Tag

Hành trình theo đuổi sự nghiệp “trồng người” của thầy giáo Tày

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 12/11/2020 15:27
aa
TTTĐ - Từ nhỏ, Triệu Văn Huynh đã ước mơ trở thành giáo viên, được học sinh gọi bằng hai tiếng thân thương “thầy ơi” và chăm sóc đàn em. Nay ước mơ của chàng trai ấy đã thành hiện thực.
Người giáo viên say mê với sự nghiệp Người giáo viên say mê với sự nghiệp "trồng người" ở mái trường Trưng Vương

Biến ước mơ thành hiện thực báo đáp công ơn

Thầy giáo Triệu Văn Huynh sinh năm 1989 là người dân tộc Tày, quê ở Bắc Kạn, hiện công tác tại trường THCS Châu Văn Liêm, tỉnh Cần Thơ. Anh là giáo viên - Tổng phụ trách Đội.

Vốn sinh ra từ một vùng quê nghèo trên miền núi phía Bắc, trong một gia đình thuần nông, thương cha mẹ cao tuổi nhưng vẫn phải dãi nắng dầm mưa, nuôi năm đứa con nên người nên từ nhỏ anh Huynh đã luôn ý thức được phải cố gắng học để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của đấng sinh thành.

Thầy giáo Triệu Văn Huynh cùng các em học sinh
Thầy giáo Triệu Văn Huynh cùng các em học sinh

Trong quãng thời gian khó khăn, cậu học trò năm xưa đã được thầy cô giúp đỡ tạo mọi điều kiện đến trường. Vì thế, anh ấp ủ ước mơ trở thành giáo viên để sau này báo đáp công ơn bằng chính công việc như các thầy cô đã làm.

Chính điều này thôi thúc anh phải vượt lên tất cả mọi khó khăn của cuộc sống, dù nhiều lần tưởng chừng như ước mơ phải khép lại. Học hết lớp 9, anh Huynh thi đỗ vào trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn. Anh cho rằng, đây là ngôi trường sẽ nuôi dưỡng ước mơ trở thành giáo viên của cậu học trò nghèo thành hiện thực.

Thế rồi, mọi nỗ lực, cố gắng của anh cũng được đền đáp. Anh vui mừng, hạnh phúc khi biết tin mình đỗ vào ngôi trường hằng mơ ước. Cũng từ đó, chàng trai làng rời xa mái nhà sàn đơn sơ, lũy tre làng quen thuộc đến một nơi xa xôi để thực hiện lý tưởng, hoài bão của mình.

Thầy giáo trẻ xa quê hương lập nghiệp
Thầy giáo trẻ xa quê hương, gia đình vào Cần Thơ công tác

Cuộc sống một mình ở ngôi trường mới, không có người thân bên cạnh, mọi thứ đều phải tự lập khiến chàng trai trẻ cảm thấy cô đơn và nhiều trăn trở. Biết cha mẹ đã già không làm ra tiền, mà bệnh tật lại thường xuyên nên mỗi khi không còn tiền chi tiêu, anh lại cảm thấy chênh vênh, không biết phải làm gì, cũng không dám viết thư về nhà xin tiền vì anh hiểu cha mẹ phải xoay sở vay mượn mới có tiền nuôi con ăn học...

Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu để được làm thầy giáo

“Rất nhiều đêm tôi không thể ngủ được. Những lúc đó chỉ muốn bỏ lại tất cả việc học hành, bỏ lại ước mơ từ nhỏ của mình để kiếm việc làm giúp cha mẹ nhưng lại nghĩ, mình sẽ làm gì khi chỉ mới 16 tuổi.

Các anh chị đã phải bỏ dở việc học hành, giờ chỉ còn tôi nên phải thực hiện giấc mơ của mình. Tôi muốn thay các anh, chị mình mang lại niềm tự hào cho cha mẹ và gia đình cũng như hiện thực hoá khát vọng của bản thân”, anh Huynh trải lòng.

Hành trình theo đuổi sự nghiệp “trồng người” của thầy giáo Tày
Đại diện Ban Tổ chức chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 trao quà tặng thầy Huynh

Những suy nghĩ đó đã thôi thúc anh Huynh trở nên mạnh mẽ và cố gắng vượt qua tất cả để trở thành thầy giáo, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, mang lại cho các em học sinh thân yêu những niềm vui, tri thức để sau này có tương lai tốt đẹp, cuộc sống ấm no hơn.

Khát khao bùng cháy, anh Triệu Văn Huynh chấp nhận rời xa quê hương, xa cha mẹ già, tới mảnh đất phương nam để lập nghiệp. “Chỉ cần được làm một người thầy dù có đi đến bất cứ nơi đâu tôi đều sẵn sàng chấp nhận”, anh Huynh bày tỏ.

Đồng cảm với các em dân tộc Khmer, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nơi anh nhận công tác, là một giáo viên làm tổng phụ trách Đội, anh luôn giúp đỡ các em trong việc học tập hàng ngày, tham mưu vận động mạnh thường quân chăm lo hỗ trợ học sinh nghèo tới trường.

Mặc dù xa quê lập nghiệp, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn nhưng thầy giáo trẻ luôn dang tay giúp đỡ học trò bằng tất cả tri thức và khả năng của mình, với niềm mong muốn mang lại cho các em những điều tốt đẹp nhất.

“Sư phạm là cao quý thôi thúc tôi phải trân trọng và cố gắng nhiều hơn nữa. Tôi luôn tự hào vì mình là một giáo viên, dù cho cuộc sống có khó khăn đến mấy, dù nghề còn nhiều vất vả, gian nan nhưng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ, sẽ cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp “trồng người” của đất nước”, thầy giáo Triệu Văn Huynh chia sẻ.

Với sự nỗ lực không ngừng, anh Huynh nhận được nhiều giấy khen, bằng khen, danh hiệu của nhà trường, UBND Huyện và thành phố Cần Thơ. Năm 2020, anh được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" do Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Tập đoàn Thiên Long phối hợp với các đơn vị tổ chức.

Đọc thêm

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản

TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc

TTTĐ - “Hành trình “Đông ấm” về với mảnh đất tỉnh Hoà Bình và Yên Bái của các tình nguyện viên Thủ đô khép lại khiến lòng tôi nghẹn ngào, xúc động. Bởi tôi thấy rằng, ở đâu đó vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, vất vả thế nhưng trong ánh mắt họ luôn chứa đựng niềm tin mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn”.
Vượt khó, viết tiếp ước mơ đến trường Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt khó, viết tiếp ước mơ đến trường

TTTĐ - Hoàn cảnh khác nhau nhưng các bạn trẻ này có điểm chung là nỗ lực vươn lên, tiếp tục đến trường thực hiện ước mơ của bản thân. Họ cũng chính là những tấm gương truyền cảm hứng đến cộng đồng.
Sáng tạo, đổi mới vì học trò thân yêu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sáng tạo, đổi mới vì học trò thân yêu

TTTĐ - Chị Phùng Thu Trang, Tổng phụ trách Đội trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến với nghề giáo đúng nghĩa là chữ duyên. Bằng tình yêu nghề, chị tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo, thiết thực tạo môi trường cho học trò rèn luyện.
Xem thêm