Tag

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”

Người Hà Nội 16/05/2021 08:00
aa
TTTĐ - Từng có khoảng thời gian, lụa Trung Quốc gắn mác Việt trà trộn vào thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của thương hiệu lụa Hà Đông lừng danh. Tuy nhiên, về Vạn Phúc mới thấy những tâm huyết của các nghệ nhân trong nỗ lực dệt nên từng tấm lụa óng ả, hảo hạng với mong muốn khẳng định chất lượng, bảo tồn thương hiệu truyền thống vốn có.
Làng nghề truyền thống tìm hướng tháo gỡ khó khăn trong mùa dịch Covid-19 Khơi dậy tiềm năng du lịch làng nghề của Hà Nội Nơi hội tụ tinh hoa các làng nghề truyền thống Bài 8: “Quê lụa” khoác lên mình tấm áo mới Bài 118: Lụa Vạn Phúc - nơi “chắp cánh” cho thương hiệu Việt
Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
Cổng làng lụa Vạn Phúc

Hơn 1.000 năm thăng trầm “Long gấm tiến vua”

Ngôi làng cổ thanh bình, rực rỡ sắc màu của những tấm lụa được bày bán trong các cửa tiệm san sát nhau, Vạn Phúc luôn mở cửa chào đón khách du lịch. Họ đến đây vì yêu mến, muốn chiêm ngưỡng những sản phẩm được làm từ lụa Hà Đông mà từ lâu đã đi vào thi ca như một biểu tượng của nét đẹp văn hóa. Đứng trước khung cảnh nên thơ ấy, ít ai biết rằng, để có thể duy trì và phát triển, những người giữ lửa nghề dệt của làng Vạn Phúc đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”

Để tìm hiểu lịch sử của làng nghề, chúng tôi ghé thăm xưởng dệt của nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Bên cạnh những âm thanh lách cách nhịp nhàng của máy dệt, ông Hà bồi hồi kể lại: “Cách đây hơn 1.000 năm, người dân ở ngôi làng ven sông Nhuệ thanh bình đã trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Lụa gấm Vạn Phúc được sử dụng để may long bào, quốc phục triều đình trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

Từ năm 1931, lụa Vạn Phúc đã được giới thiệu tại các hội chợ ở Pháp và được người Pháp đánh giá là sản phẩm “Đệ nhất tinh xảo” của vùng Đông Dương. Khoảng những năm 1958 - 1988, hầu hết sản phẩm lụa Vạn Phúc được xuất sang các nước Đông Âu và sau này mở rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới”.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
Lụa Vạn Phúc - “Long gấm tiến vua”

Lụa Vạn Phúc nổi tiếng bởi độ tinh xảo, vẻ đẹp đặc biệt với rất nhiều mẫu: Gấm, vóc, vân, the, lĩnh, sa, đũi... Trong đó, nổi tiếng nhất là lụa vân với hàng chục mẫu khác nhau. Đây là loại lụa mà hoa văn được dệt nổi chìm trên mặt lụa mượt, có đặc điểm ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.

Vang bóng một thời nhưng vào những năm đầu của thập niên 90, làng lụa Vạn Phúc bắt đầu rơi vào thoái trào khi kinh tế tập thể không theo kịp xu hướng phát triển của xã hội. Nguồn thu nhập quá bấp bênh khiến nhiều người trong làng đã bỏ nghề dệt lụa. Thời gian đó vẫn có những nghệ nhân “cố sống, cố chết với nghề” khi bỏ nhiều vốn liếng đầu tư máy dệt bằng động cơ để phát triển kinh tế gia đình.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”

Quá trình đô thị hóa cũng khiến quỹ đất để trồng dâu không còn nhiều dẫn đến khan hiếm trầm trọng nguồn nguyên liệu làm tơ. Khó khăn chồng chất khó khăn, một số thương nhân còn nhập lụa Trung Quốc về gắn mác lụa Hà Đông để bán ra thị trường đã ảnh hưởng đến danh tiếng truyền thống của lụa Vạn Phúc.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
Những sản phẩm từ lụa Vạn Phúc

Nỗ lực bảo vệ thương hiệu

Dành nhiều tâm huyết, tình cảm cho nghề dệt truyền thống của cha ông để lại nhưng những khó khăn liên tiếp đã khiến nhiều nghệ nhân băn khoăn, trắc trở với nghề. Việc phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm trôi nổi, giá thành rẻ trong khi nguồn nguyên liệu và nhân lực tay nghề cao ngày càng ít, đồng thời thế hệ kế cận không còn nhiều người mặn mà với nghề đã khiến nghề dệt lụa Vạn Phúc bị mai một dần. Trắc trở là vậy nhưng ông Hà cùng những nghệ nhân trong làng vẫn luôn không ngừng tìm ra những đường hướng mới để phát triển.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
Nghệ nhân Phạm Khắc Hà

Về vấn đề giải quyết thiếu hụt nguồn nguyên liệu chất lượng, được sự cho phép của Quận ủy Hà Đông, các nghệ nhân làng lụa đã cất công vào tận các nhà máy sản xuất tơ đạt tiêu chuẩn quốc tế ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) để ký kết hợp đồng cung cấp tơ dệt dài hạn. Nguồn nguyên liệu tốt cộng với những kỹ thuật nhuộm, dệt thượng thừa của các nghệ nhân khiến Vạn Phúc tiếp tục vươn lên với những sản phẩm bền đẹp, đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng khó tính.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
Tấm lụa có dòng chữ “Lụa Hà Đông”

Để thương hiệu sản phẩm không bị lẫn với hàng nhái, hàng giả, Ban Chấp hành Hội làng nghề Vạn Phúc đã tập huấn và quán triệt các hộ sản xuất dệt hoa văn có tên thương hiệu “Lụa Hà Đông” và tên của chính các hộ ở mép sản phẩm bằng kỹ thuật dệt đặc biệt. “Sau nhiều lần đưa lụa Vạn Phúc tham gia các hội chợ có quy mô lớn để khẳng định chất lượng, rất nhiều khách hàng từ bốn phương đã biết đến và tìm mua những tấm lụa có dòng chữ “Lụa Hà Đông” được dệt nổi ở mép vải. Những tấm lụa ấy, họ chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở đây”, ông Phạm Khắc Hà chia sẻ.

Làng lụa Vạn Phúc lưu truyền thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo”
nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc giới thiệu sản phẩm lụa tiến vua
Hiện cả làng Vạn Phúc có 164 hộ với 265 máy dệt đang hoạt động. Trong đó, 34 gia đình nghệ nhân và thợ giỏi có trình độ dệt lụa tinh xảo vẫn sản xuất và tiêu thụ ổn định. Nhờ vậy, những thế hệ trẻ của làng Vạn Phúc đã có thêm nhiều động lực để tiếp tục lưu truyền, giữ lửa nghề dệt lụa truyền thống. Từ đó, thương hiệu “Đệ nhất tinh xảo” của làng lụa Vạn Phúc ngày càng phát triển hơn.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm