Tag

Hải Dương: Đường dẫn cầu trăm tỷ đồng có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân

Bạn đọc 16/04/2021 14:03
aa
TTTĐ - Cầu Quang Thanh nối từ Hải Dương sang Hải Phòng đã hợp long nhưng tuyến đường dẫn ở phía Hải Dương có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân không chịu nhận tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Hải Dương áp dụng các biện pháp phòng, chống Covid-19 trong trạng thái bình thường mới Hải Dương: Khởi tố “siêu trộm” 15 chỉ vàng giữa ban ngày Tin tức trong ngày 8/4: Hà Nội dẫn đầu, cấp hơn 2 triệu hồ sơ căn cước công dân gắn chíp Tin tức pháp luật ngày 30/3: Đột kích quán karaoke, bắt quả tang hơn 40 “dân chơi bay lắc” phê ma túy

200 gia đình đã đồng tình ủng hộ

Cầu Quang Thanh bắc qua sông Văn Úc, nối xã Thanh Cường (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) với xã Quang Hưng (huyện An Lão, TP Hải Phòng). Cầu được khởi công vào ngày 16/5/2020 với kinh phí gần 400 tỷ đồng từ ngân sách TP Hải Phòng.

Cầu Quang Thanh dài 536m, rộng 12m. Dự án đường dẫn cầu Quang Thanh qua xã Thanh Cường dài khoảng 1,7km, diện tích phải giải phóng mặt bằng trên 9,3ha với 206 hộ thuộc diện phải thu hồi đất.

Hải Dương: Đường dẫn cầu trăm tỷ đồng có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân

Cầu Quang Thanh nối từ Hải Phòng sang Hải Dương sắp hoàn thành

Đây là cây cầu được người dân huyện Thanh Hà nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung mong ngóng từ hàng chục năm nay. Khi câu cầu này đi vào hoạt động sẽ chấm dứt cảnh người dân phải xếp hàng dài chờ phà sang bên Hải Phòng giao thương, buôn bán.

Đến thời điểm hiện tại, cầu Quang Thanh đã hợp long và sắp hoàn thành các hạng mục cuối cùng. Tuy nhiên, tuyến đường dẫn lên cầu qua địa phận huyện Thanh Hà có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân không chịu nhận tiền bồi thường, bàn giao đất để thực hiện dự án.

Hải Dương: Đường dẫn cầu trăm tỷ đồng có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân

Tuyến đường dẫn lên cầu Quang Thanh có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân

Theo UBND huyện Thanh Hà, đến thời điểm hiện tại, đã có 200 trên tổng số 206 hộ dân nhận tiền bồi thường và bàn giao đất để thực hiện dự án. Tuy nhiên, vẫn còn 6 hộ gia đình cố tình không nhận tiền bồi thường, bàn giao đất mặc dù UBND huyện đã thực hiện đầy đủ các quy định, cơ chế chính sách có lợi nhất cho người dân ở dự án này.

Những yêu cầu không có cơ sở pháp lý để thực hiện

Mới đây, UBND huyện Thanh Hà đã tiến hành đối thoại với 6 hộ dân cố tình không bàn giao đất. Buổi đối thoại do ông Phạm Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện cùng sự tham gia của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn, lãnh đạo xã Thanh Cường cùng đông đảo người dân.

Tại buổi đối thoại, các hộ dân này cho biết lý do không nhận tiền bồi thường là vì đơn giá bồi thường thấp, muốn nhận thêm các suất đất tái định cư, việc thu hồi đất chưa công khai minh bạch…

Hải Dương: Đường dẫn cầu trăm tỷ đồng có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân

Ông Phạm Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà, Hải Dương chủ trì buổi đối thoại với người dân

Trả lời các ý kiến của người dân, ông Trần Văn Tâm, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Hà cho biết, ngày 6/2/2020, UBND huyện đã ban hành thông báo thu hồi đất và công khai tại UBND xã Thanh Cường, nhà văn hóa các thôn trong xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cùng với đó, lãnh đạo UBND huyện đã nhiều lần tiến hành họp công khai để phổ biến chủ trương, chính sách và chế độ với những người dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án.

Tất cả 206 hộ dân có đất bị thu hồi đã đồng ý ký vào biên bản kiểm kê đất đai, tài sản và không có ý kiến kiến nghị gì. Sau khi niêm yết công khai các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đến thời điểm hiện nay đã có 200 hộ gia đình đồng thuận nhận tiền bồi thường và bàn giao đất để thực hiện dự án.

Hải Dương: Đường dẫn cầu trăm tỷ đồng có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân

Bà Hoàng Thị Thúy Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Hà giải đáp những ý kiến của người dân tại buổi đối thoại

Về ý kiến giá bồi thường đất thấp, bà Hoàng Thị Thúy Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Hà cho biết, đây là dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất, giá đền bù thực hiện theo quy định của pháp luật. UBND huyện đã tạo mọi điều kiện, áp dụng quy định có lợi nhất cho người dân. Giá đất bồi thường tại tuyến đường dẫn này cùng một vị trí cao hơn rất nhiều so với TP Hải Phòng.

Về ý kiến đề nghị xem xét bố trí thêm đất tái định cư, UBND huyện Thanh Hà cho biết, các hộ gia đình không đủ điều kiện bố trí giao đất tái định cư vì lý do không có nhà ở trên đất, không phải di chuyển chỗ ở. Hiện nay đã có 22/25 hộ đã nhận đất tái định cư và đang xây dựng nhà để ổn định cuộc sống.

Hải Dương: Đường dẫn cầu trăm tỷ đồng có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân

Người dân đối thoại với lãnh đạo UBND huyện Thanh Hà

“Các cơ quan chức năng của huyện đã nhiều lần trả lời kiến nghị của 6 hộ dân, mong người dân phối hợp với huyện để thực hiện dự án. Quan điểm của huyện là các chế độ, chính sách phải áp dụng một cách có lợi nhất cho người dân”, bà Hoàng Thị Thúy Hà cho biết.

Dân mong chờ nhanh chóng thực hiện dự án

Là một trong 206 hộ gia đình nằm trong diện giải phóng mặt bằng của dự án, gia đình ông Hoàng Thế Thiềm (xã Thanh Cường) cho biết, ngay khi có thông tin về dự án xây dựng cầu Quang Thanh và tuyến đường dẫn, ông và nhiều hộ gia đình rất hồi hộp mong đợi.

Lý do, xã Thanh Cường cùng với 5 xã khác thuộc khu Hà Đông (huyện Thanh Hà) là một hòn đảo bao quanh bởi con sông Văn Úc. Cuộc sống của người dân rất khó khăn do đi đâu cũng phải chờ đợi những chuyến đò.

Hải Dương: Đường dẫn cầu trăm tỷ đồng có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân

Ông Hoàng Thế Thiềm trên phần diện tích đã tự nguyện bàn giao để thực hiện dự án

Mong ước về những cây cầu nối khu Hà Đông với các địa phương lân cận không chỉ của riêng ông mà còn cả những người dân ở huyện Thanh Hà. Chính vì vậy, ngay sau khi UBND huyện, xã tiến hành họp dân, thông tin về dự án, cơ chế chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, ông là người tiên phong ủng hộ dự án.

Mặc dù bị thu hồi hơn 1.000 m2 cùng với cả ngôi nhà 2 tầng đang ở nhưng vì lợi ích chung của cộng đồng ông đã tiên phong ký nhận tiền và bàn giao đất cho đơn vị thi công.

Nói về chính sách bồi thường ở dự án này, ông Thiềm cho biết là rất hợp lý và được triển khai một cách công khai, minh bạch. Bản thân ông còn được thưởng 10 triệu đồng vì sớm thực hiện việc nhận tiền và bàn giao đất sớm.

Hải Dương: Đường dẫn cầu trăm tỷ đồng có nguy cơ chậm tiến độ vì 6 hộ dân

Ông Lê Quý Sự, Chủ tịch UBND xã Thanh Cường phát biểu tại buổi đối thoại

Còn ông Lê Quý Sự, Chủ tịch UBND xã Thanh Cường cho biết, đây là dự án người dân địa phương mong mỏi từ rất lâu. Chính vì vậy, ngay khi bắt đầu triển khai, dự án đã nhận được sự đồng thuận rất cao từ cấp ủy, chính quyền và người dân. Sự tin tưởng được thể hiện ở việc 200 hộ gia đình đã đồng tình ủng hộ dự án.

Ông Sự cũng đề nghị 6 hộ gia đình còn lại sớm chấp hành các quy định của pháp luật để dự án được triển khai một cách nhanh chóng.

Tỉnh Hải Dương đồng ý cưỡng chế

Ngày 30/3/2021, UBND tỉnh Hải Dương gửi các sở, ngành, UBND huyện Thanh Hà trong đó đề nghị UBND huyện Thanh Hà sớm thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật để giải phóng mặt bằng đối với 6 hộ gia đình cố tình không bàn giao đất. Nếu 6 hộ trên vẫn không chấp hành thì sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Ông Phạm Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết, nếu các 6 hộ dân vẫn cố tình không bàn giao đất, huyện sẽ tổ chức cưỡng chế từ ngày 19 đến ngày 20/4/2021 để đảm bảo tiến độ của dự án.

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm