Tag

Hà Nội với Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức 24/04/2024 00:00
aa
TTTĐ - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Hà Nội đã đẩy mạnh tiến công địch bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn và tổn thất, góp phần cùng với các lực lượng làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Trao 1.690 suất quà tặng cựu chiến binh Chiến dịch Điện Biên Phủ Thi đua cao điểm triển khai “Sổ tay chiến sĩ nhỏ Điện Biên” 70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Gặp mặt cựu chiến binh, thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đập tan âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt"

Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường Đông Dương, giữa năm 1953, thực dân Pháp chủ trương xây dựng Điện Biên Phủ thành cứ điểm mạnh nhất.

Tướng Nava, Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương đề ra kế hoạch với nội dung chính là: Tăng cường lực lượng quân sự, tiếp tục chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” với quy mô rộng lớn nhằm giành thắng lợi quyết định trong vòng 18 tháng.

Một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch Nava là tăng cường “bình định” và phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ, bằng mọi cách bảo vệ bằng được khu then chốt Hà Nội, Hải Phòng và hệ thống đường bộ, đường sắt nối hai thành phố này, từ đó cải thiện tình hình quân sự ở Bắc Bộ.

Hà Nội với Chiến dịch Điện Biên Phủ
Bộ Chỉ huy chiến dịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh. Ảnh TTXVN

Trong kế hoạch này, Hà Nội được xác định là trọng điểm trong hệ thống phòng ngự của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ. Tại Hà Nội, Nava bố trí một bộ phận quan trọng lực lượng dự bị cơ động chiến lược tới hàng vạn tên sẵn sàng chi viện, ứng cứu cho các chiến trường. Ngoài ra, Hà Nội còn là trung tâm chỉ huy của địch ở chiến trường Bắc Đông Dương; là “kho người, kho của” rất quan trọng của địch.

Để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn mới địch, tháng 4/1953, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội quyết định: Trên cơ sở tích cực xây dựng và phát triển lực lượng, đẩy mạnh hơn nữa phong trào chống bắt lính, chống thu thuế, chống thất nghiệp… phải chú ý đẩy mạnh các hoạt động phá hoại địch về quân sự.

Thực hiện quyết định của hội nghị, Ban Chỉ huy Mặt trận Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan tuyên giáo, quân báo, tranh thủ các cơ sở hợp pháp trong nội thành phát động công nhân đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh với địch như: Tăng lương cho công nhân thêm 20% và công chức 15%; nông dân làm đơn đòi miễn thuế đảm phụ quốc phòng, không nộp đảm phụ hương dũng, không mua vé xổ số; tố cáo tội ác, tội ăn hối lộ, hà hiếp dân của bọn tay sai, buộc địch phải bỏ tù một số tên tề, mật vụ, chỉ điểm gian ác để trấn an tinh thần Nhân dân.

Để bổ sung quân số ngày càng thiếu hụt cho các mặt trận, địch tăng cường bắt thanh niên đi lính. Vì vậy, ta đã vận động quần chúng đấu tranh bằng các hình thức: Không khai, không trình diện; phát động phong trào "ba trốn" trong thanh niên: Trốn tại chỗ, trốn về quê và trốn ra vùng tự do. Cuộc đấu tranh của Nhân dân Hà Nội đã làm cho nhiều đợt bắt đi lính của địch không thu được kết quả như mong muốn. Trong khi đó, hàng nghìn thanh niên được ta giác ngộ hoặc được các đoàn thể của ta giúp đỡ đưa ra vùng tự do an toàn.

Cùng với chống bắt đi lính, Ban Chỉ huy Mặt trận Hà Nội tập trung chỉ đạo công tác địch vận; tuyên truyền vận động đòi giải ngũ, không ra trận, bỏ về quê, hoặc theo kháng chiến... với ngụy binh và “Đòi hòa bình, hồi hương” đối với lính Âu - Phi. Kế hoạch bắt thanh niên đi lính, xây dựng đội quân ngụy mạnh của Nava cơ bản bị phá sản.

Hà Nội với Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đẩy mạnh đấu tranh về mọi mặt

Đông Xuân 1953-1954, Kế hoạch Nava bộc lộ nhiều nhược điểm nghiêm trọng. Chiến tranh du kích ở Đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ khiến địch phải tăng quân đối phó khắp nơi. Mâu thuẫn giữa tập trung quân để xây dựng lực lượng cơ động mạnh với việc "bình định" giữ đất, giữ dân thêm gay gắt, thực dân Pháp ngày càng lúng túng bị động.

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng quyết định đập tan Kế hoạch Nava, đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh của thực dân Pháp bằng Kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954; chủ động mở một loạt chiến dịch đánh địch ở Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào, Tây Nguyên, nhằm phá vỡ khối cơ động chiến lược của Nava, đồng thời tập trung toàn lực cho trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

Tranh thủ thuận lợi, quân và dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh về mọi mặt, các phong trào chống thuế của tiểu thương, thợ thủ công; đòi tăng lương trong công nhân; đòi dùng tiếng Việt, đòi dạy lịch sử Việt Nam trong trường học… không ngừng phát triển.

Đầu tháng 3/1954, trong khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đang bị ta bao vây và chuẩn bị nổ súng tiêu diệt, Mặt trận Hà Nội quyết định đánh sân bay Gia Lâm. Kết quả ta tiêu diệt 16 tên địch, phá hủy 18 máy bay, gồm: 5 chiếc B26, 10 chiếc Đacôta, 3 chiếc chở khách; đốt phá một nhà sửa chữa máy bay, một kho xăng, hoạt động của sân bay trong nhiều ngày tiếp theo bị đình trệ, góp phần làm gián đoạn cầu hàng không, gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Tiếp tục chia lửa với mặt trận Điện Biên Phủ, chiều 4/4/1954, quân và dân huyện Gia Lâm đánh thắng một trận vang dội trên đường 5, lật nhào một đoàn tàu 13 toa chở quân lương, quân trang và vũ khí của địch từ Hải Phòng về Hà Nội. Cuối tháng 4/1954, công nhân Sở binh lương Hà Nội đốt kho làm cháy hàng nghìn chiếc dù gây cho địch nhiều khó khăn trong việc tiếp tế cho Điện Biên Phủ.

Hà Nội với Chiến dịch Điện Biên Phủ
Các chiến sĩ tổ mũi nhọn đánh sân bay Gia Lâm đêm mùng 3, rạng sáng 4/3/1954. Ảnh tư liệu

Trước thất bại liên tiếp của địch ở Điện Biên Phủ, Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh công tác địch vận, tuyên truyền tin chiến thắng của ta, tán phát hàng vạn giấy thông hành, truyền đơn kêu gọi binh lính địch đào ngũ trở về nhà. Nhiều tên tự thương để được ở lại Hà Nội hoặc trốn về với gia đình. Nhiều đơn vị địch vừa đi càn ở đồng bằng về thoái thác tập thể, lấy cớ “không được nghỉ ngơi để không đi”… đã có tác dụng kìm hãm lực lượng địch ở hậu phương, gây nhiều khó khăn cho địch trong việc ứng cứu, chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ.

Có thể nói, cuộc đấu tranh của quân và dân Hà Nội trên các mặt trận chính trị, kinh tế, quân sự, địch vận, văn hóa trong Đông Xuân 1953-1954 không những làm thất bại ý đồ bảo vệ khu vực then chốt Hà Nội của địch, mà còn làm phá sản âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp; không cho địch rảnh tay ứng cứu, chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Bằng các phương thức đấu tranh linh hoạt, quân và dân Hà Nội đã góp phần quan trọng cùng với quân và dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Đọc thêm

Nghiên cứu bố trí trụ sở cho cấp chính quyền cơ sở mới Tin tức

Nghiên cứu bố trí trụ sở cho cấp chính quyền cơ sở mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1221/UBND-KT về việc triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh Tin tức

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

TTTĐ - Ngày 2/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thúc đẩy kinh tế.
Đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách dâng hương Quốc tổ Hùng Vương Tin tức

Đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách dâng hương Quốc tổ Hùng Vương

TTTĐ - Chiều 2/4, bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, làm Trưởng đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành trong cả nước đã đến dâng hương Quốc tổ Hùng Vương, nhân chuyến công tác tại TP Cần Thơ.
Thường trực Ban Bí thư: Thời gian từ nay đến Đại hội XIV không còn nhiều Thời sự

Thường trực Ban Bí thư: Thời gian từ nay đến Đại hội XIV không còn nhiều

Phát biểu tại phiên họp của Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng, sáng 2/4, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú - Trưởng Tiểu ban đề nghị, các cơ quan, đơn vị phải bám sát chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, thực hiện đúng tiến độ, không bỏ sót nhiệm vụ được giao.
Tư duy đổi mới tạo bước đi đột phá trong cải cách hành chính Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước đi đột phá trong cải cách hành chính

TTTĐ - Hà Nội thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII khi lĩnh vực này được coi là khâu đột phá, đã có nền nếp từ những năm trước. Dù vậy, bằng tư duy khoa học, đổi mới và phong cách hành động, dám nghĩ, dám làm, đến nay, thành phố (TP) đã tạo nên những bước đi đột phá trong cải cách hành chính.
Tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển Tin tức

Tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển

TTTĐ - Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã cần tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự ngay từ khi mới phát sinh theo phương châm “4 tại chỗ”; nhất là trong thời gian sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển...
Phát triển khoa học công nghệ là 'con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển' Thời sự

Phát triển khoa học công nghệ là 'con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển'

TTTĐ - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Xử lý nghiêm người đứng đầu buông lỏng việc giải quyết đơn thư Tin tức

Xử lý nghiêm người đứng đầu buông lỏng việc giải quyết đơn thư

TTTĐ - Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện thiếu sót, sai phạm; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu buông lỏng về xử lý đơn, thư, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Đơn giản hóa thủ tục hành chính để đạt tăng trưởng trên 8% Tin tức

Đơn giản hóa thủ tục hành chính để đạt tăng trưởng trên 8%

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1163/UBND-NC triển khai thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Bình Định đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba Thời sự

Bình Định đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba

Tối 30/3, tại TP. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh (31/3/1975 – 31/3/2025).
Xem thêm