Tag
Chuyện phía sau những thương vụ lan bạc tỷ

Kỳ 2: Chia sẻ của tay chơi thu lời hàng chục tỷ đồng từ bán một nhành lan

Phóng sự 31/07/2020 16:11
aa
“Cứ thử nghĩ, mua 10 chậu lan, mỗi cây 10 cm, giá 10 triệu đồng/chậu, tức bỏ ra 100 triệu đồng. Sau 1 năm, mỗi cây dài ra 30 cm, bán mỗi chậu 30 triệu, tức tổng cộng 300 triệu đồng, ai mà không thích”, một người nghiên cứu về thị trường phong lan nói.
“Đại gia lan” ở Gia Lai mỗi năm chi hàng tỷ đồng làm từ thiện Lan Hồ Điệp giá tiền triệu hút khách Hà Nội chơi Tết

Lời thật nhưng mãi chẳng thấy tiền đâu

Tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, anh Ng.V.Th. tham gia chơi lan đột biến chừng 6 tháng nay. Trước khi đổ tiền vào loại lan này, anh đã nghiên cứu nhiều sách báo, tham khảo trên internet và các trang mạng xã hội. Sau đó, anh quyết định “chơi lớn” vì tính toán được lợi nhuận khổng lồ khi đầu tư vào loại hoa này. Ban đầu, anh bỏ ra khoảng 10 tỷ đồng, mua lan từ các dân chơi thứ thiệt tại Bình Dương. Anh dựng nhà lan, lợp lưới ngay trên con mương và nhờ người bán cử một nhóm xuống tận nơi tư vấn ban đầu. Hơn 10 tỷ bỏ ra, anh sở hữu vỏn vẹn 9 chậu lan và một cái nhà lưới!

Ai nói gì, anh cứ mặc. Anh tham gia làm thành viên trên các trang mạng xã hội chuyên về lan (thỏa thuận mua bán phần lớn trên đó trước khi giao dịch thật), tham gia bình luận, kết bạn với tất cả các thành viên khác. Thời gian đầu, gần như suốt ngày anh ngồi trên máy tính. Sau đó, anh chụp hình giới thiệu những chậu lan của mình, mô tả chi tiết quá trình tăng trưởng từng ngày… Chậu lan đầu tiên anh bán được 1,5 tỷ đồng, lãi 500 triệu đồng, chỉ sau chừng 1 tháng! Bán thu tiền thật, lãi thật, chứ không phải lãi “ảo”, tỷ lệ lãi còn hơn cả mua bán nhà đất.

0429 lan dot bien nhap so luong lon t

Đến giờ, sau hơn 6 tháng chơi lan, mua đi rồi bán ra, tính chung anh đã bán hơn 10 chậu lan đột biến, chậu lãi nhất khoảng 2 tỷ đồng. Vậy tính ra anh đã bỏ túi tròn trèm khoảng 10 tỷ đồng? Đó là con số trên tính toán. Bởi thực tế, tiền lãi đâu chưa thấy, chỉ thấy anh bán thêm bất động sản, dồn tiền thêm vào lan. Trại lan của anh hiện cũng đã tăng số chậu lên con số khoảng 30. Tiền lãi thu được từ bán lan anh chưa lấy ra được, mà chỉ bỏ vốn vào thêm trước hấp lực lợi nhuận quá khủng. Mua tiền mặt, bán tiền mặt, lãi thấy trước mắt, nhưng chỉ biết đến giờ anh đã bỏ vào vườn lan gần… 100 tỷ đồng.

Đó là chưa tính số tiền một vài bạn bè, bạn làm ăn của anh bỏ vào thêm. Số là, nhiều lần ăn nhậu, cà phê, thấy anh hẹn khách đến giao dịch, thấy anh mua bán chỉ 1 chậu lan mà lời bạc tỷ, họ hỏi thăm. Không giấu bạn bè, anh kể thật. Hăng máu, họ xin anh tham gia, còn một số thì anh đích thân rủ rê, để “có phước cùng hưởng”. Họ cũng lãi thật. Nhưng cũng như anh, chưa ai rút được lời ra, mà cứ bỏ tiền vào thêm. Tất cả đang say máu kinh doanh lan!

Đâu phải cứ để vài tháng là bán kiếm lời

Thấy nhiều người cùng huyện tham gia chơi lan đột biến (nói là chơi cho vui, chứ nhiều người lâu nay không biết gì về lan, chỉ tham gia để kiếm lời), anh T.V.V., ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, cũng rỉ tai vợ, xin rút ít tiền tham gia. Bởi lâu nay kinh doanh khách sạn, vợ chồng anh cũng tích góp được kha khá. Tuy nhiên, nghe xong, vợ anh phán ngay: “Tui nói thiệt, chơi đi, rồi từ từ biết cái cảnh, tiền lời đâu chưa thấy, chỉ biết tới chừng phong trào này bể ra, bạc tỷ mất hết, chỉ còn mấy chậu lan cứng ngắt cong queo, tha hồ mà ngắm”.

Chị V. bảo chồng rằng, anh không am tường về lan và rành kỹ thuật chăm sóc thì không nên đổ tiền vào chơi lan. “Ngay lúc thị trường này còn hot, cũng đâu phải cứ mua chậu lan về để đó, vài ngày, vài tháng là lấy ra bán kiếm lời bạc tỷ? Phải biết chăm sóc, nuôi dưỡng chúng, không thì chết khô, tiền bay hết. Tui biết, người ta định giá nhiều loại lan theo chiều dài thân, cứ thêm một đốt là thêm cả tỷ gì đó”, chị nói.

0426 22222

Ngày 2/7/2020, một kie (mầm con phát triển từ mắt của cây mẹ) từ chậu lan đột biến có tên gọi “Bướm đại ngàn” được bán thành công với giá 15 tỷ đồng. Anh Trương Quốc Chính (chủ nhân cây lan Bướm đại ngàn) xác nhận anh bán chậu lan này sau 3 năm chăm sóc cho anh Nguyễn Tấn S., người chơi lan quen thân tại Bình Dương. Trước đó vào tháng 6/2017, chậu lan này được anh Chính mua lại từ 1 người sưu tầm lan ở Sơn La với giá 1,5 tỷ đồng. Lúc đó cây lan chỉ dài 20 cm.

Theo anh Chính, điểm đặc biệt của mầm lan trị giá 15 tỷ đồng này là giống lan đột biến đẹp, hiếm. Tuy nhiên, anh Chính cũng chia sẻ, để có được cây lan đẹp và độc như vậy phải trải qua một thời gian chăm sóc rất cầu kỳ. Cây mẹ khi mới được đưa về từng bị bệnh giống như bệnh khô vằn ở lúa. Đặc biệt, thời điểm nhân giống, có lúc cây bị thối thân, hỏng dần thân, còn rất ít giống nên phải rất cẩn thận trong tất cả công đoạn chăm sóc…

Một người dành nhiều thời gian nghiên cứu thị trường lan đột biến đặt câu hỏi: “Vì sao phong lan đắt khủng khiếp như vậy? Liệu đó là giá trị thật của nó, hay chỉ là giá ảo?”.

Theo anh này, nhiều dòng lan đẹp lâu nay như kim điệp, lan công nghiệp… hoa thơm và bền (lâu tàn), nhưng chỉ đáng để chơi, chứ không đáng bán vì giá rất rẻ. Lan cực kỳ nhiều loại và loại nào cũng có những cây đột biến, nghĩa là thân, lá hoặc hoa bất thường. Như nếu cánh hoa màu trắng tinh, thì người ta mới quan tâm và giá bán sẽ cao. Trong những dòng lan đột biến, thì phổ biến nhất là phi điệp đột biến. Trước chỉ có vài loại đột biến của lan phi điệp, như 5 cánh trắng… Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đã có hàng trăm loại phi điệp đột biến. Nghĩa là cây phi điệp đã có hàng trăm “đứa cháu, chắt” có giá đắt kinh khủng. Tại sao có nhiều cây lan đột biến mới xuất hiện như vậy? Thứ nhất, cứ chủ vườn nào có lan đột biến là có quyền đặt tên cho cây lan ấy. Cứ hơi khác một chút với cây lan cùng tên là có thể đặt tên khác. “Thứ hai, tôi nghi vấn có áp dụng biện pháp sinh học: Dùng thuốc để làm biến đổi gen. Lan đột biến cao giá thì đây là cơ hội cho những người có kinh nghiệm về sinh học”, anh phân tích.

0424 l
HÌnh ảnh một trị lan được cho là ở Đài Loan, nhân giống lan đột biến hàng loạt

Cũng theo anh này, khả năng thứ ba là do thị trường lan đột biến hiện rất sôi động, nên có rất nhiều người quan tâm. Khi có 1 loại lan được đặt tên mới, chủ cây lan đó sẽ tăng uy tín, thương hiệu và tiền bạc. Họ mua 1 mầm lan mấy tỷ bạc về để làm gì? Về cơ bản giá lan là giá ảo, như bitcoin (tiền ảo). Tiền ảo có những ưu thế giao dịch mà đồng tiền truyền thống không có được. Còn với lan, nếu so với giá tiền của nó thì giá trị gần như bằng 0. Nhiều cây lan giá rẻ nhưng còn đẹp hơn những chậu lan bạc tỷ. Vẻ đẹp lan đột biến hầu như không tạo được giá tiền của nó.

“Vì sao đắt? Đắt vì người ta muốn nó như vậy, bởi sẽ bán được nhiều tiền. Lan đắt thì ai cũng thích nhưng ai cũng bán đắt thì ai sẽ mua? Tiền từ đâu mà ra? Đây là câu hỏi không khó trả lời: Tiền từ túi những người mới chơi! Họ chính là cái máy bơm tiền vào thị trường lan, giúp cho những người đã ở trong thị trường này giàu có hơn. Tại sao có những người mới? Vì họ tin rằng sẽ kiếm được tiền từ thị trường này. Cứ thử nghĩ, mua 10 chậu lan, mỗi cây 10 cm, giá 10 triệu đồng/chậu, tức bỏ ra 100 triệu. Sau 1 năm, mỗi cây dài ra 30 cm, bán mỗi chậu 30 triệu, tức tổng cộng 300 triệu, ai mà không thích. Đừng nghĩ rằng họ không lường trước khả năng giá sẽ giảm, nhưng cũng như đánh lô đề, họ tin rằng dự đoán của mình là đúng”, anh nói thêm.

Anh này cũng đưa ra dự đoán: Khi giá lan ngày càng lên cao, càng có nhiều người lao vào chơi. Nhưng nếu thị trường lan không còn hút được người mới thì giá sẽ giảm dần. Những người thao túng thị trường, cảm thấy đã kiếm đủ, sẽ xả hàng, giá lan đột biến sẽ giảm thê thảm, thậm chí cho không! Anh Trần Kê An, ngụ TP Cần Thơ nói: “Nếu lan đột biến giá 10 tỷ đồng mà trị được bệnh ung thư, tôi cũng mua. Còn đằng này, chỉ để nhìn, hoa thì nở vài bữa rồi tàn…”.

Mới đây, trên mạng xã hội đăng tải hình ảnh, clip về 1 trại lan nhân giống lan đột biến tại Đài Loan để tuồn về Việt Nam, thu lợi nhuận khổng lồ. Nếu đây là sự thật, mong rằng những người đang có ý định bỏ tiền vào thị trường này cần bình tĩnh lại!

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm