Tag

Hà Nội tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải hành khách

Xã hội 30/11/2021 21:57
aa
TTTĐ - Sau thời gian dài phải tạm nghỉ vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh lao đao vì tình trạng vắng khách, trong khi xăng dầu liên tục biến động theo xu hướng tăng giá khiến càng chạy, càng lỗ. Do đó, các doanh nghiệp đang mong muốn được hỗ trợ miễn, giảm thuế, phí, ưu tiên đẩy nhanh việc tiêm vắc xin cho lái, phụ xe…
Ưu tiên tiêm đủ liều vaccine cho người lao động tham gia vận tải hành khách, hàng hóa Thanh Hóa: Tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đến thị xã Bỉm Sơn Bộ GTVT hướng dẫn tổ chức vận tải hành khách liên tỉnh theo 4 cấp độ dịch Thanh Hóa đồng ý mở lại tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh

Càng chạy, càng lỗ

Từ ngày 20/10, Hà Nội mở lại hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh theo đúng tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” như các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải.

Tuy nhiên, hơn 1 tháng qua, ghi nhận PV tại các bến xe lớn của Hà Nội trong cảnh đìu hiu. Đơn cử như chiều 26/11 và sáng 27/11, dù là ngày cuối tuần, theo thông lệ sẽ rất nhộn nhịp các chuyến xe đưa, đón khách về quê nhưng tại Bến xe Giáp Bát chỉ có khoảng 70 xe đi các tỉnh đang chờ khách, bằng 1/3 so với ngày bình thường. Trên mỗi xe lác đác có vài khách. Thậm chí có xe chờ cả tiếng đồng hồ, đến giờ phải xuất bến, vẫn không có khách nào.

Theo Giám đốc Bến xe Giáp Bát Nguyễn Tất Thành, hiện lượng xe vào bến chỉ bằng khoảng 10%, tương đương với 100 phương tiện và 500 khách/ngày. Nhiều nhà xe đăng ký nhưng không hoạt động hoặc hoạt động cách nhật, các xe khách hoạt động ở bến đều vắng khách.

Hà Nội tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải hành khách
Doanh nghiệp vận tải đường bộ "lao đao" do đại dịch Covid-19

Trong khi đó, tại Bến xe Mỹ Đình, lái xe Đoàn Minh Thành, nhà xe Bắc Sơn chạy tuyến Hà Nội - Sơn La cho biết: " Suốt 1 tháng nay, tôi và nhiều đồng nghiệp luôn trong tình cảnh mỗi chuyến chỉ có vài hành khách. Không chạy thì không có việc, nhưng càng chạy càng lỗ".

Không chỉ thưa vắng hành khách đi lại, giá xăng liên tục tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua đã thực sự khiến các doanh nghiệp này thêm khó khăn.

Anh Vũ Văn Công, lái xe khách tuyến Hà Nội – Hưng Yên tại bến xe Gia Lâm cho biết: “Xe nằm tại bến suốt thời gian dài vì dịch bệnh, vừa mất tiền bến bãi, vừa mất tiền bảo dưỡng thường kỳ, nay vừa nhúc nhắc hoạt động trở lại thì giá xăng, dầu liên tục tăng cao. Trong khi khách thì ngày có ngày không, chủ yếu chạy cầm chừng để giữ tuyến. Cứ đà này, doanh nghiệp sẽ không cầm cự được”.

Trong nhiều lần trước đây, khi giá xăng dầu tăng cao, các doanh nghiệp vận tải sau thời gian nghe ngóng thị trường đều lần lượt có động thái điều chỉnh giá cước vận tải hành khách và hàng hóa thì trong lần tăng kỷ lục này, tâm lý chung là nỗ lực để giữ nguyên giá cước.

Từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải

Theo Phòng Quản lý vận tải (Sở Giao thông vận tải Hà Nội), từ ngày 21/10 đến 21/11, tại 5 bến xe lớn của thành phố là Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa có 22.010 chuyến xe hoạt động, vận chuyển 105.808 lượt khách.

Để bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch, Sở đã yêu cầu các bến xe kiểm tra, đối chiếu danh sách hành khách đến Hà Nội; Ghi chép đầy đủ thông tin hành khách và cung cấp cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

Khẳng định tuân thủ nghiêm các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động vận tải hành khách, song nhiều nhà xe cũng mong muốn nhận được sự "tiếp sức" từ phía Nhà nước để vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài cũng như giá xăng dầu liên tục biến động theo chiều hướng tăng như hiện nay.

Hà Nội tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải hành khách
Thành phố Hà Nội đang từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải

Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng (nhà xe chuyên chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng) Khúc Hữu Thanh Hải cho hay: “Một vòng xe từ Hà Nội đi Hải Phòng và ngược lại mất 700.000 đồng phí qua trạm BOT, xăng dầu 1,5 triệu đồng. Nếu một chuyến xe có 10 hành khách thì không đủ trả hai loại chi phí này. Đó là chưa kể lương lái xe, lãi vay ngân hàng, khấu hao tài sản, chi phí hoạt động doanh nghiệp, giá xăng dầu tăng, khiến doanh nghiệp không cầm cự được”.

Chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Đào Việt Long cho biết, Sở đã kiến nghị thành phố nhiều giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, như: Giảm phí dịch vụ bến bãi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động để vận tải hành khách dần trở lại trạng thái ổn định.

Cùng với đó, Sở đã chủ động điều chỉnh, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 5 ngày xuống còn 4 ngày đối với thủ tục cấp mới giấy phép kinh doanh vận tải; Kịp thời kiến nghị các cấp, ngành thành phố ưu tiên tiêm vắc xin cho lái, phụ xe kinh doanh vận tải; Có chính sách hỗ trợ lãi vay tại các tổ chức tín dụng; Xem xét miễn, giảm hoặc kéo giãn thời gian đóng phí bảo trì đường bộ đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; Xem xét giảm thuế hoặc kéo giãn thời gian đóng thuế…

Cũng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mới đây, Bộ Giao thông - Vận tải đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục giảm phí sử dụng đường bộ đến hết ngày 30/6/2022 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, thêm 6 tháng so với quy định hiện nay.

Được biết, theo quy định của Bộ Tài chính, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách được giảm phí sử dụng đường bộ hằng tháng, trong thời gian từ ngày 10/8/2020 đến 31/12/2021. Mức giảm là 10% đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa, 30% đối với xe kinh doanh vận tải hành khách (tính trên mức phí phải nộp mỗi tháng).

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương điều chỉnh doanh thu, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do nguyên nhân bất khả kháng. Đồng thời giao các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất thành phố các chính sách về lãi vay, thuế, phí cũng như quan tâm ưu tiên để người lao động trực tiếp trong lĩnh vực vận tải được tiêm vắc xin phòng Covid-19 và hỗ trợ những trường hợp gặp khó khăn do đại dịch theo chính sách hiện hành.

Đọc thêm

Quảng Trị: Nghiên cứu giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã Xã hội

Quảng Trị: Nghiên cứu giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang nghiên cứu phương án sáp nhập, giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã, tương ứng giảm từ 119 đơn vị còn 59 hoặc 60 đơn vị.
Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm Môi trường

Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm

TTTĐ - Đối ngược với hình ảnh vứt rác nơi công cộng xấu xí, là những người công nhân môi trường cần mẫn, thu gom rác thải; là bác tổ trưởng Tổ dân phố “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” lo chuyện “bao đồng” để ngõ phố luôn sạch đẹp.
Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn Môi trường

Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn

TTTĐ - Ngày 4/4, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị thông tin, đến nay đã có 5 dự án khắc phục hậu quả bom mìn tại Quảng Trị do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đã được phép hoạt động trở lại.
Biên phòng Quảng Ninh bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo mới Muôn mặt cuộc sống

Biên phòng Quảng Ninh bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo mới

TTTĐ - Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chỉ huy trưởng, Chính ủy BĐBP tỉnh. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP, dự và chỉ đạo lễ bàn giao.
Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng Xã hội

Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng

TTTĐ - Mang trong mình dòng chảy lịch sử ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội, sông Hồng đang được kỳ vọng sẽ "thức giấc" tiềm năng văn hóa nhờ chủ trương xây dựng các trung tâm công nghiệp văn hóa. Giới trẻ, những người mang trong mình khát vọng gìn giữ và phát triển bản sắc, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với dự thảo, kỳ vọng về những "bến bờ" sáng tạo và mở ra những cơ hội nghề nghiệp mới.
Hà Nội sắp xuất hiện khu mua sắm kết hợp trải nghiệm văn hóa Xã hội

Hà Nội sắp xuất hiện khu mua sắm kết hợp trải nghiệm văn hóa

TTTĐ - Mới đây, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) nhằm huy động nguồn lực xã hội để đầu tư, phát triển thương mại, văn hóa, du lịch tại các khu vực có lợi thế đặc biệt.
Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển Xã hội

Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) đã nhận được nhiều sự đồng tình từ người dân Thủ đô. Các chính sách ưu đãi, bao gồm hỗ trợ quy hoạch đất đai, cơ sở hạ tầng, miễn giảm chi phí thuê mặt bằng và khuyến khích hợp tác công tư, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để công nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ.
Trao 174 triệu đồng hỗ trợ con Thượng úy Trần Tuấn Sơn Muôn mặt cuộc sống

Trao 174 triệu đồng hỗ trợ con Thượng úy Trần Tuấn Sơn

TTTĐ - Sáng 4/4, tại thôn Lý Nhân, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, Phòng Cảnh sát cơ động - Công an thành phố Hà Nội Hà Nội đã trao 174 triệu đồng hỗ trợ cho hai con của đồng chí Thượng úy Trần Tuấn Sơn, cán bộ Đại đội 2, Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 4, người đã không may qua đời do bạo bệnh trong khi thực hiện nhiệm vụ cách đây không lâu.
Triển khai các giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng trong giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí Môi trường

Triển khai các giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng trong giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 153/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn.
Yên Bái: Công tác xóa nhà tạm, dột nát đạt 98,4% Muôn mặt cuộc sống

Yên Bái: Công tác xóa nhà tạm, dột nát đạt 98,4%

TTTĐ - Thực hiện đề án triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, tính đến ngày 4/4/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt 98,4% kế hoạch đề ra.
Xem thêm