Tag

Khát vọng của kỹ sư bỏ phố lên rừng, mong đưa sâm Ngọc Linh ra thế giới

Nông thôn mới 04/01/2022 07:30
aa
TTTĐ - Không chỉ gìn giữ, phát triển cây sâm Ngọc Linh - món quà trời ban cho Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Vũ còn đang tạo kế sinh nhai cho hàng trăm đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum. Tất cả đều mong muốn cùng đưa sâm Ngọc Linh vươn rộng, vươn xa khắp thế giới.
Nutifood đầu tư vào sâm Ngọc Linh, cú hích lớn cho sự phát triển "quốc bảo" Việt Nam Sâm Ngọc Linh sẽ tạo nên dấu ấn lịch sử mới Phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh Cần bảo hộ thương hiệu sâm Ngọc Linh trên thị trường quốc tế Thủ tướng khánh thành trung tâm sản xuất sâm Ngọc Linh quy mô lớn tại Kon Tum

Cơ duyên với “lộc trời” - sâm Ngọc Linh

Đến với cây sâm Ngọc Linh, ông Nguyễn Tuấn Vũ - Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sâm Việt Nam (Công ty Sâm Việt Nam) ví như một cơ duyên và mang nặng cả nỗi niềm về trách nhiệm. Ông chia sẻ: “Vốn là một kỹ sư xây dựng, khi tận mắt thấy bố mắc bệnh mất, không cách gì cứu chữa, tôi đã rất buồn. Trong tâm trí tôi từ lúc đó đã đau đáu một suy nghĩ là sẽ làm bất cứ điều gì để nghiên cứu các loại dược liệu để cứu người, giúp đời”.

ông Nguyễn Tuấn Vũ bên vườn sâm Ngọc Linh do người dân Kon tum trồng
Ông Nguyễn Tuấn Vũ bên vườn sâm Ngọc Linh do người dân Kon Tum hợp tác trồng

Theo ông Vũ, thực tế thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam rất nhiều loại thảo dược quý hiếm, có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe rất tốt, nhất là tại các khu vực có nhiều núi cao, rừng sâu như Tây Nguyên, Quảng Nam... Trong một lần tình cờ đọc được thông tin về sâm Ngọc Linh, biết được những giá trị to lớn của loại sâm này đối với sức khỏe, ông Vũ đã quyết định bán nhà ở TP Hồ Chí Minh, “đổ vốn” thành lập doanh nghiệp chuyên về đầu tư, phát triển cây sâm nói riêng và các loại cây thảo dược nói chung.

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về sâm Ngọc Linh, ông Vũ đã quyết định chọn Kon Tum là nơi khởi nghiệp. “Đến Kon Tum cũng là một cái duyên đối với tôi. Bởi lẽ, Kon Tum là một trong các tỉnh nghèo nhưng cũng được trời phú cho một loại dược liệu quý nhất cả nước. Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn có thể hỗ trợ người dân và đồng bào dân tộc thiểu số sống quanh khu vực núi Ngọc Linh có được công việc ổn định, cuộc sống no đủ hơn. Xa hơn là phụng sự cộng đồng và mang sâm Việt Nam vươn rộng, vươn xa hơn nữa trên thế giới”.

Để thực hiện hóa ước mơ của mình, ông Vũ đã thành lập Công ty CP Dược liệu Núi Ngọk (tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam).

Ngoài ra, Công ty Sâm Việt Nam còn ký hợp đồng liên kết đầu tư, phát triển vườn sâm với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (người Xơ Đăng). Cụ thể, trong năm 2020, Công ty Sâm Việt Nam ký hợp đồng liên kết với hộ ông A.K (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mo Rông) để cùng đầu tư và phát triển 5ha sâm; Ký kết hợp tác với hộ ông A.L (xã Tê Xăng, huyện Tu Mo Rông) đầu tư trồng vườn sâm tại 2 khu đất thôn Đăk Viên và thôn Tu Thó (đều thuộc xã Tê Xăng). Trong năm 2021, Công ty Sâm Việt Nam ký hợp đồng liên kết đầu tư, phát triển vườn sâm với hộ ông A.P (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông)…

Đưa sâm Ngọc Linh vươn ra thế giới

Theo ông Vũ, việc liên kết, hợp tác đầu tư và phát triển vườn sâm Ngọc Linh với các hộ dân rất được khuyến khích và Công ty Sâm Việt Nam thực hiện theo đúng quy định của luật pháp. Doanh nghiệp cam kết bỏ vốn, chi phí mua giống, chi phí chăm sóc, bảo vệ vườn cây. Các hộ dân thì bỏ công chăm sóc, bảo vệ và theo dõi vườn cây phát triển… Toàn bộ thành phẩm thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu cho các hộ dân.

Theo chia sẻ của đại diện Công ty Sâm Việt Nam: “Hiện nay, doanh nghiệp đã liên kết với các hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số nhằm cải thiện đời sống, kế sinh nhai với diện tích rừng trồng sâm khoảng 10ha. Bên cạnh đó, chúng tôi có đội ngũ nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm, với tổng diện tích khu nghiên cứu là 1.700m2, tọa lạc tại khu nông nghiệp công nghệ cao, thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

Ngoài đầu tư cho cây sâm, doanh nghiệp còn có vùng nguyên dược liệu hàng chục héc ta, là nơi chăm sóc và phát triển các loại dược liệu quý như: Giảo cổ lam, tử diệp thảo, đương quy, hồng đẳng sâm, trà dây, sa nhân, ba kích tím...”.

đội ngũ nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm
Đội ngũ nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm Công ty Sâm Việt Nam

Nói về cây sâm Ngọc Linh, ông Vũ cho biết, ông đã đi nhiều vùng trồng sâm của Hàn Quốc, được tiếp xúc, làm việc với nhiều chuyên gia về sâm của nước này và đều được nghe họ khen ngợi hết lời về cây sâm Ngọc Linh.

Đặc biệt, sâm Ngọc Linh là một trong những niềm tự hào và cũng là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với nền y học thế giới. Đó cũng là lý do mà trong lễ khánh thành công trình xây dựng “Trung tâm quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh” diễn ra ngày 5/9/2018, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Thủ tướng Chính phủ) nêu rõ: Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam.

Ông Vũ cũng chia sẻ thêm, theo các nhà nghiên cứu dược liệu, các dược chất quý trong sâm Ngọc Linh là “độc nhất vô nhị”, bởi thân rễ sâm Ngọc Linh chứa tới 52 hợp chất saponin; Trong đó, có tới 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác. Vì thế, giới chuyên gia về sâm đã xếp sâm Ngọc Linh là một trong 5 cây sâm quý nhất trên thế giới.

Cậy sâm Ngọc Linh khi ươm tạo
Cây sâm Ngọc Linh khi ươm tạo...
Cây sâm Ngọc Linh xanh tốt dưới tán rừng già Kon Tum
Sâm vươn mình xanh tốt dưới tán rừng già Kon Tum

Có điều khiến ông Vũ vẫn đau đáu cho đến nay là dù có được loại sâm quý nhất thế giới nhưng các chuyên gia lại cho rằng Việt Nam vẫn chưa đạt được đẳng cấp như Hàn Quốc là đưa cây sâm trở thành loại cây biểu tượng để cả thế giới biết đến. Việt Nam vẫn chưa phát triển cây sâm thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Vì vậy, việc Công ty Sâm Việt Nam nỗ lực đầu tư và phát triển sâm Ngọc Linh ở Kon Tum cũng nhằm mục đích góp phần cùng địa phương phát triển một ngành kinh tế đặc thù - lấy cây sâm làm một trong những ngành chủ đạo, mũi nhọn; Nỗ lực phát triển cây sâm thành loại cây hàng hóa, phổ biến cho người dân cùng tham gia đầu tư, phát triển các vườn sâm quý, vừa như một phương cách tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số có công ăn việc làm, có thu nhập, vừa xóa đói - giảm nghèo. Đặc biệt, qua đó cũng góp phần sớm đưa sâm Ngọc Linh Việt Nam sánh vai cùng thương hiệu đẳng cấp như một số loại sâm quý khác trên thế giới.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm