Tag

Hà Tĩnh: “Đợi” phê duyệt đề án xử lý, hơn 700 tấn rác thải tồn đọng mỗi ngày

Môi trường 25/11/2022 11:29
aa
TTTĐ - Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, một số bãi chôn lấp, khu xử lý rác thải đã bị quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh dù đã được xây dựng từ đầu năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt.
Cù Lao Chàm - Mô hình kiểu mẫu điểm đến không rác Biến rác thải nhựa giá trị thấp thành “vàng” Đà Nẵng nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn ở các trường học Cần xử lý dứt điểm bất cập trong quản lý chất thải rắn

Sau những phản ánh của người dân tại Hà Tĩnh về tình trạng rác thải sinh hoạt tồn đọng ngày càng lớn, gây ô nhiễm môi trường, ngày 23/11, thông tin với báo chí, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến tháng 10/2022, khối lượng rác thải phát sinh năm 2022 khoảng 261.986 tấn (tương đương 718 tấn/ngày). Trong đó, rác đô thị khoảng 200 tấn/ngày, rác nông thôn khoảng 518 tấn/ngày. Tỷ lệ rác được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn là 87%.

Hà Tĩnh: “Đợi” phê duyệt đề án xử lý, hơn 700 tấn rác thải tồn đọng mỗi ngày
Rác thải tồn đọng ở bãi rác Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh (Ảnh: Trần Tuấn)

Cơ quan này cũng thừa nhận, việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang còn nhiều bất cập, khó khăn. Hiện toàn bộ rác thải ở huyện Hương Khê, Đức Thọ và phần lớn rác từ các huyện Thạch Hà, Hương Sơn chưa có nơi xử lý; Một phần các địa phương đang hợp đồng vận chuyển ra ngoại tỉnh (Quảng Bình, Nghệ An), một phần hợp đồng với Nhà máy xử lý rác Hoành Sơn - Kỳ Tân để xử lý. Lượng rác còn lại nhiều lúc đem đốt hoặc chôn lấp tại các điểm trung chuyển.

Được biết, từ đầu năm 2020, Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên đến nay, đề án vẫn trong trạng thái chờ phê duyệt.

Rác tồn đọng lớn ở bãi rác Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Ảnh: Trần Tuấn.
Rác thải tồn đọng tại bãi rác Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh (Ảnh: Trần Tuấn)

Theo Sở TNMT Hà Tĩnh, dự báo năm 2023 lượng rác thải sinh hoạt toàn tỉnh là 774 tấn/ngày; năm 2025 là 835,7 tấn/ngày, đến năm 2032 là 1.092,6 tấn/ngày.

Với mục tiêu tỉ lệ rác thải sinh hoạt toàn tỉnh được thu gom, xử lý đúng quy định tăng dần và đạt tỷ lệ tối thiểu 95% vào năm 2025, đạt 100% vào năm 2032, Sở TNMT Hà Tĩnh đã xây dựng đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Đề án này sẽ giúp xử lý dứt điểm lượng rác thải tồn đọng tại các bãi chôn lấp; Hết năm 2023 đóng cửa các bãi chôn lấp hết công suất; Giảm dần tiến tới chấm dứt tình trạng đốt, chôn lấp rác thải tại các điểm trung chuyển, điểm tập kết vào năm 2025; Thực hiện chuyển đổi phù hợp các khu xử lý đã đóng cửa thành điểm tập kết, trung chuyển rác thải.

Đồng thời, tỉnh không đầu tư mới khu xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp; Các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đầu tư mới phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 10%. Đến năm 2028, toàn tỉnh chấm dứt xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.

Trước tình trạng rác thải tồn đọng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn như hiện nay, Sở TNMT đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh sớm xem xét, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua để phê duyệt đề án.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 212 đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải. Trong đó, 5 công ty môi trường và 1 trung tâm dịch vụ hạ tầng, 164 HTX môi trường, 43 tổ đội vệ sinh môi trường. Tỉnh đã xây dựng 302/505 điểm tập kết, trung chuyển rác thải theo quy hoạch và có 107 điểm tự phát xây dựng không đúng quy hoạch.

Hà Tĩnh hiện có 12 khu xử lý rác thải sinh hoạt đang hoạt động với 3 loại hình công nghệ (3 nhà máy, 4 bãi chôn lấp và 5 lò đốt độc lập); Xử lý bằng công nghệ đốt và chế biến phân hữu cơ tại 3 nhà máy ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên; Xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh và thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc.

Đọc thêm

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Cần bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống các cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét Môi trường

Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Bệnh viện TTH Vinh bị phạt 90 triệu đồng vì vi phạm môi trường Môi trường

Bệnh viện TTH Vinh bị phạt 90 triệu đồng vì vi phạm môi trường

UBND tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Bệnh viện TTH Vinh – Chi nhánh Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây không phải lần đầu đơn vị này đối mặt với các hình thức xử phạt.
Phê duyệt điều chỉnh chủ trương Dự án đường băng núi Minh Đạm Môi trường

Phê duyệt điều chỉnh chủ trương Dự án đường băng núi Minh Đạm

TTTĐ - HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua Nghị quyết số 57/NQ-HĐND về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường băng cố định kết hợp giao thông phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng tại khu vực núi Minh Đạm, huyện Long Điền (Giai đoạn 2).
Bình Dương: Thúc đẩy tăng trưởng xanh hóa nền kinh tế Môi trường

Bình Dương: Thúc đẩy tăng trưởng xanh hóa nền kinh tế

TTTĐ - Theo quy hoạch, Bình Dương sẽ tập trung phát triển kinh tế xanh hóa nền kinh tế với sản xuất, tiêu dùng, giao thông, hạ tầng, đô thị, nông thôn xanh…nhờ vào khoa học và công nghệ. Với việc áp dụng xu hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn đã giúp tạo dựng nền kinh tế hài hòa giữa con người, tự nhiên và xã hội.
Phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác Côn Đảo Môi trường

Phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác Côn Đảo

TTTĐ - HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua Nghị quyết số 53/NQ-HĐND về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích đất rừng sang mục đích khác để đầu tư xây dựng dự án nhà máy xử lý rác Côn Đảo.
5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi Môi trường

5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

TTTĐ - Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Bộ Công an quyết liệt với "cát tặc" tại Đồng bằng sông Cửu Long Tin tức ANTT

Bộ Công an quyết liệt với "cát tặc" tại Đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Hiện nay, tình trạng khai thác cát trái phép tại Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Lợi nhuận từ việc khai thác cát trái phép lớn nên các đối tượng bất chấp pháp luật, tinh vi và rất liều lĩnh. Cuộc chiến chống “cát tặc” là công việc thường xuyên, liên tục nhưng cũng rất gian nan.
Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ Môi trường

Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

TTTĐ - Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Đoàn công tác đã kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất từ đầu tháng 9/2024 đến nay tại một số huyện của Thanh Hóa.
Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị Xã hội

Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị

TTTĐ - Cục Kiểm lâm (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo cơ quan chức năng xác định tính chất, mức độ sai phạm tại dự án điện gió Hướng Linh 1 và 2, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Xem thêm