Tag

Hành vi bắt cóc trẻ sơ sinh sẽ đối diện khung hình phạt nào?

Tư vấn pháp luật 23/08/2022 14:37
aa
TTTĐ - Những ngày qua dư luận xã hội xôn xao, bức xúc trước thông tin vụ việc “mẹ mìn” giả làm nhân viên y tế để bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ, Hà Nội. Nhiều người cũng đặt câu hỏi, hành vi bắt cóc trẻ sơ sinh sẽ đối diện khung hình phạt nào?
Nghệ An: Triệu tập người phụ nữ đăng thông tin trên mạng xã hội giả có người bắt cóc trẻ em 23 năm tù cho nhóm thanh niên bắt cóc con nợ để đòi tiền Bình Dương: Tạm giữ đối tượng có dấu hiệu bắt cóc trẻ em Hưng Yên: Tạm giữ hình sự 4 đối tượng “bắt cóc” chồng, ép vợ mang tiền đến chuộc

Những vụ “đánh cắp” trẻ sơ sinh gây rúng động

Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Tuyến (SN 1989, trú tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ) để điều tra về hành vi chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.

Trước đó, do túng quẫn về nợ tiền bạc, khi biết được tâm nguyện của một đồng nghiệp muốn tìm trẻ sơ sinh nhận làm con nuôi, Tuyến đã đến Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ để tìm bắt cóc 1 bé mới sinh cho người bạn đồng nghiệp. Khoảng 20 giờ tối 19/8, “mẹ mìn” Nguyễn Thị Tuyến mặc áo trắng giả làm nhân viên y tế đi tới phòng chăm sóc sau sinh, thăm khám cho các trẻ sơ sinh trong Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ, Hà Nội.

Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ - nơi xảy ra vụ việc bắt cóc trẻ sơ sinh
Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ - nơi xảy ra vụ việc bắt cóc trẻ sơ sinh

Tại phòng chăm sóc, người phụ nữ này thông báo con chị N.T.H (SN 1983, trú tại xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ) bị vàng da cần đưa đi sang phòng khác và bế cháu bé đi. Người nhà cháu bé thấy nghi ngờ nên đã đi theo. Khi người phụ nữ đưa bé đến khu vực phòng mổ bệnh viện thì bác sĩ Khoa Sản bắt gặp và cùng người nhà giành lại cháu bé. Biết hành vi của mình bị lộ tẩy, người phụ nữ bỏ chạy và bị bắt giữ, bàn giao cho cơ quan công an.

Theo lời khai ban đầu, Tuyến là công nhân lao động trên địa bàn và đang mắc nợ số tiền hơn 10 triệu đồng. Khi biết đồng nghiệp đang có nhu cầu nhận con nuôi, Tuyến đã nghĩ ra việc bắt cóc trẻ sơ sinh trong bệnh viện với mong muốn được người này cảm ơn số tiền lớn.

Còn nhớ, tháng 11/2011, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) xảy ra vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt trẻ em gây rúng động dư luận lúc bấy giờ. Nạn nhân là bé trai vừa tròn 3 ngày tuổi con của sản phụ Trần Thị T (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Nghi phạm đã giả danh là bác sĩ vào nói với phụ sản đưa cháu đi xét nghiệm nhưng sau đó không trở lại. Sau 5 ngày, Phòng Cảnh sát hình sự Hà Nội xác định và bắt giữ nghi phạm là Nguyễn Thị Lệ (SN 1982, quê Bắc Giang).

Nguyễn Thị Lệ
Nguyễn Thị Lệ

Lệ khai nhận, do bản thân mang thai nhưng đang ở nhà mẹ đẻ vì mâu thuẫn với nhà chồng. Khi Lệ sinh con, không may cháu bé đã mất nên đối tượng đã nghĩ ra việc bắt cóc trẻ sơ sinh nhằm mục đích giả làm con mình nhằm quay trở lại nhà chồng.

Cũng liên quan đến vụ vuệc bắt cóc trẻ sơ sinh, khoảng tháng 1/2014, Lê Thị Bích Trâm (SN 1989, tạm trú huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh), cũng giả làm người nhà sản phụ đến Bệnh viện Đa khoa Quận 7, tìm sơ hở để bắt cóc trẻ sơ sinh. Trâm đến phòng chăm sóc trẻ sơ sinh và gặp chị T vừa sinh bé trai nên giả làm người đến thăm sản phụ với mục đích để làm quen.

Sáng hôm sau, lợi dụng lúc mọi người không có ở phòng Trâm bế bé trai bỏ trốn. Để xóa dấu vết, Trâm thay đổi 3 lần xe ôm để về nhà chồng ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Sau 4 ngày, cảnh sát tìm ra Trâm và yêu cầu người nhà khuyên ra đầu thú.

Lê Thị Bích Trâm
Lê Thị Bích Trâm

Quá trình điều tra, Trâm thừa nhận bắt cóc bé trai với ý định đem bán. Mở rộng vụ án, cảnh sát phát hiện đường dây mua bán trẻ em lớn và bắt giữ cặp vợ chồng Ngô Thị Lan (44 tuổi) và Tưởng Đình Thương (35 tuổi, trú tại Hải Phòng) cầm đầu.

Các "chân rết" trong đường dây là người cắt móng tay, xe ôm… lang thang tại bệnh viện để tiếp cận cặp vợ chồng khó khăn, mẹ đơn thân để dụ dỗ bán con. Sau đó, Lan đưa những đứa trẻ này cho đối tượng ở Quảng Ninh chuyển sang Trung Quốc. Thời gian này, đối tượng Thương đã mua bán được hơn 20 trẻ.

Cần xử lý thật nghiêm kẻ bắt cóc trẻ sơ sinh

Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về vụ việc người phụ nữ giả nhân viên y tế, bắt cóc trẻ sơ sinh xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp cho biết: Đối tượng bắt cóc trẻ em thường để bán, kiếm tiền, coi rẻ sinh mạng của trẻ em hay bắt trẻ em để chiếm đoạt làm con nuôi hoặc giả làm con của mình. Đây là nỗi ám ảnh không chỉ với trẻ em mà với cả người lớn và là khởi đầu cho một chuỗi những tội ác, bất hạnh có thể diễn ra nên cần được ngăn chặn và xử lý nghiêm minh.

Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp
Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp

“Vụ việc bắt cóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, Hà Nội là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền nhân thân của công dân, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của trẻ em, gây lo lắng, hoang mang cho nhiều người và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội” - luật sư Cường nói và cho biết, đã có không ít những trường hợp bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em để bán ra nước ngoài, tiềm ẩn nhiều hệ lụy, tiêu cực cho xã hội, tạo ra bi kịch buồn đau cho cha mẹ.

Theo luật sư Cường, trong vụ việc này cơ quan chức năng sẽ làm rõ nhân thân của đối tượng, làm rõ động cơ mục đích thực hiện hành vi; Xác định hậu quả mà đối tượng đã gây ra đối với xã hội để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

Với hành vi chiếm đoạt người dưới 16 tuổi thì đối tượng sẽ bị truy tố, bị đưa ra xét xử và đối diện với khung hình phạt tù từ 3 đến 15 năm. Nếu hành vi này mà xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của trẻ em hoặc của cha mẹ trẻ em thì đối tượng còn có thể bị xử lý về các tội danh khác nghiêm khắc hơn theo quy định của Bộ luật Hình sự.

“Qua các vụ việc bắt cóc trẻ sơ sinh đã từng xảy ra cho thấy, nguy cơ mất an toàn đối với trẻ em bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu. Chỉ cần người lớn sơ suất, không chú ý đến trẻ là các em có thể gặp nguy hiểm từ việc bị tai nạn, bị bắt cóc hoặc gặp các rủi ro khác như bị bạo hành, xâm hại... Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần nâng cao cảnh giác; Các cơ sở y tế cũng cần có những biện pháp kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện xử lý những trường hợp bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em để xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật”, luật sư Đặng Văn Cường khuyến cáo.

Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 3 đến 7 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; d) Đối với từ 2 người đến 5 người; đ) Phạm tội 2 lần trở lên; e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 đến 15 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Đối với 06 người trở lên; c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Làm nạn nhân chết; đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Đọc thêm

Ra mắt Ban Chấp hành Chi Hội luật gia Đoàn Luật sư Hải Phòng Tư vấn pháp luật

Ra mắt Ban Chấp hành Chi Hội luật gia Đoàn Luật sư Hải Phòng

TTTĐ - Chiều 11/10, Chi Hội Luật gia Đoàn Luật sư Hải Phòng long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định kiện toàn Ban chấp hành Chi hội Luật gia thuộc Đoàn Luật sư Hải Phòng và ra mắt Ban chấp hành Chi Hội luật gia nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Chuyển nhượng đất không sổ đỏ sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng Tư vấn pháp luật

Chuyển nhượng đất không sổ đỏ sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng

TTTĐ - Nghị định 123/2024/NĐ-CP về việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có một số quy định mới về các mức phạt liên quan đến sổ đỏ như chậm sang tên, tự sửa thông tin trên sổ đỏ…
Bạo lực học đường, mức độ nào cần pháp luật vào cuộc? Nhịp sống phương Nam

Bạo lực học đường, mức độ nào cần pháp luật vào cuộc?

TTTĐ - Bạo lực học đường tại TP Hồ Chí Minh và cả nước đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Các vụ việc được ghi nhận không chỉ dừng ở các hành vi xô xát, đánh nhau giữa học sinh mà còn bao gồm cả việc thầy cô giáo bạo hành về tinh thần, thể xác, lăng mạ các em nhỏ… Vậy khi nào vụ việc cần đến pháp luật vào cuộc?
Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng Tư vấn pháp luật

Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ Tư vấn pháp luật

Tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ

TTTĐ - Công an huyện Phú Xuyên xây dựng và triển khai kế hoạch mở đợt cao điểm tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực này.
Hải Phòng: Tập huấn Luật Đất đai 2024 cho các chức danh Tư pháp Tư vấn pháp luật

Hải Phòng: Tập huấn Luật Đất đai 2024 cho các chức danh Tư pháp

TTTĐ - Sáng 9/8/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Sở Tư pháp thành phố đã tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Đất đai năm 2024 cho đội ngũ luật sư, người có chức danh bổ trợ tư pháp trên địa bàn.
Cần “lá chắn” bảo vệ các phóng viên tác nghiệp Tư vấn pháp luật

Cần “lá chắn” bảo vệ các phóng viên tác nghiệp

TTTĐ - Nghề báo là nghề nguy hiểm, bởi nhà báo luôn là người phải đối mặt với rất nhiều tình huống nguy hiểm trong và sau khi tác nghiệp ngoài hiện trường nhằm phanh phui sự thật vi phạm, đưa những vấn đề mà đối tượng không muốn ra ánh sáng. Do đó, các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ an toàn cho nhà báo chân chính trong quá trình tác nghiệp, nhất là các nhà báo trong lĩnh vực chống tiêu cực...
Hải Phòng tổ chức tìm hiểu về phòng, chống ma túy học đường Tư vấn pháp luật

Hải Phòng tổ chức tìm hiểu về phòng, chống ma túy học đường

TTTĐ - Sáng 13/6, Thành đoàn Hải Phòng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy trong học đường thông qua Mô hình phiên tòa giả định và chương trình Rung chuông vàng tại Trường Tiểu học, THCS, THPT Dewey (quận Dương Kinh, TP Hải Phòng)
Quảng Nam: Vướng mắc trong cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản Pháp luật

Quảng Nam: Vướng mắc trong cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản

TTTĐ - Ngày 11/6/2024, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ này hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản đá xây dựng.
Tuyên truyền Luật Căn cước 2023 cho học sinh trường THCS Trần Phú Tư vấn pháp luật

Tuyên truyền Luật Căn cước 2023 cho học sinh trường THCS Trần Phú

TTTĐ - Hàng nghìn học sinh trường THCS Trần Phú, thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội vừa được tuyên truyền về Luật Căn cước năm 2023.
Xem thêm