Tag

Hủy bỏ kỳ thi năng khiếu báo chí, nhiều thí sinh tiếc nuối

Giáo dục 05/08/2021 10:39
aa
TTTĐ - Nhiều thí sinh bày tỏ bất ngờ, tiếc nuối sau khi Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo hủy kỳ thi năng khiếu báo chí, đồng thời điểu chỉnh phương án xét tuyển đối với ngành Báo chí.
Tin tức trong ngày 5/8: Thí sinh có thể ở tại địa phương để dự thi đánh giá năng lực Đảm bảo quyền lợi cho thí sinh không thi tốt nghiệp THPT Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển thẳng 418 thí sinh

Bất ngờ thay đổi phương án xét tuyển do ảnh hưởng dịch Covid-19

Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngày 4/8, ban lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền quyết định không tổ chức kỳ thi năng khiếu báo chí năm 2021, bao gồm các bài thi: Năng khiếu báo chí, năng khiếu ảnh báo chí, năng khiếu quay phim, truyền hình.

Quyết định điều chỉnh đề án tuyển sinh Đại học năm 2021, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Quyết định điều chỉnh đề án tuyển sinh đại học năm 2021 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Điểm xét tuyển ngành Báo chí được tính bằng điểm trung bình cộng tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT (Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân đối với thí sinh thi Khoa học Xã hội; Toán, Văn, Ngoại ngữ, Vật Lý, Hoá học, Sinh học đối với thí sinh thi Khoa học Tự nhiên). Tất cả các môn thi tính hệ số 1.

Theo đề án tuyển sinh đại học năm 2021, kỳ thi năng khiếu báo chí sẽ diễn ra vào ngày 17 và 18/7/2021. Tuy nhiên, ngày 8/7, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thông báo hủy bỏ kỳ thi trực tiếp, đồng thời tổ chức thu thập email của các thí sinh đăng ký dự thi năng khiếu báo chí. Điều này khiến nhiều thí sinh và phụ huynh hy vọng, phỏng đoán, kỳ thi năng khiếu báo chí năm nay sẽ được tổ chức thi dưới dạng trực tuyến. Do đó, nhiều thí sinh vẫn tiếp tục luyên đề thi năng khiếu báo chí các năm trước.

Tuy nhiên, chiều tối 4/8, học viện lại có thông báo chính thức huỷ bỏ kỳ thi năng khiếu khiến nhiều thí sinh cảm thấy tiếc nuối...

Bất ngờ và tiếc nuối…

Nội dung cụ thể về việc điều chỉnh đề án tuyển sinh Đại học năm 2021, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nội dung cụ thể về việc điều chỉnh đề án tuyển sinh đại học năm 2021 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nhận được thông báo mới về phương án xét tuyển, nhiều thí sinh và phụ huynh bày tỏ sự lo lắng và tiếc nuối. Bởi trong quá trình ôn thi, các thí sinh chỉ tập trung vào môn thi dùng để xét tuyển. Đối với các bài thi khác, các em chỉ dự thi để xét tốt nghiệp THPT. Việc bất ngờ sử dụng điểm trung bình cộng tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT thay thế cho bài thi năng khiếu có thể ảnh hưởng tới kết quả xét tuyển của thí sinh.

Bạn Đinh Diệp Như ở Long Biên (Hà Nội) cho biết: “Em chỉ tập trung 3 môn khối D, giờ đột ngột lấy điểm trung bình cộng của cả 6 môn thi thì em và nhiều bạn có thể thiệt thòi. Nếu với hình thức xét tuyển cũ, điểm thi 2 môn tổ trong tổ hợp xét tuyển kém còn có thể kéo lại ở bài thi năng khiếu nhưng giờ thì không còn hy vọng. Mong nhà trường hiểu được điều đó và có hướng xét điểm thay thế năng khiếu báo chí một cách ổn thỏa hơn”.

: Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong một buổi ghi hình cho chương trình Việc tử tế (Ảnh: CLB Báo chí Truyền thông CJC)
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong một buổi ghi hình cho chương trình Việc tử tế (Ảnh tư liệu CLB Báo chí Truyền thông CJC)

Trên một diễn đàn mạng xã hội, bạn Hương Phạm chia sẻ: “Em quyết tâm thi tổ hợp R15 của trường mà không tập trung ôn luyện các môn khoa học xã hội. Giờ tính cả điểm trung bình cộng tổ hợp khoa học xã hội, có thể em sẽ mất cơ hội học ngành mong muốn. Quyết định này sẽ thiệt thòi cho khóa chúng em”.

Thí sinh Trần Phan Gia Luật ở Hà Đông (Hà Nội) có bày tỏ thắc mắc về việc phân chia giữa tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bởi theo Gia Luật, tính chất hai bài thi tổ hợp là hoàn toàn khác nhau. Năm nay, nhiều thí sinh nhận định, bài thi tổ hợp khoc học xã hội dễ hơn so với bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên.

Hiện tại, quyết định thay đổi phương án xét tuyển lần này vẫn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến từ phía phụ huynh và các thí sinh. Đây là giải pháp được Học viện Báo chí và Tuyên truyền đưa ra trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, gây ảnh hưởng lớn tới thí sinh, phụ huynh và công tác tuyển sinh tại thời điểm này.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm