Không có nền văn hóa cao hay thấp, chỉ có sự khác biệt
|
Đây là lời khuyên của ông Benoit Bazoge, Giáo sư, Phó Hiệu trưởng phụ trách quốc tế của Trường Quản lý, ĐH Quebec tại Montreal (ESG UQAM), Canada dành cho các doanh nhân, học viên Việt Nam tại tọa đàm “Ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa trong kinh doanh quốc tế” do Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD) phối hợp với Trường Quản lý, Đại học Quebec tại Montreal (ESG UQAM), Canada tổ chức vào chiều 31/5/2018.
Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Chương trình Thạc sĩ Quốc tế IMD@NEU của Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Giáo sư Benoit Bazoge chia sẻ những nghiên cứu về “Ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa trong kinh doanh quốc tế” đến các doanh nhân, học viên Việt Nam
Là người đã có kinh nghiệm giảng dạy và làm việc tại rất nhiều các quốc gia khác nhau, ông Bazoge đã đưa ra hàng loạt các ví dụ về khác biệt trong văn hóa, trong đời sống, trong kinh doanh, cũng như trong đàm phán giữa châu Á và khu vực Bắc Mỹ, giữa Mỹ và Canada, thậm chí là giữa vùng nói tiếng Pháp và vùng nói tiếng Anh tại Canada.
Để thích ứng tốt hơn với môi trường kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa, ông Bazoge khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà quản lý và các bạn trẻ tại Việt Nam nên tận dụng cơ hội để đi du lịch tới các quốc gia khác nhau trên thế giới, trau dồi ngoại ngữ.
Ông cũng nhấn mạnh bài học rằng bất chấp sự khác biệt giữa các nền văn hóa, mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh cần được xây dựng dựa trên những nguyên tắc có lợi cho cả hai bên và sự tôn trọng lẫn nhau.
Là Giáo sư, Phó Hiệu trưởng phụ trách quốc tế của Trường Quản lý, ĐH Quebec tại Montreal (ESG UQAM), Canada, với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau, ông Benoit Bazoge am hiểu sâu sắc về văn hóa kinh doanh tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Ông là người sáng lập và điều hành các chương trình của ESG UQAM tại châu Á, trong đó có chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Cao cấp (Executive MBA), hợp tác với ĐH Kinh tế Quốc dân.
Cũng tại sự kiện này, bà Phạm Hải Chung, chuyên gia nghiên cứu về giao thoa văn hóa và truyền thông, cũng chia sẻ về sự thành công của các thương hiệu nước ngoài ở thị trường Việt Nam và giải đáp câu hỏi tại sao các thương hiệu này luôn trong tâm trí người tiêu dùng Việt; cũng như giải đáp câu hỏi yếu tố văn hóa có tác động như thế nào đến sự xuất hiện và tồn tại các thương hiệu đó trong tâm trí người Việt.
Bà Phạm Hải Chung là chuyên gia trong lĩnh vực giao thoa văn hóa và truyền thông. Bà đã từng làm việc và hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có ActionAid, SIDA… Hiện bà Chung đang là giảng viên tại Học viên Báo chí và Tuyên truyền; Trưởng ban Internet và Truyền thông, Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

Hơn 450 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia VIETNAM MEDI-PHARM 2025

Dự thảo Nghị định quy định về đăng ký doanh nghiệp: Lùi thời gian để cập nhật tình hình mới

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết đặc biệt
