Tag

Hành động kịp thời để bảo vệ loài hổ

Môi trường 31/01/2022 09:08
aa
TTTĐ - Dù loài hổ đang đứng trên bờ tuyệt chủng song các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, vẫn đang nỗ lực bảo vệ và khôi phục các sinh cảnh và hệ thú mồi của hổ, chấm dứt việc nuôi nhốt hổ không vì mục đích bảo tồn và giảm nhu cầu tiêu tiêu thụ các sản phẩm của hổ.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra công tác bảo vệ môi trường Độc đáo mô hình phát triển du lịch kết hợp bảo vệ môi trường Quảng Ngãi: Lý Sơn và nỗ lực hành động bảo vệ môi trường biển Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà: Sẽ chỉnh sửa quy định bất hợp lý về bảo vệ môi trường “Sợi chỉ đỏ” lan tỏa hành động bảo vệ môi trường
Cần có những giải pháp cấp bách, quyết liệt bảo vệ loài hổ
Cần có những giải pháp cấp bách, quyết liệt bảo vệ loài hổ

Trong những năm gần đây, loài hổ hoang dã tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm 2011, số lượng hổ hoang dã của Việt Nam ước tính còn khoảng từ 27 - 47 cá thể tại các khu vực: Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Vườn quốc gia Pù Mát, Vũ Quang, Chư Mom Ray và Yok Đôn. Tuy nhiên đến năm 2015, theo thống kê của IUCN, tại Việt Nam số lượng hổ ngoài tự nhiên chỉ còn dưới 5 cá thể.

Trên trang thông tin của Sách đỏ IUCN, hổ thậm chí còn được nhận định có thể đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Những thông tin này cho thấy tình trạng của loài hổ hiện nay là vô cùng nguy cấp. Nếu không hành động kịp thời, hổ có thể sẽ nối gót tê giác, vĩnh viễn biến mất khỏi Việt Nam.

Hổ Việt Nam đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do hai nguyên nhân chính đó là bị săn bắt, buôn bán trái phép và mất sinh cảnh sống. Tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép hổ và con mồi của hổ diễn ra phức tạp, khó kiểm soát. Đây từng là nguyên nhân chính làm suy giảm quần thể hổ và cũng là mối de dọa nghiêm trọng đối với hổ ở Việt Nam.

Hành động kịp thời để bảo vệ loài hổ

Việc mất sinh cảnh sống, trong đó có sự suy giảm con mồi của hổ do các hoạt động phát rừng lấy đất canh tác nông nghiệp, chuyển đổi đất rừng thiếu quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng là nguyên nhân chính tác động đến quá trình tuyệt chủng loài hổ. Bên cạnh đó, các hoạt động tác động đến rừng như khai thác gỗ, mở rộng nương rẫy, cháy rừng, phá rừng trồng cây công nghiệp, xây dựng thủy điện... đe dọa trực tiếp đến khả năng phục hồi quần thể hổ, con mồi của hổ. Diện tích rừng tự nhiên giảm đẩy nhiều loài thú lớn như voi, hổ, tê giác đến nguy cơ tuyệt chủng do thiếu thức ăn và nơi cư ngụ.

Để bảo vệ các cá thể hổ hoang dã còn sót lại tránh khỏi nạn săn bắn, buôn bán trái phép, Việt Nam đã đưa hổ vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mọi hành vi vi phạm đối với cá thể, bộ phận cơ thể không tách rời sự sống và sản phẩm của hổ đều có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 244 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Mức phạt tối đa lên tới 15 năm tù giam với số tiền phạt lên tới 15 tỷ đồng.

Đồng thời, chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014-2022 được phê duyệt với 7 nhóm giải pháp chính: Xác lập khu vực ưu tiên bảo tồn hổ và đề xuất xây dựng các hành lang bảo tồn sinh cảnh sống của hổ trong tự nhiên; Xây dựng chương trình giám sát quần thể hổ và con mồi của hổ trong tự nhiên; Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động gây nuôi bảo tồn hổ; Tăng cường hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm về bảo tồn hổ và con mồi của hổ; Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức nhằm ngăn chặn việc sử dụng các sản phẩm từ hổ, con mồi của hổ và động vật hoang dã trái phép; Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, thiết lập cơ chế tài chính phù hợp với yêu cầu nhằm tăng cường công tác bảo tồn hổ; Tăng cường hợp tác liên biên giới với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực và toàn cầu về công tác bảo tồn hổ.

Hành động kịp thời để bảo vệ loài hổ

Chương trình tập trung vào các khu vực có khả năng còn hổ sinh sống, cũng như các khu vực có tiềm năng phục hồi hổ như: Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Pù Mát (Nghệ An), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Mom Ray (Kon Tum) và các khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp (Sơn La), Sông Thanh (Quảng Nam).

Với những nỗ lực nêu trên, Tiến sĩ Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình, WWF đã đánh giá: “Việt Nam có đủ khả năng và nguồn lực để giúp phục hồi quần thể hổ ở Đông Nam Á bằng việc chấm dứt buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp hổ ở Việt Nam; Loại bỏ các trang trại hổ hiện đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nỗ lực giảm cầu đối với các sản phẩm từ hổ; Tăng cường nguồn lực cho các khu bảo tồn để ngăn chặn săn trộm và phục hồi quần thể thú mồi của hổ nhằm chuẩn bị môi trường sống đầy đủ và an toàn cho việc tái thả hổ tại Việt Nam trong tương lai”.

Đọc thêm

Bắc Bộ đón đợt không khí lạnh mới Môi trường

Bắc Bộ đón đợt không khí lạnh mới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
APISWA thúc đẩy các sáng kiến về môi trường của ASEAN Môi trường

APISWA thúc đẩy các sáng kiến về môi trường của ASEAN

TTTĐ - Liên minh Rượu mạnh và Rượu vang Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (APISWA), đại diện cho 11 nhà sản xuất rượu mạnh và rượu vang toàn cầu hoạt động trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, “Vì một Tương lai Bền vững: Thúc đẩy Các Sáng kiến về Môi trường của ASEAN”.
Xác định điểm tiếp nhận sản phẩm nạo vét Khu bến cảng Mỹ Thủy Xã hội

Xác định điểm tiếp nhận sản phẩm nạo vét Khu bến cảng Mỹ Thủy

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa đề nghị Công ty Cổ phần Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy, bố trí các điểm tiếp nhận sản phẩm nạo vét phù hợp với triển khai dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy.
Bắc Bộ ngày nắng, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rào Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rào

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 30/10 và sáng sớm 31/10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to; riêng khu vực Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Cùng người dùng góp phần giảm phát thải carbon Môi trường

Cùng người dùng góp phần giảm phát thải carbon

TTTĐ - Grab Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) tỉnh Ninh Thuận và Quỹ Hỗ trợ và Phát triển Cộng đồng sống bền vững (Quỹ Sống).
Hà Nội nhiều mây, không mưa, sáng sớm và đêm trời lạnh Môi trường

Hà Nội nhiều mây, không mưa, sáng sớm và đêm trời lạnh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ qua (từ 1giờ ngày 29/10 đến 1giờ ngày 30/10), khu vực các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế đã có mưa to, có nơi mưa rất to như: Hoành Sơn (Hà Tĩnh) 129mm; Hồ Sông Thai (Quảng Bình) 106mm; Vĩnh Kim (Quảng Trị) 129,2mm; Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế) 238,2mm...
Taiwan Excellence giới thiệu các công nghệ đột phá ngành nước sạch tại VIETWATER 2024 Môi trường

Taiwan Excellence giới thiệu các công nghệ đột phá ngành nước sạch tại VIETWATER 2024

TTTĐ - Taiwan Excellence vinh dự trở lại với VIETWATER 2024, triển lãm có quy mô lớn nhất Đông Nam Á về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải.
Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế cục bộ mưa rất to Môi trường

Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế cục bộ mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng sớm 29/10 đến hết đêm 30/10, khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa từ 100-200mm, có nơi trên 400mm; cảnh báo nguy cơ mưa cục bộ cường suất lớn (trên 100mm trong 4 tiếng).
Nhiều khu vực có mưa, Bắc Bộ trời lạnh Môi trường

Nhiều khu vực có mưa, Bắc Bộ trời lạnh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 6, tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Lệ Thủy (Quảng Bình) gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Cẩm Lệ (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; Sơn Trà (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10…
TP Hồ Chí Minh sẽ có mưa lớn do ảnh hưởng bão Trà Mi Môi trường

TP Hồ Chí Minh sẽ có mưa lớn do ảnh hưởng bão Trà Mi

TTTĐ - Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, vùng mây dông đang phát triển mạnh và gây mưa to tại nhiều nơi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Xem thêm