Tag

Kiên quyết đình chỉ kinh doanh đối với các cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nông thôn mới 03/06/2020 18:38
aa
TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc tập trung kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu. Theo đó, các cơ quan chức năng sẽ đình chỉ kinh doanh đối với các cơ sở không đủ điều kiện, đồng thời tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hộ kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, đúng quy định pháp luật...

Kiên quyết đình chỉ kinh doanh đối với các cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Cơ quan chức năng kiên quyết đình chỉ kinh doanh đối với các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu (Ảnh minh họa)

Bài liên quan

Hàng loạt sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật bị xử phạt

Xử phạt 29 triệu đồng vì bán thuốc bảo vệ thực vật chứa chất cấm

Bình Phước: Phát hiện nhiều sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng

Những thùng rác trên cánh đồng thay đổi thói quen của người nông dân

Đồng Nai: Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật gian dối, nông dân chịu thiệt!

Lần đầu tiên xử phạt nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lậu

Vừa qua, có thông tin nhiều diện tích trồng củ cải của huyện Mê Linh (Hà Nội) bị sâu hại tàn phá do dùng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, kém chất lượng, ngay sau đó, đoàn liên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Mê Linh.

Qua ba ngày làm việc (từ 29/5 đến 1/6), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cùng Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) xác minh, làm rõ một số hộ dân trên địa bàn đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép. Đó là các hộ ông Đàm Văn Chanh, ở xóm 2 và ông Nguyễn Văn Giới, xóm 1, thôn Đông Cao.

Theo giải trình của người dân, hai gia đình có sản xuất cải củ với diện tích 360m2. Khi củ cải gieo được một tháng, do bị sâu tơ gây hại nên các hộ này sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam với hình thức pha bình 25 lít để phun. Loại thuốc này được người dân mua của người bán rong tại khu vực chợ Yên (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh).

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội kiểm tra, xác minh việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội)
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội kiểm tra, xác minh việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội)

Trên cơ sở làm việc với các bên, UBND xã Tráng Việt đã ban hành 2 quyết định theo Nghị định 31/2016/NDD-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đối với hai trường hợp ông Nguyễn Văn Giới và ông Đàm Văn Chanh. Mỗi trường hợp bị xử phạt 1,5 triệu đồng.

Ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết, việc làm của một số hộ dân này không chỉ gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản mà còn ảnh hưởng rất lớn tới thương hiệu rau an toàn Tráng Việt và sản phẩm của nông dân tuân thủ nghiêm quy định về canh tác rau an toàn.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, việc xử phạt hai nông dân tại xã Tráng Việt là chế tài lần đầu được thực hiện trên cả nước. Trước đó, cả nước chưa từng ghi nhận trường hợp nông dân bị xử phạt vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục cho phép.

Siết chặt việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cũng đã thanh tra, kiểm tra, phát hiện 14 cơ sở vi phạm. Tuy nhiên, hành vi chủ yếu là không có hoặc giấy chứng nhận kinh doanh hết hạn, buôn bán thuốc hết hạn sử dụng hoặc kém chất lượng…

Liên quan đến vấn đề phát sinh trường hợp nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho rằng, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục tại huyện Mê Linh chỉ là hiện tượng.

Cũng theo ông Phương, việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật hiện nay có khá nhiều khó khăn. Đơn cử, các cơ quan chức năng chỉ được thanh tra, kiểm tra cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp 1 lần/năm. Ngoài ra, việc xử lý vi phạm cũng được thực hiện theo khối lượng vi phạm thay vì hành vi nên chưa đủ sức răn đe…

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép không chỉ gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm nông sản mà còn ảnh hưởng rất lớn tới môi trường
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép không chỉ gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm nông sản mà còn ảnh hưởng rất lớn tới môi trường

Để quản lý, giám sát tốt hơn hoạt động kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành hướng dẫn đơn giản thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành.

Cùng với đó, các sở ngành, địa phương, đặc biệt là lực lượng quản lý thị trường và công an tích cực vào cuộc, tăng cường công tác quản lý theo phân cấp được UBND TP Hà Nội giao, nhằm phát hiện sớm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục được phép lưu hành.

Phạt đến 50 triệu đồng hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam

Theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 26, Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 6/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục cho phép, phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc y tế, thuốc thú y; Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; Thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá dưới 5 triệu đồng; Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn.

Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; Thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có giá trị từ 5 đến dưới 15 triệu đồng; Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 3 kilôgam (hoặc 3 lít) thuốc thành phẩm.

Đặc biệt, phạt tiền từ 45 - 50 triệu đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.

Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên, trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2, Điều 67, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án...

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm