Tag

Hồi ức không quên trong chiến thắng mùa Xuân 1975

Phóng sự 30/04/2023 11:00
aa
TTTĐ - Tiểu đoàn 13 là một trong những mũi tấn công, làm nên chiến thắng của trận Đài ra-đa Phú Lâm - căn cứ thông tin quan trọng bậc nhất của quân đội Mỹ thời bấy giờ. Trong ký ức của người Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 13, dù đã trải qua 48 năm nhưng những cảm xúc vẫn vẹn nguyên như ngày nào.
Đại tá Nguyễn Văn Hồng ra mắt Hồi ức “Cuộc chiến đấu tự nguyện” Hồi ức của cựu phi công lái máy bay tiêm kích MiG-21 bảo vệ bầu trời Hà Nội Hồi ức lịch sử khi nghe tin miền Nam đã giải phóng: Hạnh phúc vỡ oà

Tiến về Sài Gòn - hành trình ký ức không bao giờ quên

Nhớ lại thời điểm cuối năm 1974, Đại tá Lường Văn Khoa (dân tộc Tày, năm nay đã 77 tuổi) được Bộ Tư lệnh Đoàn 27 điều về làm Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 13, Đoàn Đặc công 429 của miền Đông Nam Bộ, lúc này vị trí đứng chân ở rừng tràm Ba Làng (tên thời chiến, nay thuộc huyện Đức Huệ, Long An).

Nơi đây đất ẩm ướt, cây tràm cao chỉ hơn đầu người, trên ngọn dây tơ hồng phủ kín. Chỗ râm mát nhất là gốc tràm chỉ vừa đủ che cho một người ngồi nghỉ. Ấy vậy mà mỗi cán bộ, chiến sĩ phải đào một cái hầm, lấy cây tràm lót trên nắp, lấp đất lên, rồi trải cây lác bên trên để làm giường nằm ngủ. Khi có pháo của địch bắn trùm lên nơi đóng quân, tất cả phải nhảy xuống hầm trú ẩn, chỉ thò được đúng mỗi cái đầu lên khỏi miệng hầm, quần áo bên dưới ướt sũng.

Đại tá Lường Văn Khoa bồi hồi kể tiếp, nước ở đây còn bị nhiễm phèn nặng, muốn uống phải lấy khăn rằn buộc hai đầu lại như cái võng, sau đó đổ tro bếp vào để lọc nước.

“Có nước rồi cũng rất khó uống, lúc đầu ai không quen là đau bụng kiết lỵ, mà cả đoàn ai cũng bị vậy hết”, ông cười nhớ lại những niềm vui nho nhỏ trong gian khổ thời chiến.

Đại tá Lường Văn Khoa, nguyên Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 13, Đoàn Đặc công 429
Đại tá Lường Văn Khoa, nguyên Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 13, Đoàn Đặc công 429

Mới về Tiểu đoàn 13 chưa lâu, ông đã nhận lệnh chiến đấu. Từ trưa 20/4/1975, cả đoàn bắt đầu hành quân lên Sài Gòn chờ lệnh. Khi Tiểu đoàn qua kênh Thầy Cai (bắt nguồn từ sông Sài Gòn và kết thúc tại điểm tiếp giáp với sông Vàm Cỏ Đông - Long An) lo nhất là 4 khẩu ĐKZ phải “vượt” sông. Nhờ có kỹ năng đặc công được rèn luyện trước đó nên mọi việc cũng hoàn thành một cách nhẹ nhàng.

Cũng chính lúc này đã xuất hiện một khoảnh khắc mà Đại tá Lường Văn Khoa khó diễn tả được bằng lời và không thể nào quên. Khi nhìn qua bên kia sông, lúc bấy giờ cũng có lực lượng Dân Chính Đảng hành quân song song với Tiểu đoàn. Những ánh mắt, nụ cười, cái vẫy tay đều diễn ra trong sự im lặng. Tuy cách cả một dòng sông nhưng không ngăn cách được sự đồng lòng, quyết tâm chiến đấu của toàn quân và dân ta lúc này.

Đại tá Lường Văn Khoa (bìa trái) chụp cùng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Hoàng Thượng - Chính trị viên Tiểu đoàn 13 đánh vào Sài Gòn đêm 28/4 đến sáng 30/4/1975 (Ảnh chụp ngày 3/5/1975)
Đại tá Lường Văn Khoa (bìa trái) chụp cùng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Hoàng Thượng - Chính trị viên Tiểu đoàn 13 đánh vào Sài Gòn đêm 28/4 đến sáng 30/4/1975 (Ảnh chụp ngày 3/5/1975)

Vẫn trong miền ký ức trên đường hành quân, ông nhớ lại, khoảng trưa hôm sau, ai trong đoàn cũng đói, lấy miếng lương khô ra ăn mà cắn mãi chẳng được vì quá khô và khát, còn bình toong nước đã cạn từ khi nào… Trong lúc này, ông lại nghe văng vẳng có tiếng người ra ám hiệu sẵn sàng, một lúc sau lại nghe cả tiếng khua vào ghe lộc cộc, ngó nhìn mãi hóa ra là các má từ cơ sở cách mạng giúp bộ đội ở ấp An Lạc (thời chiến địa điểm này ở Bình Chánh) đến đổi nước.

Khoảnh khắc ấy, đôi mắt người Tiểu đoàn Trưởng cùng những đồng đội đã nhòe đi, một phần mừng vì có nước trong cơn khát cùng cực nhưng có lẽ phần nhiều vì nghĩa tình quý giá của các má thời bấy giờ mang đến.

Chiến đấu, hy sinh vì độc lập và tự do dân tộc

Căn cứ Đài ra-đa Phú Lâm (Quận 6) được xem là trung tâm thông tin lớn và hiện đại nhất Châu Á lúc bấy giờ, với gần 800 nhân viên quân sự hoạt động. Quân đội Mỹ và chính quyền tay sai tự hào gọi căn cứ này là “mắt thần”.

Chính vì thế mà nơi này được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt, kiên cố, với nhiều lớp hàng rào dây thép gai, trên các lớp rào có cài nhiều mìn vướng nổ. Địch tổ chức canh gác cẩn mật suốt ngày đêm, muốn vào được căn cứ phải băng qua một cánh đồng rộng, trống trải, đầy bom mìn.

Cùng với các Tiểu đoàn khác, Tiểu đoàn 13 được giao nhiệm vụ đánh chiếm Đài ra-đa Phú Lâm, mũi tàu Quận 6, sau đó là đánh vào Tổng nha Cảnh sát.

Căn cứ Ra-đa Phú Lâm (Ảnh tư liệu)
Căn cứ Ra-đa Phú Lâm (Ảnh tư liệu)

Đại tá Lường Văn Khoa nhớ lại, vào ngày 26/4/1975, Tiểu đoàn 13 được tăng cường thêm một đồng chí biệt động nữ quê Sài Gòn có nhiệm vụ dẫn đường đến mục tiêu đài ra-đa.

Sau những trận giao tranh ác liệt và cả sự hy sinh của nhiều chiến sĩ, cuối cùng quân Giải phóng đã chiếm toàn bộ Trung tâm thông tin Đài ra-đa Phú Lâm. Cùng lúc ấy, trên đài phát thanh thông báo Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, cờ giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.

Sau giải phóng, ông cho biết, mình vẫn may mắn có dịp gặp lại đồng chí Hòa - nữ biệt động Sài Gòn đã dẫn đường cho Tiểu đoàn 13 năm nào. Tuy nhiên, hệ lụy của chiến tranh có bao giờ tránh khỏi được hết những mất mát và hy sinh. Có những đồng đội của ông, hài cốt dù đã được đem đi giám định ADN nhưng do thời gian quá lâu, cũng như sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nên không thể nào cho ra kết quả được.

Chẳng thế mà, lúc nào trong tâm khảm của Đại tá Lường Văn Khoa cũng canh cánh một nỗi niềm trăn trở, như một phần trách nhiệm còn dang dở của Tiểu đoàn Trưởng năm xưa. Hằng năm, ông vẫn cùng các đồng đội đến nghĩa trang thắp hương, thăm những người đồng đội cũ, ôn lại chuyện xưa mà lòng không khỏi xót xa.

Xin khép lại trang hồi ức hào hùng của Đại tá Lường Văn Khoa qua những câu thơ trong đoạn trích Đất nước - Trường ca “Mặt đường khát vọng” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

“… Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Ðất Nước…”.

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm