Khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ
![]() |
Thông tin tại cuộc họp chiều 13/10, ông Trần Quang Hoài, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho hay: "Từ ngày 10-11/10, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới đã gây mưa lớn tại các tỉnh Thái Bình, Yên Bái, Sơn La, các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ với tổng lượng mưa từ 250-350mm. Riêng tại Hòa Bình, lượng mưa phổ biến từ 350-450mm, đặc biệt tại Bất Bọt (Thanh Hóa) lên đến trên 600mm".
Mưa lớn đã gây đợt lũ ở mức báo động 1 đến báo động 2 ở các sông Nghệ An, Hà Tĩnh, lũ ở mức trên báo động 3 ở các sông tại Thanh Hóa. Đặc biệt, tại hệ thống sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình đã xảy ra trận lũ lịch sử, đỉnh lũ tại trạm Bến Đế là 5,53m, trên báo động 3 là 1,53m và vượt mức lũ lịch sử năm 1985 là 0,29m. Ngập lụt trên diện rộng đã xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình. Mưa lớn cũng gây lũ quét, sạt lở đất tại nhiều tỉnh miền núi phía bắc là Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra sạt lở đất tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình, ngập úng trên diện rộng tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Toàn cảnh buổi họp
Sau ba ngày xảy ra mưa lũ, tại các địa phương có lũ đi qua đã phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Theo báo cáo nhanh của các địa phương, tính đến 14h chiều ngày 13/10 đã ghi nhận 55 người chết (bao gồm: Sơn La 6 người, Yên Bái 6 người, Hòa Bình 18 người, Thanh Hóa 14 người, Nghệ An 9 người, Hà Nội 2 người), mất tích 38 người (bao gồm: Sơn La 2 người, Yên Bái 7 người, Thái Bình 14 người, Thanh Hóa 5 người, Quảng Trị 1 người) và bị thương 31 người (gồm: Sơn La 3 người, Yên Bái 7 người, Thái Bình 6 người, Hòa Bình 9 người, Thanh Hóa 5 người, Hà Tĩnh 1 người).
Về sự cố sạt lở đất vùi lấp 4 hộ dân với 18 người tại Xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã huy động trên 300 người cùng phương tiện, thiết bị để tìm kiếm cứu nạn. Đến chiều ngày 12/10 đã tìm thấy 9 thi thể nạn nhân bị vùi lấp, còn 9 người mất tích, hiện vẫn đang tiếp tục tìm kiếm. Số liệu thống kê của các địa phương cũng cho thấy, trận mưa lũ vừa qua đã làm sập 189 căn nhà, 30.827 căn nhà bị ngập sâu trong nước. Mưa lũ cũng làm thiệt hại 22.926 ha lúa và 29.192 ha ngô, hoa màu, rau màu; 5.747 con gia súc và 174.793 con gia cầm bị chết và cuốn trôi.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho hay: "Đợt áp thấp vừa qua gây mưa rộng từ Quảng Nam ra đến Hòa Bình, Yên Bái… chia làm 2 đợt mưa trước và sau áp thấp nhiệt đới. Dự báo cơ bản sát với thực tế. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố gây mưa cực đoan ở Hòa Bình chỉ trong vòng 6 tiếng với lượng mưa gần 300 mm, có thời điểm lên tới 500 mm. Ứng phó với lượng mưa cực đoan càng khó", ông Cường nói.
Theo ông Cường, để khắc phục phải cải thiện dần từng bước, trong đó từ hệ thống quan trắc, giám sát từ xa, cảnh báo hiện đại, sử dụng khoa học công nghệ mới để kịp thời có thông tin ứng phó, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.
Cũng dự cuộc họp, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết thêm: "Dự báo càng gần thời điểm áp thấp nhiệt đới đổ bộ sẽ càng chính xác. Áp thấp nhiệt đới càng xa thì độ chính xác sẽ giảm dần".
Ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng cục Phòng chống thiên tai phát biểu tại cuộc họp
Sau đợt mưa lũ lớn nay, dự báo cơn bão số 11 sẽ tiến vào khu vực từ Quảng Ninh đến TT-Huế, ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng cục Phòng chống thiên tai, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai lưu ý: "Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bão số 11 đã vào biển Đông, giật trên cấp 13. Hiện cũng chưa thể dự báo chính xác về lượng mưa. Các hồ chứa hiện tại gần như đầy nước. Các hồ ở Nghệ An, Hòa Bình đều đã nước đầy. Biện pháp chúng tôi đang thực hiện là hạ thấp mực nước ở các hệ thống hồ chứa xung yếu. Hệ thống đê điều đang gấp rút tu sửa, khắc phục, tổ chức tuần tra, canh gác".
Để đối phó và khắc phục hậu quả sau mưa lũ, ông Trần Quang Hoài, nhấn mạnh: Để khắc phục, chúng tôi thấy đây là bài toán khó nhưng dần từng bước cải thiện nhận định lượng mưa, đặc biệt là mưa cực đoan. Trong đó có tăng cường các trạm đo mưa tự động, các ra đa, kết hợp các mô hình từ các nước để có những cảnh báo chính xác, tin cậy, sớm hơn. Bên cạnh đó, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, tình hình xả lũ các hồ chứa tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và cơn bão số 11 (Khanun) để cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân chủ động các biện pháp phòng tránh.
Ngoài ra, các địa phương cần tiến hành rà soát thống kê dân cư tại các vùng đất trũng ở bãi sông, hạ du các hồ chứa, các khu trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đặc biệt, cần chủ động thu hoạch lúa, hoa màu đã đến kì thu hoạch theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", khẩn trương tiêu úng cho các diện tích hoa màu.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng

Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp

Cảnh sát đang điều tra việc một phụ nữ tử vong nghi sét đánh

Hải Phòng: Nhiều cán bộ Đoàn được tín nhiệm chức vụ chủ chốt

Xã Trung Giã kiện toàn tổ chức Hội Phụ nữ cấp cơ sở

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Triển lãm thành tựu đất nước kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

Chỉ đạo làm rõ thông tin lấn chiếm đất công ở KĐT Đại Thanh

Giải pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhóm người yếu thế

Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C
