Tag

Hiện đại hóa hạ tầng giao thông Thủ đô, tạo không gian phát triển mới

Đô thị 18/02/2022 08:38
aa
TTTĐ - Vượt qua những tác động tiêu cực bởi dịch bệnh, giao thông Thủ đô vẫn có nhiều khởi sắc trong những năm gần đây, trong đó việc đưa vào vận hành các phương tiện công cộng tiên tiến cùng với việc tích cực cải thiện hạ tầng giao thông Thủ đô được Nhân dân tích cực đón nhận, tin tưởng, kỳ vọng.
Diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô khởi sắc Phát động chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2020" “Bức tranh” giao thông Thủ đô khởi sắc

Tạo khởi sắc từ giao thông công cộng

Chỉ sau hơn 2 tháng đưa vào khai thác, tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông đã đạt mốc một triệu lượt khách đi tàu vào giữa tháng 1/2022. Đặc biệt, loại hình giao thông mới, hiện đại này đã được đông đảo người dân Thủ đô đồng tình ủng hộ và đón nhận.

Hiện đại hóa hạ tầng giao thông Thủ đô, tạo không gian phát triển mới
Người dân Thủ đô đi tàu trên cao Cát Linh - Hà Đông

Đi tàu điện từ những ngày mới vận hành, anh Lê Minh Toàn (ở Trần Phú, Hà Đông) rất hài lòng với phương thức vận tải hành khách công cộng tiên tiến, hiện đại lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam.

“Trải nghiệm những khoang tàu sạch sẽ, lại không tắc đường, không lo bụi bặm căng thẳng như khi lái xe là những hiệu quả mà ai cũng có thể nhận ra. Với tôi, thay vì phải thuê nhà ở gần trung tâm, bây giờ tôi có thể ở Hà Đông, giá rẻ hơn, mà đi làm vẫn đúng giờ, đây chính là một trong những hiệu quả lâu dài của tuyến Metro. Hy vọng các tuyến tiếp theo sẽ sớm được hoàn thành.

Mọi phương tiện công cộng đều cần một khoảng thời gian nhất định để thích ứng với cuộc sống của từng lứa tuổi. Phát triển đường sắt trên cao là tất yếu của thành phố phát triển, kết nối nhiều phương tiện công cộng để tối ưu việc đi lại của người dân. Từ đó, người dân sẽ lựa chọn cho mình về nơi ở cũng như phương tiện đi lại”, anh Toàn cho biết.

Cùng với tàu điện trên cao, cuối năm 2021, những tuyến buýt điện đầu tiên đã chính thức lăn bánh phục vụ người dân Thủ đô. Có tần suất 15 - 20 phút mỗi chuyến, hoạt động từ 5 - 21h hằng ngày, giá vé lượt 7.000 - 9.000 đồng, trang bị camera, thiết bị chống ngủ gật kiểm soát hành vi của người lái, bảng điện tử hướng dẫn thông tin cho hành khách đi xe, cổng sạc USB, wifi miễn phí... các tuyến buýt điện ngay lập tức được đánh giá cao bởi công nghệ hiện đại, sự tiện lợi, thân thiện với môi trường.

Đặc biệt hơn, các tuyết buýt điện kết nối khu vực đông dân cư và trường học, bến xe, khu đô thị, khu vui chơi giải trí và các điểm chung chuyển xe buýt lớn, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Như Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền đã nhấn mạnh tại lễ khai trương, xe buýt điện đã đánh dấu bước phát triển mới của mạng lưới xe buýt Thủ đô, góp phần xây dựng giao thông xanh, thân thiện môi trường.

Với nhiều người dân Thủ đô, những luồng khói đen kịt từ xe buýt xả ra môi trường và chật ních người từng là nỗi ám ảnh không nhỏ. Vì vậy, khi những tuyến buýt điện đầu tiên lăn bánh, người dân đều phấn khởi ủng hộ.

“Phương tiện công cộng chạy điện quyết định sự phát triển của một thành phố, một quốc gia trong thời đại khan hiếm năng lượng. Tôi mong sẽ có nhiều người sử dụng dịch vụ này để giảm lượng phương tiện cá nhân”, chị Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở Mỹ Đình, Cầu Giấy) chia sẻ.

Xe buýt điện VinBus chính thức lăn bánh trên đường phố Thủ đô
Xe buýt điện lăn bánh trên đường phố Thủ đô

Không chỉ là những phương tiện công cộng hiện đại, thời gian qua, người dân Thủ đô đều phấn khởi khi nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng của Hà Nội đã được xây dựng đưa vào sử dụng như: Vành đai 2, cầu Vĩnh Tuy, vành đai 3, trục phía Nam Hà Tây, quốc lộ 1A (đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi), một số đoạn tuyến của đường vành đai 2,5 và 3,5; Các công trình cầu vượt tại nút giao thông quan trọng như: Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; An Dương - Thanh Niên, đường nối từ vành đai 3 đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Tản Lĩnh - Ba Vì... Những trục giao thông này đã, đang cải thiện hạ tầng giao thông, diện mạo đô thị, cùng với việc phát triển phương tiện công cộng, tạo thêm lực phát triển cho Thủ đô.

Hoàn thiện nhiều dự án, kế hoạch giao thông trọng điểm

Trong năm 2022, Hà Nội sẽ hoàn thiện nhiều dự án, kế hoạch trọng điểm, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô. Theo dự kiến, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội đoạn Nhổn - ga Hà Nội, đoạn đầu của tuyến Nhổn - Hoàng Mai (tuyến đường sắt số 3) phần nổi dài 8,5km phải hoàn thành vào cuối năm 2022 để đưa vào khai thác sử dụng ngay; Phần ngầm phải hoàn thành vào năm 2025. Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương được khởi công từ tháng 10/2020 với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, dự kiến vào quý IV/2022 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.

Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 với tổng mức đầu tư trên 2.500 tỷ đồng nhằm khép kín tuyến vành đai 2, tăng cường kết nối giữa hai bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc, tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc, dự kiến sẽ hoàn thành cơ bản các nhịp cầu dẫn phía Long Biên trong năm 2022.

Đồng ý chủ trương triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Đặc biệt, Hà Nội sẽ tập trung triển khai dự án đường vành đai 4 để tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô, thúc đẩy phát triển những vùng còn khó khăn như khu vực phía Nam thành phố. Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tổng chiều dài dự kiến 111,2km; Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) có tổng mức đầu tư dự kiến 94.127 tỷ đồng; Đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh.

Tại phiên họp lần thứ nhất của Tổ công tác triển khai thực hiện Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh đã nhấn mạnh, tuyến đường sẽ tạo ra không gian phát triển mới cho Hà Nội và các tỉnh xung quanh, tạo kết nối kinh tế vùng; Giúp chia sẻ và giải quyết nhu cầu giao thông; Kết nối và phát huy hiệu quả hơn nữa các tuyến đường hướng tâm; Khai thác quỹ đất lớn để phát triển, giảm chi phí logistics và thu hút các nhà đầu tư; Nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho cho người dân trong vùng.

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn thành phố, với mục tiêu là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô; Quan tâm kết nối hạ tầng giao thông với các tuyến giao thông ở địa phương bạn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Vùng Thủ đô.

Đọc thêm

Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT Đô thị

Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT

TTTĐ - Sáng 27/6, các thí sinh Hà Nội bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo ghi nhận, giao thông quanh các điểm thi diễn ra thông thoáng, thuận lợi và an toàn.
Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị Xã hội

Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị

TTTĐ - Sáng 26/5, Báo Kinh tế và Đô thị, chuyên trang Diễn đàn Đô thị phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam tổ chức buổi toạ đàm “Giải pháp Kiến trúc và Nội thất nâng cao chất lượng sống cho nhà ở đô thị”.
Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng Đô thị

Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Tại thành phố Hà Nội, xe buýt đóng vai trò là “xương sống” trong vận tải hành khách công cộng. Những năm gần đây, xe buýt càng ngày càng hiện đại và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, tạo nên bộ mặt giao thông đô thị văn minh, tiệm cận với các nước phát triển.
Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Đô thị

Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn tại các điểm thi và các khâu tổ chức kỳ thi.
Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng Đô thị

Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an toàn đê điều, an toàn thoát lũ, phòng chống lụt bão khu vực phường Phúc Xá, UBND quận Ba Đình đã huy động các lực lượng giải tỏa các trường hợp lấn chiếm, vi phạm tại khu vực bờ sông Hồng.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh

TTTĐ - Từ ngày 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).
Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo Đô thị

Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo

TTTĐ - Hàng trăm tin nhắn tố giác các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông được gửi tới lực lượng chức năng qua ứng dụng Zalo nhằm phản ánh về trật tự an toàn giao thông.
Hà Nội sắp có xe buýt hai tầng từ Hồ Gươm đi Bát Tràng Đô thị

Hà Nội sắp có xe buýt hai tầng từ Hồ Gươm đi Bát Tràng

TTTĐ - Theo danh mục mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề trên địa bàn thành phố Hà Nội mới được UBND thành phố ban hành, sẽ có 136 tuyến xe buýt nội tỉnh và 18 tuyến xe buýt liền kề; trong đó có thêm tuyến xe buýt city tour số 04 đi Bát Tràng trong năm 2024.
Tạo thế và lực cho Thủ đô phát triển xứng tầm Đô thị

Tạo thế và lực cho Thủ đô phát triển xứng tầm

TTTĐ - Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV đồng thời thảo luận và thông qua 3 nội dung quan trọng là quy hoạch Thủ đô, quy hoạch chung Thủ đô và Luật Thủ đô (sửa đổi). Theo các đại biểu Quốc hội, đây là cơ hội hiếm có, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện những định hướng phát triển chung, tổng thể, dài hạn cho Hà Nội xứng tầm với Thủ đô của các nước trên thế giới.
Động lực để Hà Nội “xanh hóa” hệ thống giao thông công cộng Đô thị

Động lực để Hà Nội “xanh hóa” hệ thống giao thông công cộng

TTTĐ - Để tạo nên động lực to lớn giúp thành phố Hà Nội có những đột phá mạnh mẽ trong công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng giao thông, những năm qua, thành phố chủ trương phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh.
Xem thêm