Tag

Học trò Hà Nội sáng tạo đồ dùng trong dạy và học lịch sử

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 04/11/2024 08:04
aa
TTTĐ - Với việc sử dụng pin năng lượng mặt trời, tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng công nghệ hiện đại, "Mô hình địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) đã tạo ra trải nghiệm thú vị, hoàn toàn mới khi học lịch sử… Mô hình xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 20, năm 2024.
Sáng tạo trong giáo dục lịch sử Thủ đô

Địa đạo Củ Chi (thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) là một di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước ta. Với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, bếp Hoàng Cầm... địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của Nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng.

Để giúp học sinh Hà Nội nói riêng và bạn trẻ cả nước nói chung có thể tham quan địa đạo một cách trực quan, sinh động, kết hợp yếu tố công nghệ thông tin mà không cần phải đến tận nơi, nhóm 5 học sinh gồm: Lưu Bảo Châu (9A7), Nguyễn Duy Kiên (9A6), Nguyễn Lâm Uyên (9A2), Lê Ngọc Khải Vỹ (9A7) và Nguyễn Thanh Mai (8A5) của trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội đã cùng nghiên cứu, sáng tạo nên "Mô hình địa đạo Củ Chi”.

Học trò Hà Nội sáng tạo đồ dùng trong dạy và học lịch sử
"Mô hình địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy được trao giải Đặc biệt

Nhóm bạn trẻ cho biết, "Mô hình địa đạo Củ Chi” được làm bằng thạch cao, kích thước 75x110cm. Mô hình có bệ đỡ bằng gỗ, chân có đế xoay bằng bánh xe để di chuyển, xoay và nâng. Mặt trên cùng của mô hình minh họa cuộc sống trên mặt đất và trong lòng địa đạo Củ Chi, có đường ray bằng nhựa để robot (qua hình ảnh một cô dân quân) di chuyển đến các điểm cần giới thiệu trong lòng địa đạo.

Tại các mặt trong lòng đất của địa đạo, nhóm bạn trẻ sử dụng thạch cao kết hợp với các vật liệu tái chế để tái hiện. Các nhân vật người trong địa đạo được nặn bằng tò he. Để robot di chuyển và tăng tính tương tác, trải nghiệm cho người dùng nhóm bạn trẻ đã gắn thêm máy tính bảng và sử dụng các ứng dụng để mô hình trở nên sinh động, hấp dẫn.

“Khi vận hành, robot sẽ di chuyển theo kịch bản video trình chiếu để điều hướng người xem đến các vị trí trong địa đạo. Đèn led tại khu vực robot giới thiệu cũng sáng tạo hiệu ứng. Các điểm điều hướng robot gồm: Nắp hầm, hầm chứa vũ khí, lương thực, lỗ thông hơi, phòng nghỉ ngơi, phòng cứu chữa thương bệnh binh, phòng hội họp, hầm chông, ụ ổ chiến đấu, giếng nước, cửa ra sông Sài Gòn, hầm chữ A, bẫy rắn độc... đều gắn biển tên và gắn mã QR code để thuận tiện cho việc tra cứu mở rộng thông tin liên quan. Nguồn năng lượng phục vụ hoạt động của mô hình là pin năng lượng mặt trời”, Bảo Châu chia sẻ.

Mô hình mang đến những trải nghiệm thú vị cho bạn trẻ khi học lịch sử
Mô hình mang đến những trải nghiệm thú vị cho bạn trẻ khi học lịch sử

Bảo Châu cho biết thêm, ở mô hình còn có phần trò chơi “Hỏi đáp kiến thức”. Người tham gia sẽ trả lời câu hỏi theo 3 cấp độ (dễ, trung bình, khó), mỗi cấp độ có 10 câu hỏi liên quan đến địa đạo Củ Chi. Toàn bộ nội dung thông tin được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, có lời thu âm, tra cứu thông tin, video và nhiều câu hỏi tương tác... giúp học sinh có trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử.

Trải nghiệm “Mô hình Địa đạo Củ Chi”, các bạn học sinh như được tham gia một tour du lịch học tập khám phá địa đạo Củ Chi mà không phải đến tận nơi. Đây cũng chính là sản phẩm STEM điển hình của việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa.

Một mặt cắt của “Mô hình địa đạo Củ Chi”. Các mã QR giúp tra cứu thông tin
Một mặt cắt của “Mô hình địa đạo Củ Chi”, các mã QR giúp tra cứu thông tin

“Mô hình địa đạo Củ Chi” sinh động, dễ hiểu, phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh phổ thông trong và ngoài nước và có khả năng tiếp cận với khách du lịch quốc tế. Đặc biệt, mô hình góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển năng lực học tập của học sinh; tăng cường tính chủ động, sáng tạo, khơi dậy hứng thú và niềm đam mê tìm hiểu thêm về lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc; phù hợp với các phong cách học tập tiện ích, thông minh, phát huy nhiều năng lực của học sinh thế hệ gen Z.

Vì thế "Mô hình địa đạo Củ Chi” được nhận xét là đồ dùng học tập rất thực tế và hữu ích dành cho giáo viên và học sinh các cấp trong việc học lịch sử cũng như tìm hiểu về di tích lịch sử quan trọng của dân tộc. Đây không chỉ là sản phẩm STEM (các sản phẩm thiết kế để kích thích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học) mà còn là sản phẩm STEAM (sử dụng các nguyên tắc của STEM cơ bản và tích hợp chúng thông qua nghệ thuật).

Với sự sáng tạo đó, "Mô hình địa đạo Củ Chi” đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc năm 2024.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (KH&KT) phối hợp với Trung ương Đoàn cùng các đơn vị vừa tổ chức Lễ tổng kết 20 năm và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 20.

Giải đặc biệt (trị giá 20 triệu đồng) được trao cho đề tài “Mô hình địa đạo Củ Chi” của nhóm tác giả: Lưu Bảo Châu (9A7), Nguyễn Duy Kiên (9A6), Nguyễn Lâm Uyên (9A2), Lê Ngọc Khải Vỹ (9A7) và Nguyễn Thanh Mai (8A5) của trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 5 giải nhất (mỗi giải trị giá 15 triệu đồng); 10 giải nhì (mỗi giải trị giá 10 triệu đồng); 30 giải ba (mỗi giải trị giá 8 triệu đồng) và 60 giải khuyến khích (mỗi giải trị giá 5 triệu đồng) thuộc các lĩnh vực với số lượng thí sinh khoảng 300 em học sinh từ 6 đến 18 tuổi.

Đọc thêm

Vượt hàng trăm cây số, mang đông ấm đến vùng cao Sơn La Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt hàng trăm cây số, mang đông ấm đến vùng cao Sơn La

TTTĐ - Cứ mỗi dịp đông về, Quận đoàn Hoàng Mai (Hà Nội) lại tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa, nhằm chia sẻ khó khăn, sưởi ấm, tiếp sức học sinh và người dân vùng cao.
Tuổi trẻ dầu khí cùng các đơn vị tổ chức chương trình an sinh xã hội tại Lai Châu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ dầu khí cùng các đơn vị tổ chức chương trình an sinh xã hội tại Lai Châu

TTTĐ - Từ ngày 22 - 24/11, Đoàn Thanh niên Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP (PVChem), Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (C04), Công ty Cổ phần FECON (FECON) đã tổ chức chương trình đào tạo thực địa Lào Cai - Lai Châu và an sinh xã hội “Áo ấm vùng cao” năm 2024 tại các điểm trường xã biên giới huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Hai cô gái xinh đẹp đoạt giải cán bộ trẻ, giỏi Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hai cô gái xinh đẹp đoạt giải cán bộ trẻ, giỏi

TTTĐ - Hai cô gái này có nhiều sáng kiến, giải pháp trong cải cách hành chính, thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ. Họ vừa được Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội trao giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” thành phố năm 2024.
Phú Yên: Tôn vinh tài năng trẻ, lan tỏa tinh thần học tập Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Phú Yên: Tôn vinh tài năng trẻ, lan tỏa tinh thần học tập

TTTĐ - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt nam tỉnh Phú Yên vừa phối hợp tổ chức chương trình Tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh năm học 2023 - 2024.
24 cán bộ trẻ giỏi Thủ đô được tuyên dương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

24 cán bộ trẻ giỏi Thủ đô được tuyên dương

TTTĐ - Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi thành phố; phát động cuộc thi Thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024), tại Cung Thanh niên Hà Nội.
Những sáng kiến xây dựng công sở hiện đại của cán bộ 9X Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những sáng kiến xây dựng công sở hiện đại của cán bộ 9X

TTTĐ - Họ là những cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi năm 2024 của thành phố Hà Nội. Họ đã và đang góp phần xây dựng nét đẹp văn hóa công sở, trường học thông qua các sáng kiến, mô hình sáng tạo.
Khi nghiên cứu khoa học trở thành giải pháp cho xã hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khi nghiên cứu khoa học trở thành giải pháp cho xã hội

TTTĐ - Với nhiều công bố quốc tế và công trình nghiên cứu có giá trị khoa học cao, các tài năng trẻ nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn của xã hội.
Nhà khoa học trẻ tự tin, dấn thân hơn đóng góp cho đất nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhà khoa học trẻ tự tin, dấn thân hơn đóng góp cho đất nước

TTTĐ - Tại chương trình gặp mặt các tài năng nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất, năm 2024, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân kêu gọi các nhà khoa học trẻ tự tin và dấn thân hơn, đóng góp vào việc xây dựng thể chế, định hình hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa, cách sống, lao động của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Xem thêm