Tag

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

Môi trường 18/09/2024 20:10
aa
TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn do bão lũ Tuổi trẻ Thủ đô chia sẻ khó khăn cùng đồng bào Lào Cai Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

Nguy cơ lây lan dịch bệnh

Sau bão lũ, nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước, thực phẩm do các mầm bệnh, chất thải sinh hoạt và động vật bị cuốn theo dòng lũ trở nên đáng lo ngại. Mưa lũ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus và các trung gian truyền bệnh phát triển dẫn đến sự gia tăng của các bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, bệnh ngoài da, bệnh về mắt và đặc biệt là sốt xuất huyết.

Tại Hà Nội, đợt mưa, bão vừa qua đã khiến nhiều địa phương bị ngập sâu trong nước nhiều ngày khiến nguồn nước và thực phẩm dễ bị ô nhiễm. Các bệnh về tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn và nhiễm khuẩn tiêu chảy đã gia tăng đáng kể. Tiêu chảy thường lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải hoặc nguồn nước bẩn.

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão
Người dân dọn dẹp vệ sinh sau bão, lũ

Bên cạnh đó, với điều kiện vệ sinh kém và độ ẩm cao trong mùa mưa lũ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da. Nấm, ghẻ, nước ăn chân, mẩn ngứa và chốc lở là những bệnh ngoài da phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người dân. Ngoài ra, các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm kết mạc cũng gia tăng do vi khuẩn, virus sinh sôi trong môi trường ẩm thấp và nguồn nước bẩn.

Đặc biệt, sốt xuất huyết - một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, cũng có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ sau bão lũ khi muỗi vằn phát triển nhanh chóng trong các vùng nước đọng và môi trường ngập lụt, tăng nguy cơ mắc bệnh cho cộng đồng.

Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

Để tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống người dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Theo đó, những ngày qua, các tổ chức, cá nhân, khu dân cư tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã ra quân 100% quân số tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại địa phương.

Các lực lượng đã cùng các cơ quan, đơn vị, các hộ gia đình và Nhân dân cùng tham gia dọn dẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường, thu dọn cây gãy, đổ; khơi thông cống, rãnh, kênh mương; thu gom rác thải, phun khử trùng phòng, chống dịch bệnh,… khắc phục nhanh nhất những thiệt hại của cơn bão số 3, đảm bảo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, thiết thực chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão
Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Với phương châm “nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó”, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị y tế tập trung mọi nguồn lực cho công tác vệ sinh môi trường. Đồng thời, ngành Y tế Hà Nội tiến hành cấp phát hàng nghìn kg hóa chất khử trùng như Cloramin B, vôi bột và phèn chua để xử lý nguồn nước, đảm bảo vệ sinh môi trường cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Các trung tâm y tế đã triển khai các biện pháp khử trùng tại những điểm ngập úng nghiêm trọng, đặc biệt là tại 52 điểm chân rác bị ngập. Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã xử lý được 36 điểm, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh từ nguồn rác thải bị ô nhiễm.

Đối với các cơ sở y tế bị ngập, Sở Y tế đã chủ động di dời 5 trạm y tế tại các địa phương bị ảnh hưởng như Chương Mỹ, Sơn Tây và Ứng Hòa đến các địa điểm an toàn hơn, đảm bảo duy trì hoạt động khám chữa bệnh.

Các trạm y tế tạm thời này không chỉ đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và trang thiết bị, mà còn tiếp tục phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.

Theo báo cáo từ các đơn vị y tế, sau bão lũ, đã ghi nhận 508 ca bệnh về da, 42 ca bệnh tiêu hóa, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt và 1 ca mắc sốt xuất huyết tại các khu vực ngập lụt.

Các bệnh viện và trung tâm y tế đã chủ động cấp phát thuốc phòng bệnh, bao gồm kháng sinh, thuốc bôi ngoài da, men tiêu hóa và thuốc nhỏ mắt cho người dân tại những khu vực bị ảnh hưởng. Một số địa phương như Quốc Oai, Sóc Sơn, Chương Mỹ đã phát hàng chục loại thuốc thiết yếu giúp ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão
Người dân cần chủ động vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh sau mưa, lũ

Để phòng chống dịch bệnh bùng phát sau lũ, các biện pháp vệ sinh môi trường đang được đẩy mạnh. Các đội ngũ y tế tiếp tục phun hóa chất diệt côn trùng tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, đồng thời triển khai thu gom và xử lý xác động vật, rác thải sinh hoạt… những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Thời gian tới, thành phố Hà Nội, Sở Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện tuyến thành phố và các cơ sở y tế tư nhân sẵn sàng tham gia cứu trợ, hỗ trợ khi cần thiết. Các đội ngũ y tế cũng sẽ tiếp tục triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt khuẩn và côn trùng, ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng.

Một trong những nhiệm vụ trọng yếu là nâng cao nhận thức cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sau bão lũ. Sở Y tế Hà Nội đã triển khai các chiến dịch truyền thông nhằm hướng dẫn người dân sử dụng nguồn nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ bản thân khỏi các bệnh truyền nhiễm.

Các hình thức tuyên truyền đa dạng từ phát thanh, tờ rơi đến các buổi truyền thông trực tiếp tại các hộ gia đình bị ngập, giúp người dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh sau lũ.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng gia súc và gia cầm chết do mưa lũ làm thực phẩm hoặc chế biến món ăn. Trong các khu vực bị ngập lụt và sạt lở nghiêm trọng, người dân nên ưu tiên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như lương khô, mì gói và nước uống đóng chai.

Nếu nguồn cấp nước, chẳng hạn như giếng khoan hoặc giếng khơi bị ngập lụt, cần lọc và khử trùng nước trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, việc kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Các tổ chức và cá nhân hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng lũ cần đảm bảo lương thực, thực phẩm và nước uống không bị hỏng, mốc, giập vỡ hoặc hết hạn sử dụng trước khi phân phát đến tay người dân.

Đọc thêm

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt Môi trường

Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai liên tục phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường trong đó nhiều đơn vị được đánh giá là "ông lớn" của tỉnh Đồng Nai như: Công ty Hyosung, Công ty Advanced Multitech, Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành, Công ty Cao su Kenda... Tổng số tiền xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.
Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km Xã hội

Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

TTTĐ - Hồi 13 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông.
Xem thêm