Tag
Gắn xây dựng Nông thôn mới với phát triển du lịch ở Lai Châu

Kỳ 1: Nông thôn miền núi đổi thay nhờ phát triển du lịch cộng đồng

Nông thôn mới 26/10/2020 09:08
aa
TTTĐ - Trong những năm gần đây, việc phát triển du lịch cộng đồng trong nhiều bản làng ở Lai Châu đã đóng góp thiết thực vào các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Song song với đó, xây dựng Nông thôn mới cũng tạo ra hệ thống giao thông nông thôn thuận lợi, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, góp phần thu hút du khách đến với địa phương…
Vốn chính sách giúp hiện thực hóa ý tưởng làm giàu cho lao động nông thôn Thị xã Sơn Tây hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời: Góp phần đưa Nông thôn mới đi vào thực chất Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa tạo sự lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân

Từ bản “nghiện” trở thành “suối có vàng” về du lịch

Đột phá trong phát triển du lịch cộng đồng như một “cú huých” để các xã vùng cao của Lai Châu đánh thức các tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các hộ dân xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, vươn lên làm giàu, xây dựng Nông thôn mới.

Nằm cheo leo trên đỉnh núi cao hơn 1.400m, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, những năm trước đây, “bóng ma” đói nghèo, ma tuý như bủa vây lấy cuộc sống của người Mông ở Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Thuốc phiện làm đời sống người dân nơi đây trở nên mù mịt, khốn khổ, bệnh tật, dẫn đến nhiều tệ nạn, mất an ninh trật tự.

Không chịu đầu hàng hoàn cảnh, trưởng bản Vàng A Chỉnh quyết tâm thoát nghèo bằng con đường xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Với nhiệt huyết và suy nghĩ mới mẻ, anh Chỉnh đã vận động bà con chung tay, đoàn kết phát triển du lịch cộng đồng sinh thái không khói thuốc với nhiều hình thức trải nghiệm hấp dẫn. “Tiếng lành đồn xa”, cảnh đẹp, hương sắc của Sin Suối Hồ - “suối có vàng” đã thu hút đông đảo du khách và đem lại thu nhập cho người dân nơi đây.

Chặng đường phát triển từ làng “nghiện” trở thành “suối có vàng” đúng nghĩa với cái tên Sin Suối Hồ không hề dễ dàng. Ban đầu, trưởng bản Vàng A Chỉnh phải đi vận động từng người dân bỏ hút thuốc phiện, rượu chè, cờ bạc, sửa sang nhà cửa thành homestay. Anh Chỉnh cũng vận động người dân di chuyển vật nuôi ra xa để cảnh quan sạch sẽ, bớt ô nhiễm.

Ông Hoảng A Sà, chủ của 2 homestay và 1 nhà hàng ở Sin Suối Hồ cho biết, hiện nay địa danh Sin Suối Hồ chỉ được du khách truyền tai nhau. Ông cũng đã tổ chức quảng bá mạnh mẽ trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ làm du lịch, người dân không hút thuốc, không chơi cờ bạc, không uống rượu, không vứt rác bừa bãi. Từ năm 2015, bản cũng không còn người nghiện hút. Người trong bản bảo ban nhau giữ gìn vệ sinh môi trường, tránh xa tệ nạn, cùng làm dịch vụ du lịch…

“Ban đầu nghe nói phải di chuyển gia súc, sửa sang nhà cửa để làm homestay, dân làng phản đối bởi gia súc, trâu bò luôn gắn với gia đình họ. Gia đình trưởng bản A Chỉnh đã tiên phong trong việc sửa nhà mình thành homestay và di chuyển gia súc, gia cầm ra nơi khác. Thấy nhà anh Chỉnh làm homestay có thêm thu nhập, gia súc chuyển đi xa, nhà cửa sạch sẽ, bớt mùi hôi thối lại không lo mất mát, người dân mới bảo ban nhau nghe theo. Cả bản đoàn kết giúp nhau, nhà này sửa chữa xong lại sang giúp nhà kia”, ông Sà kể lại.

Đến nay, cả bản Sin Suối Hồ đã có 20 hộ gia đình tham gia làm dịch vụ homestay; Một khu bagalow với 1 nhà nghỉ tập trung, 3 phòng nghỉ và 1 nhà ăn; Một khu "nhà tổ chim" với 6 nhà nghỉ trên cây. Tổng 107 giường ngủ với sức chứa trên 200 khách mỗi đêm và 6 hộ làm dịch vụ ăn uống phục vụ du khách. Bản cũng phát triển thêm các khu trồng hoa đào, dã quỳ, địa lan, phục hồi và lưu giữ lại những nếp nhà cổ để tạo cảnh quan “check-in” độc đáo cho du khách.

Trưởng bản Vàng A Chỉnh giới thiệu nhà sàn homestay của Sin Suối Hồ
Trưởng bản Vàng A Chỉnh giới thiệu nhà sàn homestay của Sin Suối Hồ
Từ trẻ nhỏ, người lớn của bản đều có ý thức giữ gìn vệ sinh, cảnh quan
Từ trẻ nhỏ, người lớn của bản đều có ý thức giữ gìn vệ sinh, cảnh quan

Trung tâm bản Sin Suối Hồ cũng quy hoạch chợ bán các sản vật của địa phương như: Phong lan, lá thuốc, thổ cẩm, thắng cố và rượu ngô của đồng bào dân tộc Mông, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tham quan và trải nghiệm của du khách. Đây chính là những yếu tố “níu chân” du khách lưu trú dài ngày tại Sin Suối Hồ.

Kỳ 1: Nông thôn miền núi đổi thay nhờ phát triển du lịch cộng đồng
Đường vào nhà tổ chim độc đáo ở Sin Suối Hồ
Kỳ 1: Nông thôn miền núi đổi thay nhờ phát triển du lịch cộng đồng
Nhà tổ chim - điểm "check-in" độc đáo ở Sin Suối Hồ

Anh Vàng A Chỉnh cho biết, ngoài việc cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, anh cũng tìm hiểu cách quảng bá du lịch trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, ngoài thu hút du khách trong tỉnh, Sin Suối Hồ cũng thu hút được du khách ngoài tỉnh và khách nước ngoài.

Mỗi năm, xã đã đón hơn 20.000 lượt khách du lịch về tham quan, mua bán sản phẩm nông nghiệp, đồng thời xã còn bán vé tham quan, dịch vụ homestay trong các hộ dân và hợp tác xã, qua đó tạo doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm.

Những nếp nhà cổ luôn là điểm chụp ảnh ưa thích của du khách khi đến Sin Suối Hồ
Những nếp nhà cổ luôn là điểm chụp ảnh ưa thích của du khách khi đến Sin Suối Hồ

Chủ tịch UBND xã Sin Suối Hồ Chẻo Quẩy Hòa cho biết: "Từ doanh thu phát triển du lịch, bà con ở Sin Suối Hồ tình nguyện hiến 2.440m2 đất làm bãi đỗ xe, đường tản bộ, sân khấu, cải tạo chợ và các gian hàng với 3.750 ngày công lao động, vệ sinh môi trường.

Cùng với nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ 800 triệu đồng để xây dựng các hạng mục như: Chợ nông thôn, sân khấu; Tu sửa, nâng cấp các đường thôn bản phục vụ du lịch gắn với xây dựng Nông thôn mới... Đến nay, xã Sin Suối Hồ đã đạt được 11/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới gồm: Quy hoạch chung, thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, hệ thống thông tin truyền thông, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục đào tạo, y tế, hệ thống tổ chức chính trị, an ninh quốc phòng...".

Tạo đà phát triển Nông thôn mới

Thành công của Sin Suối Hồ cũng nhờ tinh thần dám nghĩ dám làm của các cán bộ xã và ý thức đoàn kết chung tay xây dựng Nông thôn mới của bà con. Từ điểm sáng này, nhiều xã của Lai Châu cũng đã xác định nhiệm vụ phát triển du lịch gắn với xây dựng Nông thôn mới, đẩy mạnh công tác tuyên tuyền giáo dục, vận động Nhân dân về chủ trương trên.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 9 điểm bản du lịch cộng đồng ở hầu hết các huyện và thành phố. Đề án phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020 cũng xác định ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm chủ lực là du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tại khu vực thành phố Lai Châu, huyện Phong Thổ và Tam Đường.

Lợi thế của Lai Châu hiện nay chính là đội ngũ cán bộ trẻ, đầy nhiệt huyết, sáng tạo. Nhiều đồng chí có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ do tổ chức phân công; Tích cực tham gia, đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tam Đường là huyện “cửa ngõ” của tỉnh Lai Châu, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng du lịch. Với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, tham quan các bản làng ở đây bất kỳ mùa nào du khách cũng dễ dàng bắt gặp những biển mây mênh mông ôm ấp núi, trải dài vô tận. Cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, vẹn nguyên nét hoang sơ.

Len lỏi qua những đồi chè bậc thang xanh tốt, trải nghiệm, tham quan các bản dân tộc Lự của Bản Hon, dân tộc Mông, Thái của bản Gia Khâu (Nậm Loỏng, Sùng Phài) với những nếp nhà sàn, nhà đất truyền thống, cùng quay tơ, dệt vải, mải mê với đường kim, mũi chỉ của các chị, các bà càng thấy nét truyền thống độc đáo, cầu kỳ còn lưu giữ vẹn nguyên.

Buổi tối, trong cái se lạnh của tiết trời vùng cao, du khách có thể cùng đồng bào uống rượu men lá và nhâm nhi món cá suối nướng, thịt trâu gác bếp, xôi nếp nương... Ngất ngây trong điệu xòe của người Thái, điệu múa và tiếng khèn ngân nga của người Mông; Giải tỏa căng thăng, mệt mỏi từ dịch vụ tắm lá thuốc của đồng bào Dao... mọi muộn phiền mỏi mệt như tan biến.

Khu ẩm thực của bản Gia Khâu
Khu ẩm thực của bản Gia Khâu
Đội văn nghệ phục vụ tại Khu ẩm thực
Đội văn nghệ phục vụ tại khu ẩm thực
Rượu Ngô - đặc sản của bản Gia Khâu
Rượu ngô - đặc sản của bản Gia Khâu

Vừa tròn 30 tuổi, chị Sùng Thị Giẻ đã trở thành Chủ tịch xã Sùng Phài theo chương trình đưa trí thức trẻ làm cán bộ cơ sở các vùng miền núi của Trung ương Đoàn. Với sự sáng tạo, nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Giẻ đã xây dựng khu du lịch cộng đồng bản Gia Khâu 1, khu ẩm thực độc đáo ở bản Gia Khâu cùng đội văn nghệ phục vụ du khách.

Nhiều món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ của dân tộc Thái, Mông như: Mèn mén, thịt băm hấp, canh măng, thịt ba chỉ sấy xào cải cay, rượu ngô Sùng Phài… đã được chế biến, vừa giữ nguyên bản sắc dân tộc vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thấy nữ Chủ tịch xã nhanh nhẹn, hoạt bát, xây dựng nhiều mô hình du lịch mới mẻ đem lại khoản thu nhập cao cho người dân, bà con đã tự nguyện hiến đất, góp tiền, ngày công để làm đường nội đồng, lắp điện thắp sáng…

Để tiếp tục nâng cao thu nhập cho người dân, xã đã phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có lợi thế như: Lúa chất lượng cao, chăn nuôi đại gia súc tập trung, thâm canh tăng vụ trên diện tích chân lúa một vụ... Sùng Phài còn thực hiện tốt việc triển khai các mô hình liên doanh, liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm đi đôi với xây dựng 1 - 2 sản phẩm đạt OCOP để khẳng định thương hiệu sản phẩm đặc trưng, tiếp tục xóa đói giảm nghèo bền vững.

Hiện, xã Sùng Phài tập trung hoàn thành tiêu chí vệ sinh môi trường bằng cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên dọn vệ sinh môi trường định kỳ hằng tháng, chỉnh trang nhà cửa, sân, ngõ, trồng hoa ven đường, thành lập các tổ thu gom rác thải…

(Còn nữa)

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm