Tag

Không được ép buộc người lao động đi làm thêm trong dịp nghỉ lễ

Nhịp sống trẻ 23/04/2024 14:41
aa
TTTĐ - Sáng 23/4, tại Đông Anh, Hà Nội, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động Trả lời đầy đủ các câu hỏi của người lao động về pháp luật

Giải đáp thắc mắc, băn khoăn của người lao động

Đây là hoạt động truyền thông chính sách thường niên của Báo Lao động Thủ đô. Sự kiện là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024; hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đồng thời, nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về ATVSLĐ và pháp luật lao động.

Đại diện lãnh đạo thành phố tham dự chương trình
Đại diện lãnh đạo thành phố tham dự chương trình

Buổi Đối thoại có các chuyên gia: Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Luật sư Đặng Văn Thành - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Nam Long - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh…

Dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực Tuyến có các đại biểu: Ông Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; ông Nguyễn Chính Hữu, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô… Cùng hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.

Hơn hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động
Hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham dự sự kiện

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách, đồng chí Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết, trong những năm gần đây, hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về lao động của nước ta tiếp tục được hoàn thiện; các tiêu chuẩn về lao động cơ bản được bảo đảm, nhất là về vệ sinh, an toàn. Tuy nhiên, chúng ta đang sống và làm việc trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quá trình chuyển đổi số, tự động hóa ngày càng sâu rộng... làm gia tăng sức ép về lao động, tác động trực tiếp đến người lao động, công nhân.

Đại biểu tặng hoa cho các chuyên gia
Đại biểu tặng hoa cho các chuyên gia

Trong khi đó, điều kiện làm việc ở nhiều cơ sở còn hạn chế, tình trạng nhà xưởng chật hẹp, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, dễ xảy ra tai nạn lao động; môi trường làm việc độc hại, bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, ánh sáng, hóa chất… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và điều kiện lao động của công nhân; tình hình tai nạn lao động vẫn xảy ra…

Ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu
Ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu

Chính vì thế, buổi Giao lưu, đối thoại được tổ chức với chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và Pháp luật lao động”, tập trung vào các chế độ, chính sách về lao động, đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động, về an toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động có thể từ chối đi làm thêm dịp nghỉ lễ 30/4 này không?

Đó là một trong những câu hỏi tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Thành - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, theo quy định tại Điều 107, Bộ Luật Lao động 2019, khi làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại từ như việc làm thêm liên quan đến an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người thì công nhân buộc phải đi làm theo điều động của người sử dụng lao động. Ngoài 2 trường hợp này, người sử dụng lao động không được ép buộc công nhân đi làm trong dịp lễ, nếu muốn, phải thoả thuận.

Người lao động đặt câu hỏi lại chương trình
Người lao động đặt câu hỏi lại chương trình

Về chế độ làm thêm giờ trong dịp nghỉ lễ của Bộ luật Lao động 2019, Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng yêu cầu phải được sự đồng ý của người lao động.

Cách tính tiền lương làm thêm giờ, theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng; Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm. Đối với lao động làm việc trong thị trường đặc biệt (may mặc, giày da…) thì không quá 300 giờ trong 1 năm.

Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày (tổng côgnj vào có thể lên đến 400% lương)

Tại chương trình, rất nhiều công đoàn viên, người lao động đã đặt câu hỏi về những thắc mắc, băn khoăn của bản thân như: khi xảy ra sự cố về an toàn vệ sinh lao động, công ty sẽ có biện pháp xử lý và hỗ trợ người lao động như thế nào và quy trình thông báo sự cố đến bộ phận quản lý an toàn lao động diễn ra như thế nào?; người lao động ở những ngành nghề nào thì được hưởng phụ cấp độc hại?; thẻ BHYT không ghi hạn thẻ đến ngày bao nhiêu mà chỉ ghi ngày bắt đầu, người lao động muốn biết hết hạn thẻ thì tra ở đâu?...

Các chuyên gia (từ trái qua phải): ông Nguyễn Nam Long - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh; bà Tô Thị Kim Định - Phó Giám đốc BHXH huyện Đông Anh; bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Luật sư Đặng Văn Thành - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Các chuyên gia trả lời những câu hỏi của công đoàn viên, người lao động

Tại chương trình, bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải xây dựng, ban hành kế hoạch về xử lý sự cố và ứng phó với tình huống nguy hiểm khẩn cấp xảy ra tại nơi làm việc, trong đó đã xác định rõ quy trình,trách nhiệm xử lý sự cố tai nạn lao động. Đối với người sử dụng lao động, khi có sự cố xảy ra thì trách nheiemj của người lao động là phải ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy thiết bị vật tư có nguy cơ tai nạn lao động, không được bắt buộc buộc người lao động phải tiếp tục làm làm việc tại nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, biện pháp khắc phục xả lý đã được quy định tại kế hoạch xử lý

Nếu sự cố tai nạn lao động xảy ra trong phạm vi đơn vị, doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải huy động nhân lực ứng phó kịp thời; nếu sư cố gây mất an toàn tại đơn vị, doanh nghiệp phạm vi ảnh hưởng tới địa phương thì chính quyền địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp xử lý và nếu vượt quá tầm xử lý của địa phương và doanh nghiệp thì phải báo cáo lên cấp trên để có chỉ đạo xử lý, ứng phó kịp thời.

Nhiều người lao động đã đặt câu hỏi tại chương trình
Nhiều người lao động đã đặt câu hỏi tại chương trình

Cũng theo chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân, hiện nay, theo Thông tư 11 đã có 1.883 nghề thuộc danh mục nặng nhọc độc hại và nguy hiểm (thuộc loại 4, loại 5, loại 6). Có Thông tư 19 bổ sung thêm ngành nghề thuộc ngành xây lắp, ngành y tế.

Việc xác định người lao động có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không thì chúng ta căn cứ vào Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

Theo quy định về tiền lương, người làm việc trong lĩnh vực nặng nhọc độc hại thì phụ cấp được tăng thêm 5% so với những người làm việc trong điều kiện bình thường.

Nếu người lao động làm những công việc thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐ-TB&XH ban hành (tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 01/3/2021) thì mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ tùy theo sự thỏa thuận giữa người lao động và cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

Đọc thêm

Hành trình hàng nghìn “chiến sĩ” Mùa hè xanh mang ánh sáng đến vùng cao Nhịp sống trẻ

Hành trình hàng nghìn “chiến sĩ” Mùa hè xanh mang ánh sáng đến vùng cao

TTTĐ - Với sức trẻ của hàng nghìn sinh viên và sự đồng hành của Quỹ Vì Tương lai xanh (Tập đoàn Vingroup), nhiều con đường quê tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa đang dần được thắp sáng bằng đèn năng lượng mặt trời, góp phần mang đến cuộc sống tốt hơn cho người dân nơi đây.
Nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng

TTTĐ - Dẫu biết rằng, theo quy luật sinh - tử, trong cuộc đời mỗi người đã bao lần phải vĩnh biệt những người thân yêu nhưng lần chia tay này, hàng triệu người dân, các bạn trẻ đã rơi nước mắt, đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về cõi vĩnh hằng.
Dòng sổ tang giản dị lay động lòng người Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Dòng sổ tang giản dị lay động lòng người

TTTĐ - Dòng chữ ghi trong sổ tang, xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của cô giáo 92 tuổi Đặng Thị Phúc chỉ vài câu ngắn ngủi nhưng khi đọc đến, có lẽ ai cũng nghẹn lòng.
Phút tiễn biệt Tổng Bí thư và lời thề thiêng liêng của người trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Phút tiễn biệt Tổng Bí thư và lời thề thiêng liêng của người trẻ

TTTĐ - Hàng nghìn bạn trẻ đã xếp hàng dài dọc bên đường để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Khi đoàn xe chở linh cữu đi qua, nhiều bạn đã đặt tay lên ngực trái như một lời thề khắc cốt ghi tâm những lời dạy của Tổng Bí thư, nguyện cống hiến, tiếp nối sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Nén đau thương, các lực lượng nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nén đau thương, các lực lượng nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự

TTTĐ - Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, thanh niên tình nguyện cùng đảm bảo an ninh, trật tự, hỗ trợ Nhân dân đến tiễn đưa Tổng Bí thư.
Nhân cách của Tổng Bí thư chạm đến trái tim của mỗi người Việt Nam Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Nhân cách của Tổng Bí thư chạm đến trái tim của mỗi người Việt Nam

TTTĐ - Trong trái tim thế hệ trẻ Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi là tấm gương sáng về sự giản dị, khiêm nhường và tinh thần tận hiến, hết lòng vì nước, vì dân. Nhiều bạn trẻ bày tỏ, nguyện học và làm theo lời dạy của Tổng Bí thư để thành những công dân tốt của đất nước.
Chan chứa tình cảm người trẻ dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Nhịp sống trẻ

Chan chứa tình cảm người trẻ dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sáng nay tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội), đoàn người vào viếng vẫn nối dài không ngừng nghỉ, trên mặt ai cũng mang một vẻ buồn, tiếc thương trước sự ra đi của một nhà lãnh đạo kiệt xuất.
Tình nguyện với tấm lòng tôn kính, cảm xúc thiêng liêng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tình nguyện với tấm lòng tôn kính, cảm xúc thiêng liêng

TTTĐ - Trong dòng người đến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch, có nhiều bạn trẻ và thanh niên tình nguyện Hà Nội miệt mài túc trực, hỗ trợ người dân vào viếng Tổng Bí thư. Họ cùng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và tri ân của thế hệ trẻ tới vị lãnh đạo mẫu mực, có đóng góp to lớn cho sự phát triển, thịnh vượng của dân tộc.
Những hình ảnh xúc động về áo xanh tình nguyện Đông Anh Nhịp sống trẻ

Những hình ảnh xúc động về áo xanh tình nguyện Đông Anh

TTTĐ - Sáng 26/7, tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, Đông Anh, Hà nội, ngay từ sáng sớm, đoàn người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng nối dài. Để phục vụ Nhân dân, các bạn đoàn viên thanh niên xã Đông Hội có mặt từ sáng sớm, luôn sẵn sàng vào nhiệm vụ.
Góp sức trẻ hỗ trợ người dân vào viếng Tổng Bí thư Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Góp sức trẻ hỗ trợ người dân vào viếng Tổng Bí thư

TTTĐ - Sáng nay (26/7), Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) từ 7h đến 13h.
Xem thêm