Tag

Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh

Muôn mặt cuộc sống 30/04/2025 13:00
aa
TTTĐ - Dù đã nửa thế kỷ trôi qua nhưng mỗi khi nhắc lại, cảm xúc đối với cựu chiến binh Nguyễn Khắc Nhu - người đã cùng đồng đội xông vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 để bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các ngày đó vẫn vẹn nguyên. Được gặp và nghe ông trò chuyện, những dấu mốc lịch sử dân tộc như tái hiện trước mắt, chân thật và sống động, tựa như những thước phim đang quay chậm, hào hùng.
Giao lưu các Anh hùng lực lượng vũ trang dịp 50 năm toàn thắng Gặp lại những con người đã làm nên lịch sử...

Những thời khắc lịch sử

Giữa không khí hân hoan bao trùm TP Hồ Chí Minh chuẩn bị cho thời khắc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ông Nguyễn Khắc Nhu, người từng trực tiếp bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh năm ấy lại trào dâng cảm xúc khi nhìn lại những bức ảnh ngày giải phóng.

Ấy vậy chỉ cần một lời khơi gợi, dòng ký ức hào hùng lại ùa về một cách sống động trong câu chuyện của người cựu chiến binh anh hùng.

Dù sự kiện diễn ra trưa 30/4/1975 được sử sách ghi chép khá đầy đủ nhưng khi trực tiếp nghe lời kể của chú, dấu mốc hào hùng ấy lại trở nên chân thật hơn bao giờ hết.

Nhìn vào bức ảnh cầm trên nay, ông Nhu xúc động: “Để bắt được Dương Văn Minh, quân đội ta đã phải trải qua rất nhiều trận đánh khốc liệt, với nhiều mất mát, hy sinh. Ông là chiến sĩ Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 304, Quân đoàn 2…”.

Chiến sĩ Nguyễn Khắc Nhu (bên phải) là một trong những người trực tiếp tham gia bắt giữ Tổng thống Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh
Chiến sĩ Nguyễn Khắc Nhu (bên phải) là một trong những người trực tiếp tham gia bắt giữ Tổng thống Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh

Ông nhớ lại, sáng 30/4, được lệnh của Quân đoàn 2 phải tiến công vào nội thành Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập. Lúc này, Trung đoàn Bộ binh 66 của ông quyết định chia thành 3 mũi để tấn công, 2 mũi thọc sâu, một mũi sẵn sàng yểm trợ.

Ông và đồng chí Phạm Xuân Thệ, lúc đó là Trung đoàn Phó Trung đoàn bộ binh 66, cùng vài người khác lên chiếc xe jeep, theo xe tăng của Đại đội 4, Lữ đoàn Thiết giáp 203 tiến thẳng đến Dinh Độc Lập, quyết tâm tấn công thần tốc, đánh chiếm mục tiêu nhanh chóng.

Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh

Theo lời chú, trên đường đi, quân địch chống cự quyết liệt, ở cầu Rạch Chiếc hay cầu Sài Gòn, địch lập các chốt chặn, dưới sông điều cả tàu chiến ra ngăn cản quân giải phóng nhưng thấy lực lượng và ý chí quyết tâm của ta, chúng phải sợ hãi mà bỏ chạy.

“Khi xe đến ngã tư Hàng Xanh, đội không biết đường nào để đến dinh thì bỗng thấy một người dân cầm cờ giải phóng. Nhanh trí, tôi và đồng đội đã nhờ người này lên xe chỉ đường, nhờ vậy mà có thể đến Dinh Độc Lập nhanh chóng”, ông Nhu hào hứng kể.

Tiếp tục câu chuyện, ông lấy ra một bức ảnh khá đặc biệt, đó là khoảnh khắc ông và đồng đội áp giải Tổng thống Dương Văn Minh lên xe đến đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng.

“Tôi đi phía sau bên trái, ngay cạnh ông Minh và Thủ tướng Việt Nam cộng hòa Vũ Văn Mẫu, đi trước là anh Bàng Nguyên Thất và anh Phạm Xuân Thệ - Trung đoàn Phó”, ông vừa chỉ vừa nói.

Các chiến sĩ trong Trung đoàn 66 áp giải Tổng thống Dương Văn Minh đến đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng
Các chiến sĩ trong Trung đoàn 66 áp giải Tổng thống Dương Văn Minh đến đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng

Nói về tình thế lúc chuẩn bị đánh vào dinh, ông Nhu cho rằng đó là một tình huống khá bất ngờ: “Khi xe tăng húc đổ cổng dinh, xe của tôi theo đó mà chạy thẳng vào trong.

Đến bậc tăng cấp, tôi và chú Thệ, mỗi người cầm trên tay một khẩu súng ngắn chạy nhanh vào trong, bỗng thấy một người mặc quần áo chỉnh tề, tự xưng là phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh, nói rằng: Chúng tôi đang đợi để dẫn đường cho các ông lên lầu, toàn bộ Nội các đang ở trên đó”.

Và khi các chiến sĩ lên đến lầu trên, lúc này toàn bộ Nội các và Tổng thống Dương Văn Minh đã ngồi kín ở bàn tròn lớn. Thấy quân giải phóng, ông Dương Văn Minh đứng lên nói: “Tôi Đại tướng, Tổng thống Việt Nam cộng hòa và cùng toàn thể Nội các đang đợi các ông vào để bàn giao chính quyền”.

“Khi đó, đồng chí Phạm Xuân Thệ không ngần ngại đáp lời: Các ông không còn gì để bàn giao, Sài Gòn chúng tôi đã làm chủ, các ông đã bị bắt”, ông Nhu tự hào kể.

Nói thêm về sự bất ngờ được nhắc trước đó, ông Nhu cho biết: “Khi cùng ông Dương Văn Minh lên xe jeep, tôi có hỏi ông rằng: Tại sao các ông đã đầu hàng nhưng không treo cờ trắng?

Ông Minh đáp: Chỉ huy thông cảm, lúc đó trong dinh có rất nhiều phe phái, nếu tôi làm thế thì tôi có thể bị thủ tiêu ngay”.

Đối với ông Nguyễn Khắc Nhu (ngoài cùng bên trái), ký ức cùng đồng đội bắt Tổng thống Dương Văn Minh và buộc chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện là kỷ niệm thiêng liêng, không bao giờ phai nhạt
Đối với ông Nguyễn Khắc Nhu (ngoài cùng bên trái), ký ức cùng đồng đội bắt Tổng thống Dương Văn Minh và buộc chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện là kỷ niệm thiêng liêng, không bao giờ phai nhạt

Buổi phát thanh đặc biệt

Để có một buổi phát thanh mang tính lịch sử, với lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của chính quyền Việt Nam cộng hòa lúc 11h30 ngày 30/4/1975 đến từ quyết định táo bạo của Trung đoàn Phó Phạm Xuân Thệ, chiến sĩ Nguyễn Khắc Nhu cùng đồng đội thời điểm đó.

Người chiến sĩ ngày nào cho biết, việc đưa ông Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh Sài Gòn là một quyết định táo bạo, chưa được chỉ đạo trước, nhưng vì muốn sớm kết thúc cuộc chiến, không để 2 bên phải đổ máu vô nghĩa thì đó là một việc làm đúng đắn.

Tổng thống Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh tại Đài Phát thanh Sài Gòn
Tổng thống Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh tại Đài Phát thanh Sài Gòn

“Đội tôi biết đưa ông Minh ra ngoài lúc này là rất nguy hiểm, vừa nguy hiểm đến tính mạng cho ông Tổng thống mà cũng nguy hiểm cho chính đồng đội của mình bởi bấy giờ Sài Gòn vẫn còn hỗn loạn, nguy hiểm có thể đến bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên nếu lời tuyên bố đầu hàng của người đứng đầu chính quyền Việt Nam cộng hòa được truyền đi rộng rãi, địch sẽ không còn chống cự, chấp nhận buông súng ngừng bắn, từ đó tránh đổ máu vô nghĩa cho cả 2 bên. Biết vậy nên bọn tôi liều làm”, ông Nhu nhớ lại.

Cũng nhờ quyết định liều lĩnh đó, sau này trong một lần gặp gỡ đồng đội cũ, một người từng là tù chính trị tại Côn Đảo đã nghẹn ngào bày tỏ lòng biết ơn đến ông Nhu và đồng đội.

Ông kể: “Người này bảo cũng nhờ hành động của các ông mà chúng tôi mới sống được. Địch đã lên kế hoạch thủ tiêu toàn bộ tù nhân Côn Đảo, nhưng khi nghe lời tuyên bố đầu hàng của ông Minh trên đài, chúng đã hoảng loạn bỏ chạy, nhờ đó chúng tôi mới có cơ hội phá tù trốn thoát”.

Trước đó, ông Nguyễn Khắc Nhu luôn là một chiến sĩ ưu tú, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ. Vào năm 1973, ông được đơn vị chọn lựa ra Hà Nội báo cáo điển hình về thành tích bắt tù binh và đào công sự vững chắc.
Trước đó, ông Nguyễn Khắc Nhu luôn là một chiến sĩ ưu tú, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ. Vào năm 1973, ông được đơn vị chọn lựa ra Hà Nội báo cáo điển hình về thành tích bắt tù binh và đào công sự vững chắc

Nói về chặng đường đưa Tổng thống Dương Văn Minh đến đài phát thanh, ông Nhu chỉ vào tấm hình và kể: “Ngồi hàng trước, cạnh Dương Văn Minh trên chiếc xe jeep năm đó là đồng chí Phạm Xuân Thệ và lái xe; ngồi kẹp giữa Vũ Văn Mẫu ở hàng ghế sau là chiến sĩ Nguyễn Khắc Nhu và trợ lý chính trị Phùng Bá Đang; đứng bám hai bên xe là đồng chí Nguyễn Huy Hùng và Bàng Nguyên Thất.

Xe jeep chạy phía trước, phía sau có 2 xe chở bộ binh đi bảo vệ. Chúng tôi bố trí vị trí ngồi trên xe như thế là có ý đồ, mục đích cao nhất vẫn là sẵn sàng lấy thân mình bảo vệ tuyệt đối an toàn cho ông Minh và ông Mẫu trên đường đến đài phát thanh”, ông Nhu nhấn mạnh.

Sau giải phóng, ông Nguyễn Khắc Nhu tiếp tục góp sức cho đất nước trên mặt trận kinh tế, là cán bộ năng nổ tại Sở Công nghiệp Đồng Nai
Sau giải phóng, ông Nguyễn Khắc Nhu tiếp tục góp sức cho đất nước trên mặt trận kinh tế, là cán bộ năng nổ tại Sở Công nghiệp Đồng Nai

Sau giải phóng, người chiến sĩ Nguyễn Khắc Nhu đã chuyển sang "mặt trận" mới, đó là xây dựng đất nước. Ông xuất ngũ, đóng góp tâm huyết và sức lực tại Sở Công nghiệp Đồng Nai cho đến ngày nghỉ hưu.

Lắng nghe những câu chuyện lịch sử từ những người đã đi qua lửa đạn, thế hệ trẻ hôm nay thêm yêu quê hương đất nước, thấu hiểu những gian lao mà quân và dân ta đã trải qua trong những năm tháng kháng chiến trường kỳ.

Đó chính là động lực để chúng ta không ngừng cố gắng, kiến thiết đất nước hùng cường và bảo vệ vững chắc non sông.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công

TTTĐ - Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, TP Hồ Chí Minh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác chăm lo cho người có công, những anh hùng cách mạng, thương binh, liệt sĩ và thân nhân… đặc biệt là trong dịp đại lễ 30/4.
Máy bay tiêm kích "xé mây" trên bầu trời trong ngày đại lễ Nhịp sống phương Nam

Máy bay tiêm kích "xé mây" trên bầu trời trong ngày đại lễ

TTTĐ - Ngay sau Lễ khai mạc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/19745 - 30/4/2025), 10 trực thăng Mi-8, Mi-171, Mi-17, cùng dàn tiêm kích Yak-130 và Su 30-MK2 đã có màn trình diễn đẹp mắt trong ngày đại lễ, thu hút hàng vạn người dân và du khách đón xem.
TP Hồ Chí Minh: 50 năm đổi mới, vươn mình, vững bước phát triển Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh: 50 năm đổi mới, vươn mình, vững bước phát triển

TTTĐ - Từ một đô thị đổ nát sau chiến tranh, TP Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình 50 năm không ngừng đổi mới, vượt qua khó khăn để khẳng định vai trò trung tâm kinh tế - tài chính đầu tàu của cả nước. Trong hành trình ấy, TP luôn tiên phong cải cách, mạnh dạn “xé rào”, mở đường cho những mô hình đột phá, trở thành hình mẫu năng động, sáng tạo trong công cuộc phát triển đất nước.
Loạt đại bác rền vang mừng kỷ niệm ngày giải phóng Nhịp sống phương Nam

Loạt đại bác rền vang mừng kỷ niệm ngày giải phóng

TTTĐ - Sáng nay (30/4), loạt đại bác đã đồng loạt rền vang tại bến Bạch Đằng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, chính thức khai mạc Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hoa nở trên đất lửa Nhịp sống phương Nam

Hoa nở trên đất lửa

Bình Phước - vùng đất lửa từng là nơi ghi dấu những chiến công vang dội và cả những mất mát, đau thương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau 50 năm kể từ ngày giải phóng (23/3/1975 - 23/3/2025), từ một vùng đất chịu nhiều vết thương chiến tranh, Bình Phước đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng về kinh tế và xã hội, minh chứng cho ý chí kiên cường và khát vọng phát triển của con người nơi đây.
Dấu ấn đẹp của lực lượng CSGT TP Hồ Chí Minh trong dịp lễ Muôn mặt cuộc sống

Dấu ấn đẹp của lực lượng CSGT TP Hồ Chí Minh trong dịp lễ

TTTĐ - Bên cạnh các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành căng mình tập luyện dưới cái nắng gay gắt hay mưa gió, thì phía sau đó là các lực lượng tham gia công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn giao thông cũng đang âm thầm cống hiến để sự kiện được diễn ra thành công tốt đẹp.
Những bức điện tối khẩn trong thời khắc lịch sử Xã hội

Những bức điện tối khẩn trong thời khắc lịch sử

TTTĐ - Đóng góp cho thành công của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, không thể không kể đến lực lượng Cơ yếu. Những "trợ thủ thông tin đặc biệt” đã mã hóa những bức điện khẩn, tối mật, tuyệt mật, bảo đảm mạch máu liên lạc thông suốt, góp phần làm nên tốc độ “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Để người dân có kỳ nghỉ lễ bình yên Muôn mặt cuộc sống

Để người dân có kỳ nghỉ lễ bình yên

TTTĐ - Để người dân có một kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong yên vui, an toàn, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm tốt an ninh, trật tự (ANTT) và an toàn giao thông (ATGT) trên mọi cửa ngõ ra vào…
Khánh thành công trình Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế TP Hồ Chí Minh Muôn mặt cuộc sống

Khánh thành công trình Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chiều ngày 29/4, tại Công viên bến Bạch Đằng, Quận 1 đã diễn ra Lễ khánh thành công trình Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế TP Hồ Chí Minh. Đây là công trình văn hóa - đối ngoại mang ý nghĩa sâu sắc, khởi nguồn từ khát vọng kiến tạo một không gian nơi bạn bè quốc tế khi đặt chân đến TP Hồ Chí Minh.
Chi hỗ trợ đặc thù nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công Muôn mặt cuộc sống

Chi hỗ trợ đặc thù nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công

TTTĐ - Ngày 29/4, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung chi, mức chi, mức hỗ trợ đặc thù nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trên địa bàn TP Hà Nội.
Xem thêm