Tag

Khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin tức 20/03/2023 09:00
aa
Sáng 20/3, tại Nhà Quốc hội, thực hiện chương trình phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và lĩnh vực kiểm sát.
Hoạt động của Quốc hội nhất định sẽ ngày càng dân chủ, sáng tạo và thiết thực hơn Đại biểu băn khoăn trước sự "chuyển mình" chậm chạp của các dự án xử lý rác thải, cải tạo nguồn nước Các đại biểu HĐND TP nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ánh đúng nguyện vọng cử tri Đảm bảo các nghị quyết đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Phiên Chất vấn lần này là dịp để các trưởng ngành cung cấp đến công chúng, cử tri những thông tin chính thống về kết quả công tác của ngành mình; Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành Tư pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên chất vấn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, thực hiện quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, trên cơ sở tổng hợp các nguồn thông tin, xuất phát từ tình hình thực tế và thống kê việc trả lời chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định lựa chọn chất vấn 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và lĩnh vực kiểm sát để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thường kỳ tháng 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phiên chất vấn được tổ chức tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội, kết nối truyền hình trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, với sự tham gia của Chánh án Tòa án Nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tòa án cấp cao, tòa án quân sự và nhiều đại biểu có liên quan.

Phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát.

Nâng cao chất lượng công tác ngành Tòa án

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, ngành Tòa án và ngành Kiểm sát Nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm hệ thống pháp luật được thực hiện nghiêm minh, góp phần tích cực vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trong thời gian qua, mặc dù số lượng các loại vụ án phải thụ lý giải quyết tăng nhiều và có tính chất ngày càng phức tạp, trong khi số lượng biên chế được giao không tăng thêm, chất lượng biên chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ… nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực lớn của cán bộ, công chức, viên chức Tòa án Nhân dân, chất lượng, hiệu quả công tác xét xử của các Tòa án ngày càng được nâng lên.

Tỷ lệ các bản án quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan được hạn chế ở mức thấp; Hầu hết các vụ việc được giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật; Công tác tổng kết thực tiễn xét xử tiếp tục được tăng cường cả về phương thức thực hiện cũng như chất lượng; Công tác phát triển án lệ được chú trọng ban hành; Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội được tích cực triển khai thực hiện…

Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nổi lên là: Một số vụ án giải quyết quá thời hạn luật định do nguyên nhân chủ quan; Tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; Các phản ánh vướng mắc gửi về Tòa án Nhân dân tối cao còn chậm; Một số vấn đề cần ban hành quy phạm pháp luật có nội dung chuyên sâu, phức tạp hoặc thực tiễn chưa phát sinh còn chưa kịp thời; Quy trình lựa chọn và phát triển án lệ vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, số lượng án lệ được ban hành trong một số lĩnh vực còn ít; Việc đầu tư, lắp đặt trang thiết bị phục vụ xét xử trực tuyến đồng bộ còn hạn chế…

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội trên cơ sở nhìn thẳng vào các hạn chế, tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác của ngành, trong đó tập trung chất vấn các nhóm vấn đề:

Một là, giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

Hai là, công tác cán bộ của ngành Tòa án; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của Thẩm phán và các công chức ngành Tòa án; việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Tòa án;

Ba là, công tác tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ;

Bốn là, việc triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến, nhất là việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho xét xử trực tuyến.

Khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự phiên chất vấn

Khối lượng công việc tăng gấp đôi trong 10 năm

Đối với ngành Kiểm sát Nhân dân, Chủ tịch Quốc hội cho biết, với hoạt động đặc thù thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, ngành Kiểm sát Nhân dân đã không ngừng phấn đấu, hoàn thành ngày càng tốt hơn trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Hơn 10 năm qua, với khối lượng công việc phải thực hiện tăng lên gấp đôi, yêu cầu pháp luật ngày càng cao, biên chế, chế độ, chính sách, cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng với phương châm “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, Kỷ cương - Thực chất, hiệu quả”, “Liêm chính, vượt khó, chuyên nghiệp”, toàn ngành Kiểm sát đã thực hiện nhiệm vụ khá toàn diện trên tất cả các mặt.

Từ đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng công tác cán bộ cho đến việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về hình sự, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự, hành chính; Việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cũng được chú trọng nâng cao về chất lượng…

Tuy nhiên, ngành vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Còn xảy ra một số trường hợp Tòa án trả hồ sơ để yêu cầu khởi tố tội phạm mới và người phạm tội mới; Đình chỉ vụ án, đình chỉ quyết định khởi tố bị can do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm; Có trường hợp Viện Kiểm sát phải rút quyết định truy tố; Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm án hành chính, kháng nghị giám đốc thẩm án dân sự chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội; Trong hoạt động cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vẫn còn tình trạng tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố vụ án hình sự…

Do đó, để khắc phục được những hạn chế, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn vào những nhóm vấn đề sau:

Thứ nhất, giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng; Không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; Tăng cường chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa.

Thứ hai, giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự; Kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự, hành chính; Việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thứ ba, công tác cán bộ của ngành kiểm sát; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của kiểm sát viên và các công chức của Viện Kiểm sát; Việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành kiểm sát;

Cuối cùng, giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, nhất là nâng cao tỷ lệ phát hiện tội phạm; Tăng cường rà soát để kịp thời giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền.

Khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Toàn cảnh phiên chất vấn

Khẳng định vị trí, vai trò của ngành Tư pháp

Cho biết, thời gian chất vấn chỉ trong một ngày, nội dung chất vấn cả 2 lĩnh vực đều có phạm vi rộng, bao quát hầu hết chức năng, nhiệm vụ của 2 cơ quan, do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, không nên đi sâu vào các vụ án cụ thể, tranh luận một cách thẳng thắn, trách nhiệm, mang tính xây dựng cao để góp phần làm rõ thực trạng và đề xuất được các giải pháp phù hợp, hữu hiệu.

Mỗi chất vấn không quá 1 phút; Thời gian tranh luận không quá 2 phút.

Các trưởng ngành với kinh nghiệm nghị trường cũng như công tác lâu năm trong lĩnh vực phụ trách, cố gắng trả lời thẳng thắn, ngắn gọn, đúng trọng tâm, làm rõ những chất vấn đại biểu Quốc hội nêu; Đồng thời đưa ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành lĩnh vực quản lý, đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Trong quá trình chất vấn, Chủ tọa sẽ mời thêm một số Bộ trưởng, thành viên Chính phủ tham gia giải trình làm rõ thêm vấn đề.

Với tinh thần xây dựng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, phiên chất vấn lần này là dịp để các trưởng ngành cung cấp đến công chúng, cử tri những thông tin chính thống về kết quả công tác của ngành mình. Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để làm cơ sở thực hiện và giám sát.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng rằng, qua phiên chất vấn sẽ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành Tư pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn mới; nhất là phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành cơ bản mục tiêu “Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” như Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII đã xác định.

Đọc thêm

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Thời sự

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Sáng 13/6, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thăm, làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Cùng dự buổi làm việc, có đại diện lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành liên quan.
Cử tri kiến nghị giải pháp giảm mật độ giao thông phố cổ Tin tức

Cử tri kiến nghị giải pháp giảm mật độ giao thông phố cổ

TTTĐ - Sáng 13/6, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn và các đại biểu HĐND thuộc đơn vị bầu cử số 2 đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, trước Kỳ họp thứ 17 HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Tiếp tục triển khai đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế Tin tức

Tiếp tục triển khai đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế

TTTĐ - Sáng 13/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2024 - là phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 5 của năm 2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Quan hệ Việt Nam – Đức không ngừng được củng cố, vun đắp và phát triển Tin tức

Quan hệ Việt Nam – Đức không ngừng được củng cố, vun đắp và phát triển

TTTĐ - Chiều 12/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Hà Nội tổ chức phiên giải trình về giải quyết kiến nghị cử tri Tin tức

Hà Nội tổ chức phiên giải trình về giải quyết kiến nghị cử tri

TTTĐ - Ngày 14/6, Thường trực HĐND TP Hà Nội sẽ tổ chức phiên họp nghe giải trình về việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay trên địa bàn TP Hà Nội.
Sẵn sàng về mọi mặt triển khai Luật Thủ đô khi được thông qua Tin tức

Sẵn sàng về mọi mặt triển khai Luật Thủ đô khi được thông qua

TTTĐ - Huyện Chương Mỹ nghiên cứu, chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, sẽ có đầy đủ căn cứ để tham mưu thành phố và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt Thời sự

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt

Chiều 12/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt để đánh giá về tình hình và kết quả công việc tháng 4, 5/2024 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tham dự cuộc họp, có đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Giữ tinh thần tiên phong của tuổi trẻ, đổi mới của báo chí số Tin tức

Giữ tinh thần tiên phong của tuổi trẻ, đổi mới của báo chí số

TTTĐ - Sáng 12/6, đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, nhân kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024).
Đề xuất Hà Nội được áp dụng biện pháp hành chính mạnh hơn Tin tức

Đề xuất Hà Nội được áp dụng biện pháp hành chính mạnh hơn

TTTĐ - TP Hà Nội cần được quyền áp dụng một số biện pháp hành chính mạnh hơn trong trường hợp bất khả kháng để quản lý tốt hơn, thực hiện đúng các quy hoạch phát triển Thủ đô.
Xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, lan tỏa văn hoá Tin tức

Xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, lan tỏa văn hoá

TTTĐ - Thi đua phát triển văn hóa, xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh, lan tỏa những giá trị văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới.
Xem thêm