Tag

Hà Nội tiến hành lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân

Kinh tế 22/01/2020 06:57
aa
TTTĐ – Để đảm bảo đủ nước phục vụ bà con nông dân tại các huyện ngoại thành sản xuất nông nghiệp, 4 doanh nghiệp thủy lợi của thành phố đã vận hành 214 trạm bơm bố trí dọc các bờ sông: Đà, Hồng, Đáy, Nhuệ, Đuống, Tích, với tổng số 402 máy bơm các loại, tổng lưu lượng 548.500m3/giờ.

Hà Nội tiến hành lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân

Hiện tại các huyện ngoại thành Hà Nội đang nhanh chóng lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân

Bài liên quan

Hà Nội lên phương án đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nơi quảng bá, kết nối sản xuất nông nghiệp và làng nghề Hà Nội

Hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Huy động sức dân xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Vận hành 214 trạm bơm

Theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi Hà Nội, hiện tại đã có 4 doanh nghiệp thủy lợi của thành phố vận hành 214 trạm bơm bố trí dọc các bờ sông: Đà, Hồng, Đáy, Nhuệ, Đuống, Tích, với tổng số 402 máy bơm các loại, tổng lưu lượng 548.500m3/giờ.

Trong đó, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ vận hành 110 trạm bơm, với tổng số 179 máy bơm; Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích vận hành 57 trạm bơm, với 66 máy bơm; Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy vận hành 38 trạm, với 106 máy bơm...

Trạm bơm Đông Sơn là một trong 4 công trình lấy nước trọng điểm của huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên, do xây dựng từ năm 1998 nên hiện nay hiệu suất lấy nước của trạm bơm này chỉ đạt khoảng 50% công suất thiết kế. Để nâng cao năng lực lấy nước, phục vụ 4.100ha sản xuất nông nghiệp của 6 xã thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đã đầu tư kinh phí thay thế 10 tổ máy bơm, công suất 1.100m3/giờ/máy.

Ông Nguyễn Phi Hồng, người dân ở xã Đông Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: “Hàng năm cứ đến vụ Xuân bà con nhân dân chúng tôi lại lo lắng nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhờ có sự điều tiết nước phù hợp của các nhà máy thủy điện và sự phối hợp ăn ý của các doanh nghiệp thủy lợi như tăng cường các trạm bơm dã chiến hay lên kế hoạch lấy nước… nên bà con nhân dân chúng tôi cũng yên tâm hơn”.

Hiện tại, các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố đã vận hành 214 trạm bơm để lấy nước phục vụ bà con nông dân sản xuất nông nghiệp
Hiện tại, các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố đã vận hành 214 trạm bơm để lấy nước phục vụ bà con nông dân sản xuất nông nghiệp

Về vấn đề bảo đảm nguồn điện phục vụ các trạm bơm hoạt động trong các đợt xả nước, Tổng công ty Điện lực Hà Nội cho biết đã yêu cầu các công ty điện lực chủ động làm việc với bốn doanh nghiệp thủy lợi của thành phố để lập phương án cung cấp điện an toàn, liên tục. Đồng thời, tăng cường chế độ trực vận hành, chuẩn bị vật tư và thiết bị dự phòng để xử lý nhanh sự cố lưới điện trong các đợt xả nước.

30% diện tích canh tác nông nghiệp của Hà Nội đã có nước

Báo cáo nhanh công tác lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2029 - 2020 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Tổng cộng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2019 - 2020 của 11 tỉnh, TP theo kế hoạch là 531.000 ha. Tính đến trước Đợt 1 lấy nước (ngày 19/1/2020), diện tích có nước là 177.000 ha, đạt 33,3%. Đến 16h ngày 20/1/2020, diện tích có nước là 199.000 ha, đạt 37,5%.

Cụ thể, Nam Định 62,7%; Hà Nam 71,1%; Phú Thọ 62,3%; Ninh Bình 44,4%; Vĩnh Phúc 37,5%; Thái Bình 25,5%; Hải Dương 29,4%; Hưng Yên 23,4%; Hải Phòng 4,6%; Bắc Ninh 19,2%. Riêng đối với Hà Nội, diện tích canh tác vụ Đông Xuân 2019 - 2020 đã đã đạt gần 30% tổng diện tích gieo cấy.

Để bảo đảm tiến độ lấy nước gieo cấy vụ Đông Xuân 2019 - 2020, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác vận hành các phương tiện lấy nước để đưa nước lên ruộng, tích trữ vào hệ thống kênh mương, các vùng trũng, ao, hồ.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng tăng cường lượng xả để bảo đảm duy trì lượng dòng chảy theo yêu cầu.

Nói về kế hoạch lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Sở đã đề nghị các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố vận hành tối đa các công trình, lấy nước ngay từ đợt đầu tiên để trữ vào hệ thống kênh trục, ao, đầm, các vùng trũng và đưa nước lên ruộng phục vụ làm đất, gieo cấy…

“Vì vậy, các quận, huyện, thị xã chỉ đạo xã, phường, thị trấn vận động, đôn đốc người dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây vụ đông để tạo mặt bằng trữ nước, đổ ải, gieo cấy lúa xuân… kịp thời”, ông Nguyễn Ngọc Sơn thông tin.

Lịch lấy nước tại các tỉnh, thành trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) gồm 3 đợt, tổng cộng 18 ngày, cụ thể như sau: Đợt 1, 4 ngày, từ 0h00 ngày 20-1-2020 đến 24h00 ngày 23-1-2020; đợt 2, 8 ngày, từ 0h00 ngày 5-2-2020 đến 24h00 ngày 12-2-2020; đợt 3, 6 ngày, từ 0h00 ngày 19-2-2020 đến 24h00 ngày 24-2-2020.

Đọc thêm

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội Nông thôn mới

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 10/6, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
EVNNPC cung cấp điện an toàn, ổn định khi phụ tải tăng cao Doanh nghiệp

EVNNPC cung cấp điện an toàn, ổn định khi phụ tải tăng cao

Thông tin về động sản xuất kinh doanh tháng 4/2025, nhiệm vụ công tác tháng 5/2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, trong tháng 4/2025, đơn vị này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho 27 tỉnh, thành phố miền Bắc, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4–1/5, khi phụ tải tăng cao.
Long An - Tây Ninh sau hợp nhất: Tiềm năng hội tụ Kinh tế

Long An - Tây Ninh sau hợp nhất: Tiềm năng hội tụ

TTTĐ - Từng là một phần của phủ Gia Định dưới triều vua Minh Mạng, Long An và Tây Ninh không chỉ chia sẻ chung cội nguồn lịch sử mà còn gắn bó mật thiết qua bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng "trung dũng, kiên cường".
Khích lệ tinh thần doanh nhân, khơi mở nguồn lực phát triển Doanh nghiệp

Khích lệ tinh thần doanh nhân, khơi mở nguồn lực phát triển

TTTĐ - Sự ra đời của Nghị quyết số 68-NQ/TƯ do Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5 đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong tư duy và chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu cần xác định phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu cần xác định phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 220/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay Doanh nghiệp

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay

TTTĐ - Chiều 9/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay”.
Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh Doanh nghiệp

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh

TTTĐ - Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh với các tiêu chí thống nhất, minh bạch...
Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh

TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 tin tưởng rằng, với những giải pháp đồng bộ và quyết tâm mạnh mẽ, tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh toàn khu vực...
Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng

TTTĐ - Trong tiến trình xanh hóa nền kinh tế, nhu cầu về nguồn lực tài chính, đặc biệt là vốn cho các hoạt động chuyển đổi xanh đang ngày càng trở nên cấp thiết. Đối với các khu công nghiệp - nơi tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên, việc chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp xanh không chỉ là yêu cầu bắt buộc để thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế mà còn là cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt Thị trường - Tài chính

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt

TTTĐ - Theo chia sẻ của đại biểu Quốc hội, có khoảng 200.000 nông dân trồng dừa và hàng trăm doanh nghiệp chế biến rất lo lắng sản phẩm nước dừa chế biến của họ có thể bị coi là nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...
Xem thêm