Khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh, vượt mốc 9 triệu lượt
![]() |
Kết quả trong 11 tháng qua, Việt Nam đã đón 9.004.039 lượt khách quốc tế, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua mục tiêu ban đầu đề ra cho cả năm 2016 là 8,5 triệu lượt; các địa phương trên cả nước đã phục vụ khoảng 57,7 triệu lượt khách nội địa, trong đó có 27,1 triệu lượt khách lưu trú.
Trong đó, khách đến theo đường hàng không đạt 768.221 lượt, chiếm 82,9%; đường biển: 16.843 lượt, chiếm 1,8%; đường bộ: 141.578 lượt, chiếm 15,3%.
![]() |
Lượng khách quốc tế đến từ hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó đáng chú ý là Hồng Kông (+72,9%), Trung Quốc (+53,9%), Hàn Quốc (+39,2), Niu-zi-lân (+35,4%), Nga (+29,1%), Thái Lan (+29,0%), I-ta-lia (+28,5%), Tây Ban Nha (+27,7%), Hà Lan (+23,5%), Anh (+20,8%)… Tính đến thời điểm này, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 368.600 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Với Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đa dạng là điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất ngành Du lịch ngày càng được cải thiện, số lượng cơ sở lưu trú ngày càng tăng.
Năm 2010, có 12.352 cơ sở lưu trú, đến năm 2015, con số này đã tăng lên 18.800. Phương tiện vận chuyển phục vụ trong du lịch đa dạng, chất lượng ngày càng được cải thiện với 22 sân bay quốc tế và nội địa.
Hệ thống thông tin cho khách du lịch được đầu tư hơn nhiều, một số thành phố, điểm du lịch nổi tiếng được trang bị wifi miễn phí phục vụ du khách. Sản phẩm du lịch, dịch vụ giải trí ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Nguồn lực hỗ trợ như giao thông, hạ tầng bưu chính viễn thông, cơ sở chăm sóc y tế… từng bước được hoàn thiện, đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách.
ThS. Nguyễn Thanh Bình (Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch) đánh giá năng lực về cơ sở lưu trú của du lịch Việt Nam đủ sức đáp ứng nhu cầu của du khách và cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ và hiệu quả quản lý. Xu thế chung toàn cầu hiện nay là mở cửa, hợp tác, hội nhập nên để đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao, Việt Nam cần nắm rõ các yêu cầu hội nhập, giải quyết tốt những yếu điểm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nên những thương hiệu mạnh.
Bảo Yến
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủy Nguyên quen mà lạ qua lăng kính nghệ thuật đương đại

UNIQLO tiếp tục kết hợp cùng Studio Ghibli ra mắt bộ sưu tập thứ ba “My Dear” vào ngày 4/7

Bà Rịa - Vũng Tàu đón thêm một di tích quốc gia đặc biệt

Mùa ROXMei đẹp và chất của ROX Group

Báo chí - đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Báo chí phải góp phần nhân lên ngọn lửa nhân văn trong xã hội

Đại diện Canada và Việt Nam đạt giải Trang phục Dân tộc đẹp nhất

“GOm Show” - nơi gốm cất lên hồn dân tộc

“Theo dấu chân Người” tái hiện hành trình Bác Hồ tìm đường cứu nước
