Vì sao lại gọi là “Mùng 2 Tết Mẹ”?
Dẻo thơm bánh trái Tết xưa |
Theo phong tục, Tết Nguyên đán có 3 ngày chính thì ngày mùng 2 được gọi là ngày “Tết Mẹ”. Hiểu theo nghĩa đen là ngày các gia đình đi chúc Tết bên ngoại, sang thăm bên thông gia đằng vợ và hiếu kính họ hàng nhà mẹ.
Khi con người ta bước vào tᴜổi tɾᴜng niên mà cha mẹ vẫn còn, vẫn khỏe mạnh, đó qᴜả là một điềᴜ may mắn. Cha mẹ là mái ấm, là bến đỗ an toàn пhất, chính là qᴜý nhân của đời bạn, mang lại cho bạn cảm giác an toàn, như có chỗ để tɾở về saᴜ một hành tɾình mỏi mệt, khó khăn.
Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng một bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần ấm áp bên nhau trong không khí tươi mới, tích cực và phấn khởi của mùa xuân.
Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lí tưởng để sum vầy, hàn huyên với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp.
Ngày mùng 2 Tết theo quan niệm là ngày Tết mẹ (Ảnh minh họa) |
Theo quan niệm của người Việt từ xưa, cha là đại diện cho họ hàng bên nội. Chính vì vậy, cụm "mùng một Tết cha" có nghĩa là vào ngày mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ.
Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.
Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành, hạnh phúc.
Đến ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ "xuất hành" sang chúc Tết bên nhà ngoại - tức là bên "mẹ". Đây là lí do người xưa gọi mùng 2 là "Tết mẹ".
Triển lãm "Sắc xuân" chào Tết Nhâm Dần 2022 |
NTK Thạch Linh “vẽ” cả vườn hoa xuân với BST áo dài “Mùa Tết” |
Trung Ruồi, Duy Nam góp mặt trong phim hài Tết về tình cảm gia đình |