Tag

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học

Giáo dục 07/12/2023 16:47
aa
TTTĐ - Trong không khí rộn ràng tiếng chiêng trống, tiếng vỗ tay, các học sinh cùng nhau chơi trò chơi dân gian đầy tính tập thể như cướp cờ, kéo co, nhảy bao bố.
Hà Nội yêu cầu đưa trò chơi dân gian vào trường học Bảo vệ, phát huy trò chơi dân gian kéo co

Không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường…

Tạo sân chơi bổ ích

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trường Tiểu học Văn Yên, quận Hà Đông, Hà Nội thường xuyên tạo ra sân chơi bổ ích cho các em học sinh bên cạnh nâng cao chất lượng dạy và học. Đưa trò chơi dân gian vào trường học là một trong những hoạt động nhằm cụ thể mục tiêu đó.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Các em học sinh trường Tiểu học Văn Yên hào hứng tham gia trò chơi kéo co

Giờ ra chơi của học sinh các khối 1, 2, 3, 4, 5, thay vì tụm năm, tụm ba nô đùa nghịch ngợm, trong không khí rộn ràng tiếng chiêng trống, tiếng vỗ tay và nói cười, các em học sinh đã cùng nhau chơi những trò chơi dân gian đầy tính tập thể, đoàn kết như: cướp cờ, nhảy bao bố, chuyền bóng, nhảy dây, kéo co…

Cô Phương Thị Thìn - Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên, khẳng định, hoạt động thực sự đã tạo được sân chơi tập thể bổ ích cho học sinh, đồng thời cụ thể hóa sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tại Kế hoạch số 3511 ngày 27/9/2023.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Hào hứng nhảy bao bố trong tiếng cổ vũ, động viên của bạn bè

“Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, qua trò chơi dân gian, nhà trường mong muốn tạo sân chơi bổ ích để học sinh tránh xa những trò chơi không lành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường. Hơn hết, ở đó, chúng tôi muốn các em học sinh phát huy tinh thần đoàn kết, tình đồng đội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau, ngăn chặn bạo lực học đường”, cô Phương Thị Thìn cho biết.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Các bạn nhỏ thích thú nhảy lò cò

Cũng theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên, trò chơi dân gian được đưa vào nhà trường dưới các hình thức đa dạng, phong phú, lồng ghép trong giờ học của các môn học như Tiếng Việt, Thể dục, Hoạt động củng cố, Hoạt động trải nghiệm, các giờ ra chơi… Ví dụ như trò chơi ô ăn quan, cờ vua, kéo co, nhảy bao bố, nhảy lò cò…

Với sự tâm huyết, nhiệt tình, các thầy cô giáo đã không ngừng sáng tạo để học sinh biết, tham gia chơi, đồng thời rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực, phẩm chất, góp phần hình thành nhân cách, giáo dục toàn diện cho các em.

Món ăn tinh thần không thể thiếu

Đáng chú ý, không chỉ riêng trường Tiểu học Văn Yên mà tại nhiều cơ sở giáo dục khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian trong các nhà trường đã được thực hiện chủ động, sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Trường THCS Nghĩa Tân thiết kế góc “Bảo tồn và phát huy giá trị các trò chơi dân gian”, tạo nên một không gian văn hoá đặc trưng ngay tại sảnh chính

Như tại trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nhà trường đã tăng cường đổi mới, sáng tạo về hình thức, phương pháp tuyên truyền về trò chơi dân gian. Các trò chơi được lồng ghép trong hoạt động giáo dục hàng ngày như thi đấu kéo co lồng ghép vào giờ ra chơi; lồng ghép trò chơi “Nhảy bao bố” trong hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá. Bên cạnh đó, nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền (qua website, mạng xã hội zalo, facebook); thông qua bảng điện tử, pano, áp phích…

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Các em học sinh thích thú tham gia trò chơi dân gian

Điều đặc biệt, trường đã thiết kế góc “Bảo tồn và phát huy giá trị các trò chơi dân gian”, tạo nên một không gian văn hoá đặc trưng ngay tại sảnh chính. Vào mỗi giờ ra chơi, học sinh có thể tham gia các trò chơi như: Cờ gánh, Oẳn tù tì, Ô ăn quan…. vừa giúp các em rèn luyện tư duy logic, khả năng tính toán vừa giúp các em có những lúc thư giãn sau những giờ học văn hoá.

Công tác tuyên truyền được nhà trường duy trì thường xuyên, liên tục. Nhờ đó, nhận thức của giáo viên, học sinh trong việc tham gia trò chơi dân gian trong nhà trường ngày càng được nâng cao.

Còn tại trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), nhà trường xác định công tác giáo dục kỹ năng, rèn nếp sống, đạo đức, kỉ luật là việc làm thường xuyên, liên tục. Từ định hướng đó, các em học sinh được tham gia nhiều hoạt động tập thể mà trò chơi dân gian là một trong số đó.

Phần thi nhảy bao bố diễn ra trong tiếng hò reo, cổ vũ sôi động...
Các em học sinh trường THCS Nguyễn Du thi nhảy bao bố trong tiếng hò reo, cổ vũ sôi động...

Hầu như ở hoạt động ngoại khóa nào cũng có bóng dáng của các trò chơi dân gian được các em học sinh vô cùng yêu thích như: Chân thấp chân cao, vượt sông, nhảy lò cò, nhảy bao bố, cướp cờ…

Cô Nguyễn Thị Lý - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du cho rằng, trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của con trẻ mà còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc độc đáo và đậm đà bản sắc.

“Nó khiến thế hệ chúng tôi nhớ đến một trời tuổi thơ đầy kỷ niệm. Ở đó không có smartphone, không có bạo lực học đường, những tệ nạn xã hội…

Và bằng tâm huyết của những người làm giáo dục, nhà trường mong muốn đưa trò chơi dân gian đến với học sinh qua nhiều hình thức đa dạng khác nhau, giúp các em tránh xa những thói hư, tật xấu, ngăn ngừa tệ nạn xâm nhập vào học đường, ngăn chặn, đẩy lùi bạo học học đường, xây dựng môi trường lành mạnh, bạn bè yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau. Hơn hết, chúng tôi muốn học sinh trân trọng giá trị văn hóa dân tộc đã có từ ngàn đời nay”, cô Nguyễn Thị Lý nhấn mạnh.

Hiệu ứng tích cực từ đưa trò chơi dân gian vào trường học
Các em học sinh phấn khích khi thi nhảy 2 người 3 chân

Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành kế hoạch số 3511/KH-SGDĐT ngày 27/9/2023 về việc tổ chức trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục, các nhà trường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về các trò chơi dân gian để học sinh biết và có thể tham gia chơi.

Các trường lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi, giới tính, cấp học, điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị để áp dụng một số trò chơi: Cướp cờ; Rồng rắn lên mây; Kéo co; Bịt mắt bắt dê; Đua thuyền trên cạn; Nhảy bao bố; Ô ăn quan; Mèo đuổi chuột; Cá sấu lên bờ; Nhảy dây; Đá gà; Nhảy lò cò; Khiêng kiệu; Trồng nụ trồng hoa; Truyền tin... Ngoài các trò chơi dân gian trên, nhà trường có thể lựa chọn các trò chơi dân gian khác để phù hợp điều kiện của đơn vị, địa phương.

Cùng với đó, nhà trường cần thường xuyên tổ chức tập luyện và giao lưu các trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục, khuyến khích học sinh tham gia, qua đó nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục phải bảo đảm thường xuyên, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp theo cấp học; tổ chức đánh giá, tổ chức giao lưu để học sinh tham gia, tạo cho học sinh hứng thú tập luyện, yêu thích các trò chơi dân gian thu hút đông đảo học sinh.

Đọc thêm

Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số Giáo dục

Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Thay vì lo lắng, băn khoăn, các bạn trẻ cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm thật tốt; lựa chọn ngành nghề phù hợp với tố chất, đam mê của mình.
Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu… Giáo dục

Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu…

TTTĐ - Đó là chia sẻ của chuyên gia, khách mời tại chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025, diễn ra sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức. Các học sinh đã được lắng nghe nhiều điều thiết thực, ý nghĩa, giúp giải tỏa băn khoăn, thắc mắc khi chọn ngành, chọn nghề và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân? Giáo dục

Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Trong thời điểm này, các em đang đứng trước lựa chọn đầu tiên đầy quan trọng mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Khi đứng trước vô vàn cơ hội và thách thức, không ít bạn trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng khi phải đưa ra quyết định có thể định hình tương lai của mình. Câu hỏi "Nên chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?" trở thành nỗi trăn trở chung của nhiều bạn trẻ và phụ huynh.
Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề Giáo dục

Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề

TTTĐ - Chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức sáng 5/4 tại trường THPT Hà Đông thu hút gần 2.000 học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia. Nhiều thông tin bổ ích đã được các chuyên gia “bật mí” để các em có thể chọn ngành, nghề, trường học phù hợp với bản thân.
Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn Giáo dục

Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn

TTTĐ - Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 - hoạt động thiết thực giúp học sinh, đặc biệt là khối 12 xác định rõ định hướng tương lai giữa muôn vàn lựa chọn ngành nghề.
7 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 Giáo dục

7 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Xây dựng nền tảng giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Xây dựng nền tảng giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Trong chương trình Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức ngày 5/4 tại Trường THPT Hà Đông, quận Hà Đông, Hà Nội, Thạc sĩ Nguyễn Văn Chung, Giám Đốc Trung tâm Luyện thi Tâm Chí Tài sẽ tham gia với vai trò là chuyên gia, nhằm giải đáp những vướng mắc của các em học sinh trong quá trình ôn luyện thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt là bí quyết giành điểm cao đối với môn Toán.
Những mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Những mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ diễn ra vào tháng 6. Dưới đây là chi tiết các mốc thời gian quan trọng thí sinh và phụ huynh cần lưu ý.
Ứng dụng iPad trong dạy học - mô hình trường học thông minh Giáo dục

Ứng dụng iPad trong dạy học - mô hình trường học thông minh

TTTĐ - Ngày 3/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức hội thảo "Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh", đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số giáo dục của quận.
Bình Thuận phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 Giáo dục

Bình Thuận phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bình Thuận vừa thông báo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm học (2025 - 2026).
Xem thêm