Tag

Hơn 54.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2019

Kinh tế 05/06/2019 18:45
aa
TTTĐ - Theo số liệu từ Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2019, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài là 54.144 lao động, tăng 12,02% so với 5 tháng đầu năm 2018. Riêng trong tháng 5, các doanh nghiệp đã cung ứng được 12.419 lao động, tăng 32,37% so với tháng 4 liền kề.

Hơn 54.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2019

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Tăng tuổi nghỉ hưu: Có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động trẻ?

Phạt đến 200 triệu đồng nếu mang thịt lợn trái phép vào Hàn Quốc

Cơ hội đối với điều dưỡng Việt Nam đi học tập và làm việc tại Đức

9.382 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2019

Cụ thể số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2019 như sau:

So với các khu vực, Đông Bắc Á vẫn là thị trường thu hút nhiều lao động nhất với 52.136 lao động, chiếm tỷ trọng 96% tổng số lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài, tăng 13,79% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lao động đi làm việc tại Đài Loan là 20.732 người, giảm 17,77% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô lao động đi làm việc tại Đài Loan vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các thị trường khác với tỷ trọng là 39,76% số lao động đưa đi trong khu vực này và 38,29% so với tổng số lao động đưa đi trong 5 tháng đầu năm 2019.

Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 4.146 người, riêng tháng 5, Đài Loan tiếp nhận 5.746 người, tăng 43,29% so với tháng 04 liền kề; Thị trường Nhật Bản là 28.394 người, tăng 63,02% so với số lượng cung ứng cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc là 2.890 người và Macao là 73 người.

Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước trong khu vực Đông Bắc Á có quy mô thực tập sinh chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khác với tỷ trọng 54,46% số lao động đưa đi trong khu vực này và 52,44% so với tổng số lao động đưa đi trong 5 tháng đầu năm 2019.

Đối với Khu vực Đông Nam Á trong 5 tháng đầu năm 2019 thu hút 259 lao động Việt Nam, chủ yếu tập trung ở Malaysia, Singapor, Thái Lan, Philippin.

Khu vực Trung Đông tiếp nhận 625 lao động, chiếm 1,15% tổng số lao động đưa đi, giảm 44,59% so với số lao động đưa đi cùng kỳ năm trước, các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho 5 thị trường đó là Ả Rập Xê-Út: 489 người, Qatar: 4 người, UAE: 28 người, O man: 20 người và Kuwait: 84 người.

Số lao động đi làm việc tại các nước Châu Phi là 229 người, chiếm 0,42% tổng số lao động đưa đi, giảm 57,51% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ có 1 thị trường tiếp nhận lao động, đó là: Algieri.

Lao động đi làm việc tại khu vực Châu Âu là 833 người, chiếm 1,61% tổng số lao động đưa đi. Trong đó, thị trường CH Sip: 43 người, Rumani: 714 người, Bungari: 07 người, Hungari: 43 người, Belarus: 02 người, Ba Lan: 61 người và Ý: 06 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt. Còn lại các thị trường khác chỉ chiếm khoảng 0,05%

Nếu trong 5 tháng đầu năm 2019 có 25 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam (tăng 4 thị trường so với 5 tháng đầu năm 2018) thì chỉ có 4 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 500 lao động trở lên bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Rumani.

Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2019, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam xếp theo thứ tự thị phần từ cao xuống thấp như sau: Đông Bắc Á, Khu vực Châu Âu, Trung Đông, Đông Nam Á, Bắc phi và khu vực khác. Thị phần lao động lớn nhất tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á. Xu hướng trong các tháng tới các thị trường này vẫn tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động VN, đặc biệt là hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản – Đây là hai thị trường hiện tiếp nhận lao động VN với quy mô lớn nhất, chiếm gần 91% tổng số lao động đi trong năm tháng qua.

Khu vực Châu Âu có xu hướng gia tăng thị phần, bên cạnh đó có sự suy giảm đáng kể về quy mô lao động sang thị trường một số nước tại khu vực Trung Đông (UAE, Qatar. Cô oét), đây là một thực trạng cần được nghiên cứu, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp hơn trong thời gian tới với định hướng gia tăng hơn nữa lao động cung ứng vào các thị trường này.

Đọc thêm

Vì sao Vinamilk liên tục được gọi tên tại nhiều giải thưởng về phát triển bền vững? Doanh nghiệp

Vì sao Vinamilk liên tục được gọi tên tại nhiều giải thưởng về phát triển bền vững?

TTTĐ - Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh Doanh nghiệp

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh.
Quản lý quá chặt, doanh nghiệp sẽ khó nắm bắt cơ hội Doanh nghiệp

Quản lý quá chặt, doanh nghiệp sẽ khó nắm bắt cơ hội

TTTĐ - Ngày 23/11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nhấn mạnh sửa đổi cần theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các tuyến đê ở Chương Mỹ Nông thôn mới

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các tuyến đê ở Chương Mỹ

TTTĐ - Trước tình trạng nhiều tuyến đê tại huyện Chương Mỹ bị sạt lở, hư hỏng gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều và đời sống dân sinh, UBND TP. Hà Nội đã ra Quyết định công bố tình huống khẩn cấp các điểm sạt lở; đồng thời yêu cầu các đơn vị và địa phương triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho các tuyến đê.
Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuốc lá mới Thị trường - Tài chính

Cân nhắc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuốc lá mới

TTTĐ - Hiện nay, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá chưa quy định về các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Do đó, việc đưa các sản phẩm này vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong khi chưa có cơ sở pháp lý là không phù hợp.
Doanh nghiệp Nhà nước được tăng phân cấp, phân quyền Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Nhà nước được tăng phân cấp, phân quyền

TTTĐ - Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thay thế Luật số 69/2014/QH13 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm thể hiện rõ tinh thần phân công rõ, phân cấp mạnh, không can thiệp vào công tác điều hành của doanh nghiệp.
Khai phóng ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo trong học
sinh, sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

Khai phóng ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo trong học sinh, sinh viên

TTTĐ - Ngày 22/11, Lễ phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 đã diễn ra sôi động với sự tham gia đông đảo của các học sinh, sinh viên.
Cần có lộ trình khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia Thị trường - Tài chính

Cần có lộ trình khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia cần có lộ trình phù hợp để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, thay đổi hoạt động sản xuất sang các mặt hàng ít tác động đến sức khỏe hơn.
Trường Trung cấp nghề nghiệp vụ Bình Dương khánh thành cơ sở 3 Giáo dục

Trường Trung cấp nghề nghiệp vụ Bình Dương khánh thành cơ sở 3

TTTĐ - Ngày 22/11, Trường Trung cấp nghề nghiệp vụ Bình Dương đã chính thức khánh thành cơ sở 3 tại huyện Bàu Bàng - một trong những trung tâm công nghiệp năng động của tỉnh Bình Dương.
Đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) ngày 22/11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát mở rộng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế.
Xem thêm