Hải Dương: Lễ hội đền Khúc Thừa Dụ được nâng quy mô tổ chức
UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu xử lý dứt điểm vi phạm đất rừng Hải Dương: Yêu cầu cơ sở giáo dục công khai các khoản thu, chi từ đầu năm học Hải Dương: Xem xét trách nhiệm khi để dự án chậm tiến độ |
Theo UBND huyện Ninh Giang, sự kiện được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền thờ Khúc Thừa Dụ; tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ, người có công đầu dựng nền tự chủ cho dân tộc Việt Nam ở Thế kỷ thứ X; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ.
Trước kia lễ hội đền Khúc Thừa Dụ do xã Kiến Quốc (Ninh Giang, Hải Dương) tổ chức. |
Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Khúc Thừa Dụ tọa lạc tại thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Trong ảnh: Nghi môn ngoại đền Khúc Thừa Dụ.
Các hoạt động lễ hội góp phần tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hoá tiêu biểu của lễ hội; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý trí tự lực, tự cường, bồi đắp đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân và du khách thập phương trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Di tích đền thờ Khúc Thừa Dụ.
Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Khúc Thừa Dụ (xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) được gọi theo tên danh nhân Khúc Thừa Dụ - người xây dựng nền tự chủ thế kỷ thứ X. Đền thờ Khúc Thừa Dụ và một số di tích tại đây được xây dựng trên một khuôn viên đất có diện tích 15.000m2.
Bên trong toà hậu cung, ở giữa là tượng Khúc Tiên chúa - Khúc Thừa Dụ. Tượng Tiên chúa Khúc Thừa Dụ với thanh gươm cầm trên tay thể hiện cho uy quyền và tài trí, đức trùm thiên hạ, là một pho tượng có chiều sâu về thần thái của một vị quân vương có dung mạo uy nghi, khí tiết hơn người. |
Đền thờ Khúc Thừa Dụ, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 85km về phía Đông, cách thành phố Hải Dương 25km về phía Nam. Đền thờ được xây dựng ở phía trước và cách đình Cúc Bồ khoảng 4m về hướng Tây.
Ngăn cách sân hội và sân lễ là 2 bức phù điêu đá, bên trái là bức "Tụ Nghĩa" kể về quá trình dẫn quân đánh chiếm thành Đại La, dựng quyền tự chủ cho dân tộc.
Toàn bộ khu vực đền thờ Khúc Thừa Dụ và đình Cúc Bồ có tường bao quanh, mặt tiền đều quanh hướng Tây nhìn ra sông Luộc, qua dòng sông Luộc sang bờ bên kia là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; phía Nam và phía Đông giáp đường làng; phía Tây giáp ruộng canh tác và khu dân cư; phía Bắc giáp khu dân cư. Tuy trên một khuôn đất, nhưng đều có cổng riêng, vào đền đi theo hướng Nam, đình theo hướng Đông.