giảm thiểu rác thải nhựa dùng 1 lần tại thành phố hà nội”.

Cụ thể, Aeon Việt Nam đã tổ chức cuộc thi thiết kế túi môi trường mới; tặng 2.000 đồng cho khách hàng sử dụng bình cốc cá nhân mua trà và cà phê, Thay ly giấy, ống hút giấy cho các món trà và cà phê tại quầy phục vụ của Aeon; thay tô bã mía tại quầy món nước trong khu ẩm thực tự chọn.

Ngoài ra còn có những thông điệp khuyến khích khách hàng mang theo túi môi trường khi đi mua sắm ngay tại khu vực bãi giữ xe trước khi vào trung tâm và lời cảm ơn được gửi đến khách hàng đã sử dụng túi môi trường tại khu vực quầy thu ngân của siêu thị sau khi kết thúc hành trình mua sắm,...

Chung tay bảo vệ môi trường, 2.200 điểm bán lẻ VinMart & VinMart+ sẽ giảm thiểu hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử dụng 1 lần bằng các vật phẩm thân thiện môi trường, sử dụng túi tự hủy sinh học trong toàn bộ siêu thị, sử dụng ống hút giấy, cốc giấy trong các quầy ăn uống – giải khát. Đặc biệt, các loại khay xốp đang sử dụng cho sản phẩm tươi sống sẽ được thay thế dần bằng khay bã mía với màng bọc thực phẩm tự huỷ sinh học.

Đối với khách hàng, chuỗi siêu thị VinMart và VinMart+ tặng thưởng 1.000 đồng vào hóa đơn mua hàng với mỗi giao dịch mà khách hàng tự sử dụng túi đựng nhiều lần của mình.

Các siêu thị khác như BigC, CO.OP, Lotte,... đều có các biện pháp cụ thể, thiết thực để giảm thiểu rác thải nhựa, túi ni-lông thải ra môi trường. Các hành động này không những trực tiếp góp phần bảo vệ môi trường, mà còn góp phần nâng cao nhận thức, củng cố tinh thần của người tiêu dùng. Từ đó, tạo ra thói quen không sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa dùng một lần; lan tỏa lối sống xanh, sạch, văn minh đến cộng đồng.

Bằng các hành động cụ thể, các hệ thống siêu thị đã góp phần giảm thiểu đáng kể rác thải nhựa. Mặc dù chi phí cao, thêm nhiều khâu trong việc vận hành, các siêu thị cũng đều đồng lòng phối hợp với Sở Công thương để thực hiện trách nghiệm với môi trường. Hà Nội đang có những dấu hiệu tốt trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, túi ni-lông ra môi trường.

Gần 4 tháng trở lại đây, việc mang làn đi siêu thị mua đồ của chị Ngô Thu Hoài (Thanh Xuân, Hà Nộ) đã trở thành việc làm thường xuyên. Chị Ngô Thu Hoài chia sẻ: “Sau khi nghe tuyên truyền tại các siêu thị về chống rác thải nhựa, tôi thường xuyên sử dụng làn đi chợ, siêu thị mua thực phẩm, không còn sử dụng túi ni lon như trước đây. Các chị em phụ nữ của phường tôi còn tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè cùng thực hiện”.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực về công nghệ và thị trường cho các đơn vị sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; đưa danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm túi, bao gói thân thiện với môi trường vào danh mục các dự án khuyến khích đầu tư xã hội hóa.... để cùng với các siêu thị, người tiêu dùng thực hiện trách nghiệm bảo vệ môi trường.

Để phong trào “Chống rác thải nhựa” đi vào cuộc sống, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân thu gom, phân loại các sản phẩm làm từ nhựa, bao bì, túi nilon và cho vận chuyển đến nơi xử lý, tái chế theo quy định; thực hiện các chiến dịch truyền thông về nguy cơ ô nhiễm nhựa và túi nilon, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa khó phân hủy.

Các cấp, các ngành cũng cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, dùng một lần. Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư cho bảo vệ môi trường, tham gia các dịch vụ bảo vệ môi trường, đặc biệt là thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt; Khuyến khích các chủ cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ giảm thiểu đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa, túi nilon; tăng cường sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, sử dụng các sản phẩm nhựa có khả năng tái chế, tái sử dụng...

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế cục bộ mưa rất to Môi trường

Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế cục bộ mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng sớm 29/10 đến hết đêm 30/10, khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa từ 100-200mm, có nơi trên 400mm; cảnh báo nguy cơ mưa cục bộ cường suất lớn (trên 100mm trong 4 tiếng).
Nhiều khu vực có mưa, Bắc Bộ trời lạnh Môi trường

Nhiều khu vực có mưa, Bắc Bộ trời lạnh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 6, tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Lệ Thủy (Quảng Bình) gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Cẩm Lệ (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; Sơn Trà (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10…
TP Hồ Chí Minh sẽ có mưa lớn do ảnh hưởng bão Trà Mi Môi trường

TP Hồ Chí Minh sẽ có mưa lớn do ảnh hưởng bão Trà Mi

TTTĐ - Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, vùng mây dông đang phát triển mạnh và gây mưa to tại nhiều nơi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Quảng Nam: Cảnh báo lũ quét, sạt lở, ngập úng các khu dân cư Môi trường

Quảng Nam: Cảnh báo lũ quét, sạt lở, ngập úng các khu dân cư

TTTĐ - Theo thông tin cập nhập từ Đài Khí tượng thuỷ văn Quảng Nam, sáng 27/10 mực nước trên sông Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ (Quảng Nam) đang biến đổi chậm và ở mức dưới báo động 1.
Mưa lớn nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại Quảng Nam Môi trường

Mưa lớn nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại Quảng Nam

TTTĐ - Bão số 6 đã gây mưa lớn kéo dài từ đêm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khiến nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại địa phương này.
Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh Môi trường

Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 6 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão số 6 ở khoảng 16.9 độ Vĩ Bắc, 109.1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 133km về phía Đông Đông Bắc.
Ảnh hưởng bão số 6: Miền Trung mưa lớn, cây xanh ngã đổ Môi trường

Ảnh hưởng bão số 6: Miền Trung mưa lớn, cây xanh ngã đổ

TTTĐ - Bão số 6 đang ảnh hưởng đến các tỉnh, TP tại khu vực miền Trung, gây mưa lớn kéo dài và làm ngã đổ hàng loạt cây xanh tại nhiều đô thị.
Tạm đóng cửa 4 sân bay tại miền Trung để tránh bão Trà Mi Xã hội

Tạm đóng cửa 4 sân bay tại miền Trung để tránh bão Trà Mi

TTTĐ – 4 sân bay miền Trung gồm các sân bay Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài và Đồng Hới sẽ tạm dừng bay trong các khung giờ nhất định để đảm bảo an toàn trước bão Trà Mi.
Từ 10 giờ ngày 27/10, người dân Đà Nẵng hạn chế ra khỏi nhà Môi trường

Từ 10 giờ ngày 27/10, người dân Đà Nẵng hạn chế ra khỏi nhà

TTTĐ - Để chủ động ứng phó với bão, mưa lớn, TP Đà Nẵng đề nghị người dân (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ) hạn chế ra khỏi nhà bắt đầu từ 10 giờ ngày 27/10.
Bão số 6 cách Đà Nẵng khoảng 307km, giật cấp 14 Xã hội

Bão số 6 cách Đà Nẵng khoảng 307km, giật cấp 14

TTTĐ - Dự báo trong 3 giờ đến, bão số 6 (có tên gọi Trà Mi) sẽ di chuyển theo hướng Tây, với tốc độ khoảng 25 - 30km/h.
Xem thêm