Tag

Khám phá Làng lụa Vạn Phúc - điểm du lịch hấp dẫn giữa lòng Hà Nội

Du lịch 19/05/2022 18:56
aa
TTTĐ - Nói đến làng dệt tơ lụa đẹp và nổi tiếng tại Việt Nam, không thể không nhắc đến Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông (Hà Nội) với những đường thêu chỉ và mẫu hoa văn tinh tế. Nhân dịp SEA Games 31 đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận, Vạn Phúc chính là điểm đến khám phá, trải nghiệm lý tưởng đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế.
Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”

Làng lụa hòa cùng SEA Games 31

Làng lụa Vạn Phúc (hay còn được gọi là làng lụa Hà Đông) nằm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10km. Vốn tồn tại hơn một nghìn năm, Vạn Phúc là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam.

Cổng chính làng lụa Vạn Phúc
Cổng chính Làng lụa Vạn Phúc

Sau hơn hai năm phải đóng cửa do dịch bệnh COVID-19, Làng lụa Vạn Phúc đã có một khoảng thời gian dài để tu sửa và trau chuốt lại hình ảnh. Đến nay khi đã được phép mở cửa trở lại đón khách, đây chính là một địa điểm lý tưởng để người dân và du khách ghé tham quan, trải nghiệm, mua sắm cũng như giới thiệu sản phẩm lụa trứ danh với bạn bè quốc tế trong dịp SEA Games 31 đang diễn ra tại Việt Nam.

Con đường ô đầy màu sắc nổi tiếng thu hút khách du lịch
Con đường ô đầy màu sắc nổi tiếng thu hút khách du lịch

Từ trung tâm Hà Nội, chúng ta có thể tới Làng lụa Vạn Phúc qua đường Nguyễn Trãi tới Bưu điện Hà Đông thì rẽ phải hoặc đi theo tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu. Mặc dù tại đây quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng nhưng Làng lụa Vạn Phúc vẫn ít nhiều giữ được vẻ đẹp cổ kính vốn có.

Chiếc máy dệt từ thời xa xưa được trưng bày thu hút đông đảo mọi người đến chiêm ngưỡng
Chiếc máy dệt từ thời xa xưa được trưng bày thu hút đông đảo mọi người đến chiêm ngưỡng

Làng lụa Vạn Phúc xưa kia có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Năm 1931, lần đầu tiên lụa Vạn Phúc được giới thiệu ra thị trường quốc tế ở Hội chợ Marseille và được người Pháp đánh giá là sản phẩm tinh xảo nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, lụa Vạn Phúc xuất sang các nước Đông Âu và đến nay được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.

Máy dệt – công cụ chính để tạo nên những dải lụa nổi tiếng tại nơi đây.
Máy dệt - công cụ chính để tạo nên những dải lụa nổi tiếng nơi đây

Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành Dệt nước ta. Lụa làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát.

Tại đây, du khách có thể ghé thăm những xưởng dệt, nhuộm vải nằm phía sau khu chợ lụa Vạn Phúc để tìm hiểu về quy trình dệt lụa, trực tiếp tiếp xúc với thợ thủ công hay thử trải nghiệm làm một vài công đoạn sản xuất các sản phẩm. Đặc biệt, đến với làng lựa, du khách còn có cơ hội được trải nghiệm làm tranh từ vải vụn tại Hợp tác xã VỤN Art - nơi có những con người khuyết tật đang làm việc tại đây.

Người thợ đang giám sát quy trình dệt một tấm lụa.
Người thợ đang giám sát quy trình dệt một tấm lụa

Nguyên liệu làm lụa Vạn Phúc chủ yếu là từ tơ tằm vì độ mềm mại, dẻo dai của nó. Để tạo ra những sản phẩm tơ lụa hoàn hảo, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn kì công như: Tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm, phơi căng… Ở bất kì công đoạn nào, người nghệ nhân cũng phải hết sức cẩn thận, túc trực theo dõi ngay cả khi công đoạn do máy móc thực hiện.

Tấm lụa đang trong giai đoạn hoàn thành.
Tấm lụa đang trong giai đoạn hoàn thành

Tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại, mẫu mã đa dạng. Hoa văn có bốn loại: Động vật, thực vật, đồ vật, hình họa. Trong các loại lụa cổ truyền, nổi tiếng nhất là lụa Vân. Loại lụa này có hoa nổi thì bóng mịn trên mặt lụa, hoa chìm thì chỉ thấy khi ra ánh sáng.

Khẳng định vị thế của làng lụa Hà Đông

Hiện nay, tại làng Vạn Phúc vẫn có gần 300 hộ dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Hầu hết các doanh nghiệp, hộ gia đình đều hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mỗi năm, làng sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề.

Cổng chính Trung tâm bảo tồn – phát triển Lụa Vạn Phúc chất lượng cao.
Cổng chính Trung tâm bảo tồn - phát triển lụa Vạn Phúc chất lượng cao

Tuy hiện tại có nhiều loại lụa không đảm bảo chất lượng được nhập từ nước ngoài, làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín và chất lượng của lụa Vạn Phúc nhưng người dân nơi đây vẫn đang cố gắng, chăm chút để tạo ra những sản phẩm tốt nhất và khẳng định lại vị thế của mình.

Đền thờ tổ nghề với không gian xanh mát rợp bóng cây
Đền thờ tổ nghề với không gian xanh mát, rợp bóng cây

Các điểm tham quan tại làng lụa Vạn Phúc mà du khách có thể ghé thăm như: Chùa Vạn Phúc; Đền thờ tổ nghề; Miếu Vạn Phúc; Trung tâm bảo tồn lụa Vạn Phúc; Trung tâm sinh vật cảnh, phố đồ cổ - đồ xưa; Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hay con đường bích họa đầy màu sắc phía trước sân đình làng...

Cửa hàng Thúy An chuyên cung cấp sản phẩm lụa chất lượng
Cửa hàng Thúy An chuyên cung cấp sản phẩm lụa chất lượng

Khép lại chuyến hành trình khám phá làng nghề truyền thống Vạn Phúc, chắc chắn du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời về nghề làm tơ lụa cùng với nghệ nhân nơi đây.

Những tấm lụa đầy màu sắc được trưng bày rất ngay ngắn và bắt mắt.Cửa hàng Thúy An chuyên cung cấp sản phẩm lụa chất lượng.
Những tấm lụa đầy màu sắc được trưng bày rất ngay ngắn và bắt mắt.
Những tấm lụa đầy màu sắc được trưng bày ngay ngắn và bắt mắt

Đặc biệt, trong thời gian này, Việt Nam chúng ta là nước chủ nhà tổ chức SEA Games 31, rất nhiều bạn bè quốc tế và du khách có dịp hội ngộ, tham quan những địa điểm du lịch, các di tích lịch sử và những làng nghề lâu đời của đất nước ta. Vì vậy, Làng lụa Vạn Phúc chính là một điểm đến khám phá văn hóa truyền thống lý tưởng. Những đoàn khách ngoại quốc đến đây sẽ là những “sứ giả” văn hóa, góp phần quảng bá thương hiệu lụa Vạn Phúc vươn xa trên thị trường quốc tế.

Đọc thêm

Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 Du lịch

Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025

TTTĐ - Khai mạc ngày 26/4, Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 hứa hẹn mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn, đưa Sa Pa trở thành điểm đến hàng đầu miền Bắc trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè năm nay.
Chợ đêm VUI-Fest Cát Bà có gì mà dân chơi hệ “sống xanh” thích thú đến vậy? Du lịch

Chợ đêm VUI-Fest Cát Bà có gì mà dân chơi hệ “sống xanh” thích thú đến vậy?

TTTĐ - Chợ đêm VUI-Fest là điểm check-in mới toanh tại Cát Bà với loạt kiosk lấy cảm hứng từ bìa carton siêu xinh, decor sống ảo cháy máy, hội tụ ẩm thực địa phương, sản vật thủ công và không gian chill đậm chất xanh.
Câu chuyện văn hóa bên những chuyến tàu đêm di sản Du lịch

Câu chuyện văn hóa bên những chuyến tàu đêm di sản

TTTĐ - “Chuyến tàu đêm di sản” là tour du lịch đêm thứ 6 của Thủ đô Hà Nội. Tour du lịch này đã kể những câu chuyện di sản của mảnh đất nghìn năm văn hiến theo một cách khác.
Để Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo… Nhịp điệu cuộc sống

Để Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo…

TTTĐ - Hội thảo quốc tế "Triển vọng phát triển du lịch gắn với Halal trên địa bàn TP Hà Nội" nhằm phát huy vai trò của Hà Nội như một điểm đến thân thiện và hấp dẫn cho du khách Hồi giáo, góp phần vào sự phát triển du lịch toàn diện và bền vững của Thủ đô.
Thảo cầm viên Sài Gòn miễn phí vé cho người sinh ngày 30/4 Du lịch

Thảo cầm viên Sài Gòn miễn phí vé cho người sinh ngày 30/4

TTTĐ - Thảo cầm viên Sài Gòn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) sẽ miễn phí vé cho tất cả du khách sinh vào tháng 4/1975 hoặc sinh ngày 30/4. Đặc biệt, người sinh vào ngày 30/4/1975 còn được tặng một phần quà.
Kết nối, phát huy giá trị, thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển Du lịch

Kết nối, phát huy giá trị, thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển

TTTĐ - Hà Nội sẽ kết nối, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc trên địa bàn trong quá trình tái thiết đô thị, gắn với phát triển không gian sáng tạo, thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô. Đây là mục đích của Kế hoạch tổ chức các hoạt động tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2025.
Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản Du lịch

Khơi sáng những trầm tích văn hóa, phát huy nét đẹp của di sản

TTTĐ - Sơn Tây - vùng đất có bề dày trầm tích lịch sử - văn hóa xứ Đoài được hòa quyện và cộng hưởng cùng các giá trị văn hiến ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội nhưng lại chứa đựng những nét đặc sắc riêng có của chốn “địa linh nhân kiệt”. Vì thế, trong suốt thời gian qua, Thị xã Sơn Tây đã không ngừng đổi mới tư duy; tập trung triển khai có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá gắn với công tác quản lý di tích, lễ hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xác lập vị trí mũi nhọn của “ngành công nghiệp không khói”.
Không chỉ sống ảo - tour 30/4 này còn khiến bạn thấy yêu nước theo cách riêng Du lịch

Không chỉ sống ảo - tour 30/4 này còn khiến bạn thấy yêu nước theo cách riêng

TTTĐ - Gợi ý tour check-in cờ đỏ sao vàng dịp lễ 30/4: Từ lễ thượng cờ uy nghiêm trên nóc nhà Đông Dương, đại cảnh sắc cờ ở Hạ Long, đến Cầu Vàng Đà Nẵng và Tây Ninh - địa chỉ đỏ phía Nam. Một hành trình sống ảo mà đầy tự hào.
Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới Du lịch

Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới

TTTĐ - Đây là chủ đề của Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 – một trong những sự kiện lớn của ngành Du lịch Hà Nội khai mạc 19h30, tối 11/4 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận, quận Hai Bà Trưng.
Vô vàn trải nghiệm hấp dẫn tại Fansipan dịp lễ 30/4 - 1/5 Du lịch

Vô vàn trải nghiệm hấp dẫn tại Fansipan dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Nếu bạn đang tìm kiếm một kỳ nghỉ hội tụ đủ các yếu tố: Giao thông thuận tiện, chi phí hợp lý, ẩm thực hấp dẫn và nhiều hoạt động ý nghĩa cho dịp 30/4 - 1/5, Fansipan (Sa Pa, Lào Cai) chính là lựa chọn hàng đầu tại miền Bắc.
Xem thêm