Kì thi THPT quốc gia 2018: Tăng 60 nghìn thí sinh so với năm trước
Nguồn tuyển đầu vào tăng
Ngày 27/4, Bộ GD-ĐT đã họp báo cung cấp thông tin về Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Kì thi THPT quốc gia 2018, tổng số thí sinh đăng kí dự thi là 925.964 em (năm 2017 là: 866.006 em). Trong đó: Học sinh đang học lớp 12 năm học 2017-2018 là: 868.980 (năm 2018: 786.304); Thí sinh tự do: 56.984 (Năm 2017: 33.0557); Số thí sinh đăng kí dự thi để xét công nhạ tốt nghiệp THPT là 237.354 em; Số thí sinh đăng kí dự thi để vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển sinh là: 642.587 em; Số thí sinh đăng kí dự thi chỉ để xét tuyển sinh là: 46.023 em.
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, kì thi THPT quốc gia năm nay có một số điều chỉnh về nội dung đề thi:
Cụ thể: Trong đề thi THPT Quốc gia có phần nội dung lớp 11, với tinh thần tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh nên sớm có đề thi tham khảo; với thí sinh đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, phải dự đủ hai bài thi này mới được công nhận xét tốt nghiệp; chấm thi, chỉ môn ngữ văn là tự luận, theo quy tắc làm tròn 2 chữ thập phân; việc tổ chức thi, thời gian chuyển đổi giữa các môn trong tổ hợp rút từ 20 phút xuống còn 10 phút…
Về chấm thi các môn thi vào bài thi tổ hợp làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 cho đến nay đúng kế hoạch.
Năm nay Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các địa phương chuẩn bị tốt để ngày 1.7 sẽ công bố kết quả thi cho các em.
Giảm chỉ tiêu với các trường sư phạm
Cũng theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, ổng chỉ tiêu tuyển sinh năm nay tăng hơn 1,2% so với năm 2017; Tuy nhiên, chỉ tiêu sư phạm giảm 38%. Bộ GD-ĐT chủ trương nâng cao ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Ngoài ra, so với năm 2017, tỷ lệ thí sinh đăng ký chọn bài thi KHXH tăng khoảng 5%.
Theo đó, đối với trình độ ĐH xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Đối với trình độ CĐ, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực 12 từ khá trở lên…
Theo bà Nguyễn Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, chủ trương này của Bộ có thể giảm số học sinh đăng ký xét tuyển vào sư phạm; các trường có thể gặp khó khăn để duy trì hoạt động, cần chi phí để đổi mới, đánh giá, cơ cấu lại… Tuy nhiên, sự chuyển đổi này sẽ sát với quy mô sử dụng giáo viên, có khả năng thu hút các sinh đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm; và tăng chất lượng đào tạo, thực sự yêu nghề, gắn bó với nghề… bởi nguồn đầu vào có chất lượng cao.