Tag

“Ba nhà” chịu thiệt như thế nào khi phân bón không chịu thuế GTGT?

Doanh nghiệp 24/11/2024 11:04
aa
TTTĐ - “Ba nhà” ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm

Suốt 10 năm qua, việc phân bón không chịu thuế GTGT như Luật thuế 71/2014/QH13 (gọi tắt là Luật thuế 71) quy định đã tạo ra một thị trường cạnh tranh thiếu công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

Như ví dụ ở phần trước, giả sử giá phân bón trong nước đang là 107 đồng, trong đó 7 đồng là phần của Nhà nước (thuế GTGT đầu vào), 100 đồng là phần của doanh nghiệp đã bao gồm lợi nhuận định mức.

Trong khi đó, hàng nhập khẩu chỉ cần bán với giá 100 đồng là đã đạt được lợi nhuận định mức như hàng trong nước bán với giá 107 đồng. Lý do là khi xuất khẩu, họ đã được hoàn thuế GTGT đầu vào tại nước sở tại và khi nhập vào nước ta thì lại không chịu thuế GTGT. Vì có dư địa 7 đồng, hàng nhập khẩu vô cùng lợi thế khi cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước.

Thực tế, khi mùa vụ tới, nhu cầu tăng cao, hàng nhập khẩu có thể bán với giá gần với giá hàng trong nước, ví dụ 106 đồng, vừa cạnh tranh hơn hàng trong nước, đồng thời thu được thêm 6 đồng lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận định mức. 6 đồng này chính là khoản thuế GTGT lẽ ra phải thu vào Ngân sách Nhà nước nhưng đã vào thẳng túi tư nhân.

Nông dân chịu thiệt suốt 10 năm qua vì giá phân bón cao do thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo Luật thuế 71 (Ảnh minh họa)
Nông dân chịu thiệt suốt 10 năm qua vì giá phân bón cao do thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo Luật thuế 71 (Ảnh minh họa)

Trái lại, vào giai đoạn thấp vụ, tiêu thụ hàng kém, hàng nhập khẩu có thể bán với giá thấp hơn hẳn so với hàng trong nước, ví dụ 103 đồng. Điều này giúp họ vừa bán được hàng vì giá thấp hơn hàng trong nước, mà vẫn thu được cả lợi nhuận định mức lẫn lợi nhuận siêu ngạch. Trong khi đó, hàng trong nước không tiêu thụ được, tồn kho cao hoặc chịu thiệt hại nặng khi buộc phải bán hàng với giá thấp.

Vì vậy, trong mọi trường hợp, với quy định phân bón không chịu thuế GTGT thì rõ ràng hàng nhập khẩu luôn hưởng lợi rất lớn, còn bên chịu thiệt là cả “ba nhà”: Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp.

Trong đó, Nhà nước thì mất khoản thu thuế GTGT từ hàng nhập khẩu mà theo thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam là lên đến khoảng 1.000 - 2.000 tỷ đồng/năm. Nếu thu được phần thuế này, Nhà nước có điều kiện để tăng cường hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, nông dân một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, nghiên cứu cây giống, vật nuôi...

Phía nhà nông thì phải mua phân bón với giá cao hơn so với khi áp thuế GTGT 5% khiến chi phí sản xuất tăng, thu nhập giảm sút. Đó là chưa kể đến mặt chất lượng của nhiều nguồn phân bón nhập khẩu bởi có nhiều loại là phân bón kém chất lượng, được mua về và phối trộn thủ công không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và năng suất mùa màng.

Cuối cùng là doanh nghiệp trong nước chịu thiệt. Tình trạng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào kéo dài khiến thâm hụt dòng tiền, nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo tính toán, như ở các doanh nghiệp Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau, mỗi năm chi phí sản xuất bị đội lên hơn 400 tỷ đồng do không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Từ đó, doanh nghiệp không có động lực đầu tư phát triển bởi suất đầu tư bị đội lên, chi phí sản xuất bị đội lên, sản phẩm kém sức cạnh tranh so với hàng nước ngoài. Điều này có thể làm ngành phân bón trong nước đi thụt lùi, nông nghiệp có nguy cơ mất tự chủ nguồn phân bón và rất dễ rơi vào trạng thái mất an ninh lương thực.

Tất cả những bất cập kể trên sẽ được giải quyết khi áp thuế GTGT phân bón 5%, như trước thời điểm ban hành Luật thuế 71 năm 2014.

Vì vậy, rất mong các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là các vị đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết thông qua Dự thảo Luật thuế GTGT (sửa đổi) tới đây sẽ lắng nghe tiếng nói của người dân; xem xét thấu đáo mọi khía cạnh để có quyết sách đúng đắn, mang lại lợi ích cho cả nền nông nghiệp của đất nước.

Đọc thêm

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào Doanh nghiệp

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

TTTĐ - Việc đầu tư phát triển dự án điện gió Savan 1 không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng với dự án năng lượng đầu tiên của tập đoàn được triển khai tại Lào, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Vietcombank vững thế dẫn đầu, bứt phá với dấu ấn xanh Doanh nghiệp

Vietcombank vững thế dẫn đầu, bứt phá với dấu ấn xanh

TTTĐ - Kết thúc năm 2024, đối diện với nhiều thách thức của nền kinh tế vĩ mô và toàn ngành, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục tăng trưởng cao về quy mô, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh đúng định hướng, chất lượng được kiểm soát, hiệu quả gia tăng; tích cực đóng góp cho sự phục hồi, phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Nhà sản xuất show ăn khách bị phạt thuế Doanh nghiệp

Nhà sản xuất show ăn khách bị phạt thuế

TTTĐ - Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" - Công ty CP Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán: YEG) bị xử phạt và truy thu thuế với số tiền hơn 300 triệu đồng.
Bình Điền tiếp tục đạt danh hiệu “Top 50 doanh nghiệp xuất sắc 2024” Doanh nghiệp

Bình Điền tiếp tục đạt danh hiệu “Top 50 doanh nghiệp xuất sắc 2024”

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã vinh dự được công nhận là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024.
Mở Tết ấm áp và sung túc cùng thông điệp của SABECO - "63 gắn kết - 1 Tết sum vầy" Doanh nghiệp

Mở Tết ấm áp và sung túc cùng thông điệp của SABECO - "63 gắn kết - 1 Tết sum vầy"

TTTĐ - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tự hào phát động chương trình cộng đồng quy mô toàn quốc nhằm tôn vinh giá trị truyền thống Tết cổ truyền với tinh thần đoàn kết và sẻ chia trong dịp lễ lớn nhất của cả nước mang tên “63 gắn kết - 1 Tết sum vầy”.
Đổi mới sáng tạo như thế nào để đưa thương hiệu vàng vươn mình? Doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo như thế nào để đưa thương hiệu vàng vươn mình?

TTTĐ - "Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt" là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí - Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP HCM.
Standard Chartered Việt Nam được vinh danh bởi Global Business Review Doanh nghiệp

Standard Chartered Việt Nam được vinh danh bởi Global Business Review

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa được Global Business Review vinh danh “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam năm 2024” năm thứ tư liên tiếp và “Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam năm 2024” năm thứ hai liên tiếp. Hai giải thưởng này khẳng định vị thế hàng đầu của Ngân hàng trong đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và chất lượng dịch vụ vượt trội.
Đội tuyển bóng đá Việt Nam liên tiếp nhận thưởng lớn từ Agribank Doanh nghiệp

Đội tuyển bóng đá Việt Nam liên tiếp nhận thưởng lớn từ Agribank

TTTĐ - Ngày 8/1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục trao thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam và cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Nguyễn Xuân Son với trị giá giải thưởng tương đương 10.000 USD.
ACB hợp tác HFIC đẩy mạnh nguồn vốn phát triển hạ tầng TP HCM Doanh nghiệp

ACB hợp tác HFIC đẩy mạnh nguồn vốn phát triển hạ tầng TP HCM

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM (HFIC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh nguồn vốn cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm của TP HCM, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và góp phần vào tăng trưởng bền vững của thành phố trong giai đoạn tới.
Việt Nam đang vươn lên với các mục tiêu giàu hoài bão nhưng thực tiễn và khả thi Doanh nghiệp

Việt Nam đang vươn lên với các mục tiêu giàu hoài bão nhưng thực tiễn và khả thi

TTTĐ - Chiều tối 7/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nicholas Berggruen, Nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty đầu tư Berggruen Holdings và Viện Berggruen, cùng GS. Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á Weatherhead, Đại học Columbia (Hoa Kỳ).
Xem thêm