Tag

Hồn Việt qua những phong tục cổ truyền ngày Tết

Văn hóa 31/01/2022 16:00
aa
TTTĐ - Tết là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sau những ngày làm việc vất vả. Với người Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm. Trải qua bao nhiêu năm, những phong tục cổ truyền của người Việt vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc.
Xuân ấm no về trên xứ Mường Ý nghĩa của “Mùng 3 Tết thầy” Vì sao lại gọi là “Mùng 2 Tết Mẹ”? Những điều nên làm trong ngày 30 Tết

Những phong tục cổ truyền không chỉ là những hoạt động mang tính tượng trưng, mà còn là những điều gắn kết tình cảm của mọi người và còn làm trỗi dậy tinh thần dân tộc của mỗi người con Việt Nam.

Tiễn ông Công ông Táo về trời

Theo tục, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các vị Táo Quân sẽ lên chầu Trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công - tội, thưởng - phạt phân minh.

Hồn Việt qua những phong tục cổ truyền ngày Tết
Người dân thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch

Với mong muốn Thần Bếp sẽ phù hộ cho gia đình được nhiều may mắn, nên hằng năm, ngày 23 tháng Chạp, người ta thường dọn dẹp nhà, bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm để tiễn ông Công ông Táo về trời một cách long trọng.

Ngoài những điểm tương đồng này, thì tùy theo phong tục vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam có sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản việc phúc đức trong nhà.

Chơi hoa ngày Tết

Ngày Tết, người Việt thường mua những cây hoa tượng trưng cho sự may mắn như đào, mai, quất... để xua đuổi tà ma, cầu cho một năm mới luôn vui vẻ, hạnh phúc, thịnh vượng, viên mãn cho cả gia đình.

Gói bánh Chưng, bánh Tét

Bánh Chưng, bánh Tét là một món ăn chưa bao giờ có thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Hồn Việt qua những phong tục cổ truyền ngày Tết
Bánh chưng là món không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết

Truyền thống gói bánh chưng, bánh dày là một phần không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Đất - Âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời - Dương, thể hiện triết lý Âm - Dương. Bánh chưng dành cho Mẹ, bánh dầy giành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Thăm mộ tổ tiên

Mỗi dịp Tết đến, con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng Chạp, sửa sang, dọn dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về với con cháu.

Bày mâm ngũ quả

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Người Việt dành nhiều thời gian và tâm sức để bày mâm ngũ quả bởi đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn.

Bày mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sự hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Hồn Việt qua những phong tục cổ truyền ngày Tết
Mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn

Cúng giao thừa

Thời khắc giao thừa luôn mang lại những cảm xúc thiêng liêng cho mỗi con người Việt. Cúng giao thừa thường phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Sở dĩ người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa vì niềm tin rằng: Một năm bắt đầu, ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ cũng là bỏ hết đi những ân oán năm cũ, nghinh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp.

Xông đất

Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất và kỳ vọng rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập.

Chúc Tết và Mừng tuổi

Những lời chúc dành cho nhau kèm theo những phong bao lì xì đỏ luôn mang lại cảm giác bình yên, niềm vui, sự hạnh phúc.

Hồn Việt qua những phong tục cổ truyền ngày Tết
Những lời chúc dành cho nhau kèm theo những phong bao lì xì đỏ luôn mang lại cảm giác bình yên, niềm vui, sự hạnh phúc

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng Một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.

Đi lễ đầu năm

Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.

Đọc thêm

Hành trình “xuyên không” một thiên niên kỷ Văn hóa

Hành trình “xuyên không” một thiên niên kỷ

TTTĐ - Quần thể du lịch văn hoá lịch sử nằm trong siêu đô thị Sun Mega City phía Nam Hà Nội mang đến một phim trường cổ trang hoành tráng tái hiện Hoàng thành Thăng Long, đưa du khách quay ngược thời gian về thời đại Lý - Trần. Di sản hàng nghìn năm hứa hẹn tiếp tục vang danh trong nhịp sống mới…
Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An Nghệ thuật

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

TTTĐ - Tháp Chăm Bằng An tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa được tỉnh Quảng Nam quan tâm đâu tư, tu bổ.
Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước Văn hóa

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất” đã diễn ra vào tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sự kiện góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, từ đó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục vững bước trên chặng đường tương lai phía trước.
Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới Nghệ thuật

Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới

TTTĐ - Tối 27/4, cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” đã diễn ra tại 3 điểm cầu Hà Nội, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh. Với sự đầu tư công phu, hoành tráng, chương trình là bản hùng ca vang mãi về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ đó tiếp thêm sức niềm tin, sức mạnh cho Nhân dân bước vào kỷ nguyên mới.
Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh Văn hóa

Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh

TTTĐ - Ngày 27/4, UBND huyện Cẩm Giàng và Nhân dân xã Cẩm Văn (tỉnh Hải Dương) tổ chức lễ hội truyền thống, dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh, tại di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia.
Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng Thời trang - Làm đẹp

Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Hoàng Ly đã cùng sinh viên Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội có màn trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng vô cùng ấn tượng hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính" Nghệ thuật

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

TTTĐ - Chương trình "Thời gian ơi, kể chuyện" tập 10 (phát sóng lúc 21h15 Chủ nhật 27/4 trên kênh VTV3) có sự tham gia của khách mời đến từ nhiều lĩnh vực, ở các độ tuổi khác nhau. Những ký ức, câu chuyện về hình ảnh người lính ở các thời kỳ khác nhau được kể lại xoay quanh chủ đề “Trái tim người lính”.
Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn" Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa diễn ra lễ kỷ niệm, chương trình nghệ thuật chủ đề "50 năm vang khúc khải hoàn" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 - 27/4/2025).
TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

TTTĐ - 50 công trình, tác phẩm, sự kiện, hoạt động được giới thiệu trong hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm tôn vinh những dấu ấn nổi bật của TP Hồ Chí Minh trong hành trình phát triển suốt nửa thế kỷ qua.
Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc Nghệ thuật

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật mang tên "Bài ca thống nhất" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Quân chủng Hải quân (7/5/1955 - 7/5/2025) vừa khai mạc tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Xem thêm