Tag

Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô

Phóng sự 21/09/2023 15:30
aa
TTTĐ - Những năm qua, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.
Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm người chiến sĩ Tuổi trẻ và trách nhiệm với Trường Sa
các đơn vị gửi quả tặng Đảo
Các đơn vị gửi quả tặng

Thực hiện Nghị quyết 36, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Hướng dẫn số 258-HD/BTGTU, ngày 10/2/2023 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Hướng dẫn số 291/HD-CT, ngày 17/2/2023 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2023, những năm qua, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.

Cảnh giác
Cảnh giác

Nổi bật là những hoạt động như: Tọa đàm, giao lưu, thi tìm hiểu; Tuyên truyền trên sách, báo; Thông tin tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, Bảo tàng Chiến thắng B-52 triển lãm chuyên đề và triển lãm lưu động…

chăm sóc cảnh quan trên đảo
Làm đẹp cảnh quan trên đảo

Các hoạt động nhằm góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về vị trí vai trò chiến lược của biển, đảo nước ta; Lan tỏa sâu rộng để thấy được những hy sinh, cống hiến, những khó khăn vất vả và tinh thần kiên cường vươn lên trong mọi hoàn cảnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân trên các đảo và Nhà giàn DK1.

chăm sóc cảnh quan trên đảo
Chăm sóc rau xanh

Từ đó, mỗi tập thể, cá nhân thấy rõ trách nhiệm, hành động cụ thể của mỗi cá nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ biển, đảo Việt Nam.

Chờ đoàn công tác đến đảo
Chờ đoàn công tác đến đảo

Tháng 9 năm 2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị mở đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng tuyên truyền biển, đảo trong toàn bộ lực lượng vũ trang Thủ đô.

Động viên công nhân lao động
Động viên công nhân lao động

Đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị trực thuộc đã tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”.

Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô
Dọn vệ sinh trên đảo

Các buổi tọa đàm đã thu hút cán bộ, chiến sĩ, các tổ chức và đông đảo Nhân dân tham gia.

Cán bộ chiến sĩ đảo Song Tử Tây
Cán bộ chiến sĩ đảo Song Tử Tây

Thông qua đó, hoạt động này đã góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, xây dựng ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân và lực lượng vũ trang góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo chống phá cách mạng Việt Nam.

Giao lưu văn nghệ trên đảo
Giao lưu văn nghệ trên đảo

Ngày 22/9/2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”.

huấn luyện, SSCĐ trên đảo
Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên đảo

Buổi giao lưu, tọa đàm được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Thủ đô và truyền dẫn xuống 32 điểm cầu ở các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh.

Hướng dẫn tầu đến đảo
Hướng dẫn tầu đến đảo

Khách mời là những cán bộ đã công tác trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, cán bộ sĩ quan trẻ, đại diện đoàn viên thanh niên và gia đình của các chiến sĩ đang công tác trên các đảo như: Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân; Đại tá Đào Văn Nhận, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô; Ông Đỗ Trọng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Đống Đa; Đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn; Ông Hoàng Bùi Hải, nhân chứng lịch sử; Chị Phạm Thị Quyên, giáo viên Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu…).

Hơi ấm đất liền
Hơi ấm đất liền
Lưu luyến chia tay
Lưu luyến chia tay

Tổng hợp kết quả các đoàn công tác của thành phố Hà Nội đi thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1 từ năm 2009-2023

Với tinh thần cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước và quán triệt sâu sắc Chủ trương của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về biển đảo Việt Nam. Những năm qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm, tổ chức các đoàn đại biểu lãnh đạo thành phố và cán bộ, Nhân dân các địa phương đi thăm, động viên, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1, Lữ đoàn 146, Lữ đoàn 162, Lữ đoàn tàu ngầm 189, tàu ngầm 182 Hà Nội (Quân chủng Hải quân) góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phút giải lao
Phút giải lao

Từ năm 2009 đến năm 2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì tham mưu với thành phố tổ chức 13 đoàn công tác với 1.130 đại biểu là lãnh đạo thành phố, các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và cán bộ, Nhân dân Thủ đô đi thăm, động viên, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1.

Hà Nội đã hỗ trợ xây dựng công trình Nhà khách Thủ đô tại đảo Trường Sa Lớn (khởi công tháng 4/2009, khánh thành tháng 4/2010) và 10 Nhà văn hóa Đa năng tại các đảo (Song Tử Tây, Tốc Tan B, Tiên Nữ, Len Đao, Đá Thị, Đá Đông A, Núi Le B, Thuyền Chài A, Đá Đông C, Đá Đông B) tổng trị giá 419,4 tỷ đồng; Hỗ trợ đóng 3 xuồng CV, CQ trị giá 28,5 tỷ đồng; Tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 trên 26,1 tỷ đồng.

Sức sống Trường Sa
Sức sống Trường Sa

Riêng năm 2020, do đại dịch COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp nên thành phố không tổ chức đoàn đại biểu đi thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa song vẫn giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phát động các tầng lớp Nhân dân Thủ đô ủng hộ “Quỹ Vì biển đảo Việt Nam” được trên 40 tỷ đồng và đã tổ chức đoàn đại biểu xuống Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng 38 tỷ đồng để xây tặng công trình Nhà văn hóa đa năng theo đề nghị của Bộ tư lệnh Hải quân.

Hỗ trợ Chương trình “Góp đá xây Trường Sa” 873.600.000 đồng.

Thăm, tặng quà các cơ quan, đơn vị Lữ đoàn 146, Lữ đoàn 162, Lữ đoàn tàu ngầm 189, tàu ngầm 182 Hà Nội thuộc Quân chủng Hải quân trên 23 tỷ đồng

Tuần tra trên đảo
Tuần tra trên đảo

Ngoài tặng các công trình, các trang thiết bị, thành phố và các địa phương còn gửi tặng trên 50 tấn quà là các đặc sản truyền thống của các làng quê của Thủ đô như: Phở Hà Nội, bánh chưng Thanh Trì, giò chả Thanh Oai, cốm làng Vòng, rau củ quả Mê Linh, chè lam, kẹo lạc, bưởi Diễn, khăn mặt Mỹ Đức, gốm sứ Bát Tràng trị giá trên 30 tỷ đồng; Tặng các trang bị bao gồm: Máy bơm chống ngập, máy phát điện, quạt tích điện, máy tính đồng bộ, ti vi, đầu thu VTC, tăng âm, bộ karaoke, bồn đựng nước Sơn Hà, Tân á Đại Thành, bình lọc nước chạy điện… phục vụ đời sống sinh hoạt và làm việc của bộ đội trên đảo và Nhà giàn DK1; Tặng 12 máy lọc nước biển thành nước ngọt.

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm