Hàng thời trang xa xỉ Việt Nam là bước tiên phong tiếp theo?
Thị trường bán lẻ xa xỉ tiếp tục hoạt động khả quan |
Theo dữ liệu từ Statista (đơn vị nghiên cứu thị trường và dữ liệu người dùng), ngành công nghiệp xa xỉ của Việt Nam được thiết lập để tăng trưởng bền vững, với doanh thu dự kiến là 957,2 triệu USD vào năm 2023 và tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,23% cho đến năm 2028.
Mặc dù Mỹ hiện đang dẫn đầu về doanh thu hàng xa xỉ, hàng năm lên tới 75 tỷ USD, nhưng sự mở rộng của Việt Nam đang thu hút người tiêu dùng giàu có và nổi lên như một trung tâm đầy tiềm năng cho các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng.
Các công ty như Dior, Louis Vuitton, Tiffany & Co và Berluti gần đây đã mở cửa hàng tại Việt Nam, trong khi nhiều hãng thời trang Châu Âu hợp tác với các công ty trong nước như Công ty Cổ phần Thời trang & Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC), nhà phân phối chính của các thương hiệu cao cấp tại Việt Nam.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn IPPG được cho là những người tiên phong đưa hàng xa xỉ về với người tiêu dùng tại Việt Nam. |
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 6,3% vào năm 2023 và chủ yếu được thúc đẩy bởi mức tiêu dùng ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu.
Với một lĩnh vực sản xuất đã được thiết lập, các dự án khách sạn và bán lẻ cao cấp sắp ra mắt, bao gồm các khách sạn sang trọng ở Hà Nội, Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn những người tiêu thụ hàng xa xỉ toàn cầu.
Theo đánh giá, mặc dù Việt Nam có thể chưa cạnh tranh với các điểm đến sang trọng lâu đời như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng quỹ đạo tăng trưởng đầy hứa hẹn cho thấy tiềm năng gia nhập hàng ngũ các điểm đến hàng đầu Châu Á trong tương lai gần.
Ở Việt Nam, nhắc đến hàng thời trang xa xỉ tại Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến "Vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn IPPG. Vị doanh nhân này được cho là những người tiên phong đưa hàng xa xỉ về với người tiêu dùng tại Việt Nam.
Năm 2022, mảng thời trang cao cấp IPPG Fashion đã giúp tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn mang về 432 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gấp 11 lần so với năm trước đó.
Tập đoàn IPPG thông qua 2 công ty thành viên Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Châu Âu (ACFC) và Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) đang làm phân phối độc quyền tại Việt Nam hơn 100 thương hiệu như Rolex, Cartier Dolce Gabbana, Nike, Mango... Mảng kinh doanh hàng hiệu này đóng góp hơn 35% doanh thu của cả tập đoàn.
Nguyên nhân IPPG Fashion đạt được mức lợi nhuận kỷ lục này nhờ sức mua lớn của khách hàng phục hồi tốt sau thời gian bị kìm hãm vì dịch bệnh. Thậm chí, một số thương hiệu xa xỉ được ACFC và DAFC phân phối như đồng hồ hiện không có sẵn để giao ngay, khách muốn mua phải đặt trước để chờ nhận hàng.