Kiến nghị địa phương vẫn hưởng 100% nguồn thu từ tiền sử dụng đất
Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách Tránh để địa phương trông chờ, ỷ lại trong hỗ trợ ngân sách |
Sáng 26/5, thảo luận dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), tại dự thảo Chính phủ đề xuất điều chỉnh nguyên tắc phân chia và tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và địa phương. Tỷ lệ phân chia này được xác định nhằm bảo đảm nguồn thu cho địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Các thành phố Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng... thay vì được giữ toàn bộ khoản thu từ tiền sử dụng, thuê đất như hiện nay, sắp tới có thể chỉ giữ lại 70-80% (trừ khoản thu từ sử dụng đất gắn với tài sản của cơ quan, đơn vị do trung ương quản lý). Số còn lại 20-30% được nộp vào ngân sách trung ương.
Góp ý về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thành Nam (đoàn Phú Thọ) bày tỏ cơ bản đồng tình với phương án 2 là chỉ quy định các nguồn thu phân chia, không quy định cụ thể tỷ lệ phân chia tại dự thảo luật và giao cho Chính phủ xây dựng phương án về tỷ lệ chia trình Quốc hội xem xét, quyết định, điều chỉnh để phù hợp với quan điểm mới về xây dựng pháp luật là chỉ quy định nguyên tắc, bảo đảm sự chủ động, linh hoạt trong điều hành ngân sách.
Đối với quy định khoản thu tiền sử dụng đất, tại điểm d khoản 2 (phương án 1) hay điểm g khoản 2 (phương án 2) Điều 35 dự thảo luật, ông Nam ủng hộ chủ trương cần điều tiết nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để góp phần giữ vững vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, về lâu dài cần giảm dần tỷ trọng nguồn thu từ tiền sử dụng đất trong tổng thu ngân sách địa phương.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thành Nam (đoàn Phú Thọ) |
Các địa phương cần có giải pháp quy hoạch và quản lý đất đai một cách bền vững, minh bạch; Nhà nước thực hiện đa dạng hóa nguồn thu ngân sách trên cơ sở khai thác hiệu quả tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách thuế tài sản, thuế môi trường, đẩy mạnh thu ngân sách từ khu vực kinh tế số, công nghệ cao…
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, nhất là đối với các địa phương hiện nay chưa cân đối được ngân sách thì khoản thu tiền sử dụng đất vẫn chiếm tỷ trọng cao để địa phương có nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Đại biểu Nguyễn Thành Nam cho rằng, để có thể khai thác được nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, địa phương phải thực hiện rất nhiều bước: Quy hoạch, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật… tổng kinh phí phát sinh các nội dung có liên quan mà ngân sách địa phương phải bố trí bình quân trong giai đoạn 2020-2024 chiếm 35-40% tổng số thu từ dự án có tính tiền sử dụng đất (phần chi phí này sẽ ngày càng tăng cao do lạm phát và áp dụng bảng giá đất tính bồi thường mới).
Nếu quy định tỷ lệ đối với các địa phương chưa cân đối được ngân sách, ngân sách Trung ương lại phải điều tiết lại kéo dài thời gian, tăng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
“Trước mắt đối với những địa phương chưa cân đối được ngân sách đề nghị vẫn giữ nguyên khoản thu tiền sử dụng đất là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Tuy nhiên nội dung này để tôi đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương sau sắp xếp, sáp nhập trong từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo tính linh hoạt chủ động”, đại biểu Nguyễn Thành Nam đề xuất.
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương) cũng cho rằng nên giữ nguyên quy định tỷ lệ ngân sách địa phương được hưởng 100% các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước. Đây là nguồn lực quan trọng để các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng và thực hiện các dự án có tính chất liên kết vùng.
Đồng thời, tại Điều 58 về sử dụng nguồn tăng thu, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân đề nghị bổ sung nội dung cho phép sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng khác như khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo tính chủ động cho địa phương.
Về quy định thưởng vượt thu, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân đề nghị điều chỉnh tỷ lệ ngân sách Trung ương trích thưởng không quá 30% đối với các khoản thu phân chia và 10% với thuế xuất nhập khẩu, nhằm tạo động lực tăng thu và giữ lại nguồn lực hợp lý cho địa phương.
![]() |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM). |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) đề nghị cân nhắc về tỷ lệ phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương trong cơ cấu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất.
Theo đại biểu Ngân, mục tiêu tăng trưởng tới đây được đặt ra ở mức hai con số, cùng đó là việc sáp nhập 63 thành 34 tỉnh, thành phố, nhằm mở rộng không gian phát triển, kết nối khu vực. Điều này đồng nghĩa, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng sẽ là rất lớn, đặc biệt các đô thị lớn như TP HCM.
Trong giai đoạn 2026-2030, TP HCM dự kiến cần nguồn lực đầu tư công khoảng 1,1 triệu tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ đất chiếm vị trí rất quan trọng, khoảng 550.000 tỷ đồng.
Đại biểu này tính toán, nếu ngân sách Trung ương điều tiết 30%, TP HCM sẽ hụt thu khoảng 165.000 tỷ đồng trong vòng 5 năm (mỗi năm khoảng 33.000 tỷ đồng). Kế hoạch đầu tư công của thành phố sẽ bị ảnh hưởng, nhất là trong bối cảnh đang có nhiều dự án lớn cần triển khai như đường sắt đô thị, dự án kết nối với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, mở rộng các tuyến quốc lộ…
Do đó, vị đại biểu đoàn TP HCM đề nghị trong 10 năm tới chưa nên điều tiết nguồn thu từ đất, nếu áp dụng thì ngân sách Trung ương chỉ nên hưởng 5-10%.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hải Dương: Tìm nhà đầu tư dự án đô thị hơn 11.000 tỷ đồng

Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản

Tạo lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản

Hơn 2.000 chiến binh hội tụ trong sự kiện kick-off dự án thành phố Trắng Blanca City

Đòn bẩy hạ tầng bùng nổ, Sun Mega City vững vàng đón sóng

Thủ tướng yêu cầu khánh thành Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia vào ngày 19/8/2025

5 “giá trị vàng” tạo nên sức hút của nhà phố Sun Group Hà Nam

TP Hồ Chí Minh cấp hơn 71.000 sổ hồng cho tổ chức, cá nhân

Góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả
