Tag

Kết thúc 2018, ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Kinh tế 02/01/2019 07:23
aa
TTTĐ - Với khối tài sản gần 69.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup đứng đầu trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Kết thúc 2018, ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingoup.

Bài liên quan

Hà Nội: Giảm lỗ gần 4.300 tỷ đồng qua thanh tra thuế năm 2018

Nỗ lực đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động!

Sabeco phản ứng việc Cục thuế TP. HCM cưỡng chế thuế hơn 3.000 tỷ đồng

Trong năm 2018, do ảnh hưởng của tình hình thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có nhiều biến động. Chính vì vậy, danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cũng đã có xáo trộn nhưng người dẫn đầu vẫn là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.

Năm qua, Vingroup khiến dư luận cả nước cảm thấy thán phục khi cho ra mắt tổ hợp sản xuất xe điện và ôtô VinFast với thương hiệu "Made in Việt Nam". Cùng với đó là lấn sân sang lĩnh vực sản xuất điện thoại, công nghệ phần mềm.

Hiện, với việc sở hữu gần 724 triệu cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup, tương đương 27,4% cổ phần (kết thúc phiên giao dịch cuối cùng năm 2018, cổ phiếu VIC chốt ở mức giá 95.300 đồng/cổ phiếu), người đàn ông sinh năm 1968 đang có khối tài sản tương đương gần 69.000 tỷ đồng.

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingoup.
Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingoup.

Ông Phạm Nhật Vượng cũng là 1 trong 4 doanh nhân Việt Nam được tạp chí Forbes (Mỹ) vinh danh trong bảng xếp hạng tỷ phú USD năm 2018. Ông được tạp chí Forbes vinh danh lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD.

Người xếp sau ông Phạm Nhật Vượng là ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland (cổ phiếu NVL); trong năm 2018, nhờ cổ phiếu NVL tăng mạnh thị giá nên tài sản của ông Nhơn cũng tăng mạnh. Hiện với việc sở hữu 336,6 triệu cổ phiếu NVL, tương đương 39,3% cổ phần Tập đoàn Novaland, ông Nhơn đang có khối tài sản khoảng 21.600 tỷ đồng.

Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland.
Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland.

Được biết, ông Bùi Thành Nhơn sinh năm 1958, là cử nhân ngành chăn nuôi thú y và cử nhân quản trị kinh doanh cao cấp HSB Tuck School of Business tại Đức. Năm 2016, với việc 589,4 triệu cổ phiếu NVL chào sàn chứng khoán TP. HCM với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 50.000 đồng/cổ phiếu, ông Bùi Thành Nhơn chính thức có mặt trong top người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vietjet Air - Nguyễn Thị Phương Thảo xếp ở vị trí 3. Kết thúc năm 2018, với việc sở hữu 168,5 triệu cổ phiếu VJC của Vietjet Air và gần 36 triệu cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP phát triển TP. HCM (HDBank) khối tài sản của bà Thảo là 21.300 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air.

Được biết, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 và là một trong những nữ doanh nhân thành công nhất Việt Nam hiện nay. Bà Thảo hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sovico Holdings; Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giá đốc Vietjet Air, đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT thường trực HDBank.

Mới đây, tạp chí danh tiếng Forbes đã công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, trong đó có bà Nguyễn Thị Phương Thảo với vị trí thứ 44. Hiện bà Thảo cũng là 1 trong 4 doanh nhân được Forbes vinh danh trong bảng xếp hạng tỷ phú USD năm 2018 cùng với ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco và ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát.

Đáng chú ý nhất là sự sa sút của ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC. Có thời điểm ông Quyết là người dẫn đầu danh sách người giàu nhất Việt Nam, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với ông Phạm Nhật Vượng.

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.

Ông Trịnh Văn Quyết hiện đang sở hữu hơn 289 triệu cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC; 318,5 triệu cổ phiếu ROS của Công ty CP xây dựng FLC Faros và 5,78 triệu cổ phiếu ART của Công ty CP Chứng khoán Artex.

Vị trí của ông Quyết trên bảng xếp hạng có sự đóng góp rất lớn từ tài sản tại cổ phiếu ROS nhưng năm 2018 thì khá tồi tệ với cổ phiếu này nên tài sản của ông Quyết cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kết thúc phiên giao dịch 28/12, cổ phiếu ROS đang ở mức giá 38.700 đồng/cổ phiếu, giảm 74,60% so với thời điểm đầu năm.

Hiện doanh nhân sinh năm 1975, quê Vĩnh Phúc đang sở hữu khối tài sản khoảng 13.800 tỷ đồng, xếp thứ 4 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Mặc dù có khối tài sản rất lớn, nhưng ông Quyết không được tạp chí danh tiếng Forbes đánh giá cao và bằng chứng là không xếp vào danh sách các tỷ phú USD dù có thời điểm khối tài sản của ông lên tới hơn 50.000 tỷ đồng.

Ở vị trí thứ 5 là Phạm Thu Hương - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup với khối tài sản gần 11.900 tỷ đồng. Bà Hương hiện sở hữu 124,8 triệu cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup.

Được biết, bà Phạm Thu Hương sinh năm 1969, là vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Bà Hương có bằng Cử nhân Luật Quốc tế và đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, đồng thời là thành viên HĐQT Công ty CP Vincom Retail.

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát.
Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát.

Đáng tiếc nhất là ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, người được Tạp chí Forbes vinh danh 1 trong 4 doanh nhân của Việt Nam là tỷ phú USD, kết thúc năm 2017 là người giàu thứ 3 Việt Nam nhưng hiện tại chỉ đứng thứ 6 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Kết thúc năm 2018, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát giảm 7,54%, ở mức 30.950 đồng/cổ phiếu. Với việc sở hữu 381,5 triệu cổ phiếu HPG, ông Trần Đình Long đang có khối tài sản khoảng 11.800 tỷ đồng. Được biết, ông Trần Đình Long sinh năm 1961 tại Hải Dương. Ông được biết đến là một doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép.

Ở vị trí thứ 10 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam là bà Vũ Thị Hiền. Với 154,7 triệu cổ phiếu HPG đang nắm giữ tại Tập đoàn Hòa Phát, bà Hòa đang có khối tài sản khoảng 4.800 tỷ dồng.

Được biết, bà Vũ Thị Hiền là vợ của ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Bà Hiền có thể gọi là người phụ nữ “giàu có và bí ẩn” nhất sàn chứng khoán vì ngoài việc là vợ ông Long thì không có thêm bất cứ một thông tin nào về bà này.

Đọc thêm

Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại Lao động - Việc làm

Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại

TTTĐ - Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội để chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” năm 2025.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp Kinh tế

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp

TTTĐ - Ngày 7/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp" nhằm phân tích, kiến giải, luận bàn giải pháp, kịch bản, sự chuẩn bị của ngành điện để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng trong bối cảnh mới.
Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi Thị trường - Tài chính

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

TTTĐ - Trước diễn biến giá vàng tăng cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD Thị trường - Tài chính

Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD

TTTĐ - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 290,7 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công Thị trường - Tài chính

Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ công tác giải ngân vốn đầu tư công nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc.
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm Kinh tế

Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm

TTTĐ - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định rõ việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và năng lực, kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức...
Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm Kinh tế

Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm

TTTĐ - Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2025 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 10/5 tại Trường THCS Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Xem thêm