Tag

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Du lịch 19/09/2024 06:10
aa
Tối 18/9 (tức 16/8 âm lịch), tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của anh hùng dân tộc - Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Hải Dương: Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 Gần 200.000 trẻ em Hải Dương được trao quà dịp Tết Trung thu Hải Dương: Quy định diện tích công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhấn mạnh, Vạn Kiếp là vùng địa quân sự, địa văn hóa, địa kinh tế của TP Chí Linh, của Hải Dương và cả nước. Nơi đây, mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, rồng chầu hổ phục, sông núi linh thiêng, trời bày đất dựng, hình thế hiểm yếu, đắc địa phong thủy.

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024
Ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đọc diễn văn tưởng niệm 724 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Với vị thế chiến lược “tiền công, hậu thủ vững chắc” của vùng đất này, bằng nhãn quan thiên tài quân sự của mình, sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ nhất (1258), Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã chọn Vạn Kiếp để tập trung binh lực xây dựng quân doanh, đưa Vạn Kiếp trở thành trung tâm chỉ huy của phòng tuyến quân sự vùng Đông Bắc, kéo dài từ biên giới Lạng Sơn ra Biển Đông, tạo thế trận đánh giặc Mông Nguyên lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288).

Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn sinh năm Mậu Tý (1228), thuộc dòng dõi tôn thất quý tộc nhà Trần. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là người có dung mạo khôi ngô, thông minh xuất chúng, văn võ song toàn. Là tướng tài, lại biết giữ gìn rường cột nước nhà, nên qua 4 đời vua Trần, ông đều được trọng dụng, để lại tiếng thơm lưu truyền, hậu thế tôn vinh, đời đời kính phụng.

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024
Các đại biểu, cùng nhân dân và du khách thập phương về dự lễ tưởng niệm và khai hội.

Dưới tài chỉ huy thao lược của Quốc công Tiết chế, quân dân Đại Việt đã bừng bừng khí thế “Sát thát” đã ba lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên hung tàn, giành thắng lợi lẫy lừng, bão vệ toàn vẹn bờ cõi đất nước. Trong các chiến thắng vang dội ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng Giang đều ghi dấu công lao to lớn của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương.

Không chỉ là nhà quân sự thiên tài, Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương còn là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc, để lại cho hậu thế những áng thiên cổ hùng văn, những trước tác bất hủ như Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư...

Năm 1288, kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thắng lợi, Hưng Đạo Đại vương lui về sống tại tư dinh Vạn Kiếp. Với công lao cống hiến vĩ đại, với tài năng, đức độ bậc nhất, nên ngay khi còn sống, ông đã được vua Trần cho lập đền thờ (gọi là Sinh từ), lập bia đá ghi công (gọi là Sinh bia).

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024
Các đại biểu dâng hương tưởng niệm 724 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Ngày 20 tháng 8 năm Hưng Long thứ 8 (1300), trái tim người anh hùng dân tộc ngừng đập tại tư gia Vạn Kiếp. Sau khi mất, triều đình tiến phong ông là Tổng Quốc chính Thái Sư Thượng phụ, Thượng Quốc công, Bình Bắc Đại Nguyên soái, Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương.

Trong tâm thức dân gian, nhân dân tôn phong ông là Đức Thánh Trần, Cửu Thiên Vũ Đế - Thần chủ Đạo Nội. Tri ân công lao to lớn của Ngài với non sông, đất nước, triều đình và nhân dân Đại Việt lập đền thờ tưởng niệm trên nền Phủ đệ Vạn Kiếp (Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương), để cháu con muôn đời tế độ, thành kính phụng thờ.

Hơn 7 thế kỷ trôi qua, tư tưởng trọng dân, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”, cùng với tư tưởng về nghệ thuật quân sự, thuật binh pháp, đạo làm tướng, cách dùng người, lòng trung quân ái quốc vì giang sơn, xã tắc của Quốc công Tiết chế - Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương vẫn mãi mãi là những bài học có giá trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần đã trở thành di sản văn hóa phi vật thế độc đáo trong nền văn hóa dân tộc, có sức sống trường tồn, được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tâm thức người Việt.

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024
Chương trình nghệ thuật tại Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc.

“Tháng tám giỗ Cha” đã trở thành biểu tượng thời gian linh thiêng trong văn hóa người Việt. Hôm nay, trong tiết mùa thu, Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc diễn ra với những thực hành và các nghi lễ truyền thống như Lễ tưởng niệm và khai hội, Lễ khai ấn, Lễ cầu an và hội hoa đăng, Lễ rước, Lễ giỗ Đức Thánh Trần.

Đồng thời, trong không gian khu di tích tổ chức các hoạt động Liên hoan diễn xướng hầu thánh, Trưng bày cổ vật “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương”, Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, lễ hội mùa thu năm nay, diễn ra trong thời điểm 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang đón các đoàn chuyên gia thẩm định, trình UNESCO vinh danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới. Trong đó, với những giá trị đặc sắc tiêu biểu, Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc và di tích Chùa Thanh Mai,… sẽ góp phần quan trọng để khẳng định, minh chứng tính toàn vẹn và xác thực của quần thể di sản.

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024
Khai ấn và phát ấn là nghi lễ cổ truyền ở đền Kiếp Bạc (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Cũng trong buổi tối hôm nay, sau lễ tưởng niệm và khai hội diễn ra Lễ khai ấn đền Kiếp Bạc. Đây là nghi lễ cổ truyền ở đền Kiếp Bạc. Theo lệ xưa, cứ vào trước ngày đại kỵ của Đức Thánh Trần, chính quyền sở tại cùng các cụ thủ tử làm lễ đóng ấn vào một tấm lụa màu vàng rồi làm lễ xin phép Ngài, sau đó đem phát cho nhân dân và khách thập phương.

Hiện nay, trong đền còn lưu giữ 4 ấn tín bằng đồng của Đức Thánh gồm Trần Triều Hưng Đạo Vương chi ấn, Quốc Pháp Đại Vương, Vạn Dược Linh Phù, Phi thiên thần kiếm phù. Nghi lễ khai ấn đền Kiếp Bạc hiện được tổ chức thường niên trong kỳ lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và du khách thập phương...

Đọc thêm

Traveloka Sale 10.10: Giảm tới 50% vé máy bay, khách sạn, hoạt động du lịch Nhịp điệu cuộc sống

Traveloka Sale 10.10: Giảm tới 50% vé máy bay, khách sạn, hoạt động du lịch

TTTĐ - Traveloka - Nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á khởi động sự kiện sale 10.10 Travel Fest từ ngày 1.10 tới 13.10. Đây là dịp để bạn thỏa sức khám phá những điểm đến mơ ước trong và ngoài nước với ưu đãi lên đến 50%.
Hoa hậu Thuỳ Tiên làm Đại sứ Du lịch Đài Loan tại Việt Nam Du lịch

Hoa hậu Thuỳ Tiên làm Đại sứ Du lịch Đài Loan tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 2/10, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam đã tổ chức công bố Đại sứ Du lịch Đài Loan tại Việt Nam. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện quảng bá và xúc tiến du lịch Đài Loan năm 2024.
9 tháng, du lịch TP Hồ Chí Minh thu hơn 140.000 tỷ đồng Du lịch

9 tháng, du lịch TP Hồ Chí Minh thu hơn 140.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tổng quan trong 9 tháng đầu năm, TP Hồ Chí Minh vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong việc thu hút khách du lịch quốc tế và phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng.
Những điểm đến lý tưởng tại Việt Nam cho người yêu cà phê Du lịch

Những điểm đến lý tưởng tại Việt Nam cho người yêu cà phê

TTTĐ - Nổi tiếng với phong cảnh hữu tình và văn hoá độc đáo, Việt Nam còn được biết đến là một thiên đường cà phê. Lịch sử trồng cà phê lâu đời đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất cà phê. Văn hóa cà phê len lỏi và trải dài từ thành thị sôi động đến vùng quê thanh bình, từ quán xá nhỏ xinh tới đồn điền thênh thang. Điều này mang đến cho những người yêu cà phê nhiều trải nghiệm đa dạng và đặc sắc.
9 tháng năm 2024, du khách đến Hà Nội đạt 21,12 triệu lượt Du lịch

9 tháng năm 2024, du khách đến Hà Nội đạt 21,12 triệu lượt

TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Thủ đô đã đón được 21,12 triệu lượt khách, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Phú Quốc - điểm đến MICE mới của thế giới Du lịch

Phú Quốc - điểm đến MICE mới của thế giới

TTTĐ - Miễn visa cho toàn bộ du khách, hệ thống hạ tầng đẳng cấp thế giới, đa dạng trải nghiệm vui chơi giải trí… chính là những lý do khiến Phú Quốc đang vụt sáng trở thành một “điểm nóng” mới của du lịch MICE.
Singapore áp dụng mô hình dịch vụ MICE bền vững, mang lại giải pháp “xanh” toàn diện cho doanh nghiệp Du lịch

Singapore áp dụng mô hình dịch vụ MICE bền vững, mang lại giải pháp “xanh” toàn diện cho doanh nghiệp

TTTĐ - Thị trường du lịch MICE đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với doanh thu dự kiến sẽ đạt 1318,66 tỷ Euro vào năm 2030. Riêng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành MICE có thể đạt mức 10% từ năm 2024 đến 2030. Sự tăng trưởng này thúc đẩy việc tích hợp các giải pháp bền vững vào quá trình vận hành
Mang đến kỳ nghỉ cuối năm đáng nhớ với ưu đãi lên đến 50% Du lịch

Mang đến kỳ nghỉ cuối năm đáng nhớ với ưu đãi lên đến 50%

TTTĐ - Traveloka 10.10 Travel Fest mang đến ưu đãi giảm giá lên đến 50% cho vé máy bay, khách sạn, điểm tham quan và các sản phẩm du lịch khác.
Biến rơm, rạ thành sản phẩm du lịch hấp dẫn Du lịch

Biến rơm, rạ thành sản phẩm du lịch hấp dẫn

TTTĐ - Từ những cọng rơm rạ bỏ đi sau mỗi mùa gặt, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) đã có sáng kiến độc đáo chế tạo thành những con vật như trâu, ngựa… trong dân gian gây ấn tượng và thu hút số đông giới trẻ xứ Đoài tham gia.
Sóc Trăng đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát triển du lịch Du lịch

Sóc Trăng đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát triển du lịch

TTTĐ - Tầm nhìn đến năm 2030, ngành Du lịch tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là thúc đẩy sự kết hợp giữa du lịch văn hóa và du lịch tâm linh, du lịch về miền lịch sử.
Xem thêm