Tag
“Ma trận” thuốc bổ hậu COVID-19

Kỳ 2: Lạm dụng thực phẩm chức năng "lợi bất cấp hại"

Bạn đọc 15/05/2022 14:00
aa
TTTĐ - Sau một thời gian sử dụng cùng lúc các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng chữa hậu COVID-19 với tâm lý “không bổ dọc cũng bổ ngang”, nhiều người còn gặp tình trạng mệt mỏi và tiêu chảy, hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng.
“Ma trận” thuốc bổ hậu COVID-19

Tỉnh táo trước lời quảng cáo “thần thánh” thuốc bổ hậu COVID-19

Do tâm lý lo lắng, mong muốn khỏi bệnh nhanh và suy nghĩ chủ quan “thuốc bổ không thể có hại được”, “đang ốm cứ uống thuốc bổ, không bổ chỗ này thì bổ chỗ khác”, nên nhiều bệnh nhân COVID-19 và người nhà có xu hướng muốn tăng cường sức đề kháng bằng các loại thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng.

Không chỉ bệnh nhân COVID-19, mà nhiều người là F1 hoặc vừa khỏi COVID-19 cũng có tâm lý “sính” thuốc bổ với suy nghĩ “uống càng nhiều càng khỏe”.

Thực tế, thực phẩm chức năng giống như “dao hai lưỡi”, nếu được bổ sung dư thừa sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, nhiều người sau khi âm tính với COVID-19 đã đi lùng những sản phẩm đông y phòng hậu COVID-19 như: Sâm Hàn Quốc, yến đảo, xuyên tâm liên…

Kỳ 2: Lạm dụng thực phẩm chức năng
Các loại thuốc được quảng cáo là chữa hậu COVID-19, bồi bổ cơ thể (Ảnh minh họa)

Chị Thu Hà (ở quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Sau khi mắc COVID-19 và có kết quả âm tính, tôi rất lo lắng có thể mắc hậu COVID-19 ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Theo lời khuyên của những người đã bị mắc COVID-19 và đang duy trì uống các loại thực phẩm chức năng bồi bổ cơ thể, tôi đã bỏ ra hơn 2 triệu đồng để mua một liệu trình thải độc detox, thuốc bổ phổi nhưng khi nhận được hàng không có giấy tờ xác nhận nguồn gốc theo quy định; Bao bì chỉ toàn tiếng nước ngoài…

Tôi rất hoang mang và nhờ một bác sĩ chuyên khoa tư vấn nên thấy được nguy cơ từ các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Dù tiếc tiền nhưng tôi quyết định bỏ các loại thuốc đó để tránh những tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe”.

Quan tâm đến sức khỏe bản thân, nhất là sau khi khỏi COVID-19 là việc mỗi người nên làm. Tuy nhiên, thay vì lo lắng, tìm mua các loại thuốc được quảng cáo là “điều trị hậu COVID-19” chưa có cơ sở khoa học, người dân nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để có sự tư vấn phù hợp, đúng chuyên môn, qua đó vừa bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình, vừa không tiếp tay cho những đối tượng đang cố tình rao bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc để trục lợi.

Bác sĩ khuyến cáo không tùy tiện sử dụng thực phẩm chức năng

Di chứng của COVID-19 khiến nhiều F0 sau khi khỏi bệnh từ 2-3 tháng phải đi khám, thậm chí nhập viện cấp cứu vì hội chứng hậu COVID-19. Việc kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 là cần thiết, giúp đánh giá sớm những biến chứng và đưa ra biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu để giảm thiểu nguy cơ gây hại đến sức khỏe.

Kỳ 2: Lạm dụng thực phẩm chức năng
Các loại thực phẩm chức năng, vitamin bán trên mạng đều không có nhãn mác phụ đề tiếng Việt vì là “hàng xách tay” từ nước ngoài về

PGS. TS. BS Hoàng Thị Phượng, giảng viên cao cấp, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nội, trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia hô hấp Medlatec, cho biết: “Theo các nghiên cứu trên thế giới, chỉ có từ 10-20% người mắc COVID-19 có biểu hiện hội chứng hậu COVID-19. Hậu COVID-19 có thể xuất hiện trong vòng 3 tháng từ khi mắc bệnh và tồn tại kéo dài trên 12 tuần.

Tuy nhiên, giai đoạn hậu COVID-19 có thể do di chứng tổn thương của đa cơ quan nên hay gặp ở những bệnh nhân có nhiều triệu chứng sau khi khỏi bệnh như: Mệt mỏi, tức ngực, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức, stress, mất mùi... Triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục từ đợt mắc COVID-19 cấp tính hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Triệu chứng cũng có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian.

Theo PGS. TS. BS Hoàng Thị Phượng tuy nhiều người gặp hội chứng hậu COVID-19 nhưng không có nghĩa là tất cả F0 đều đi khám hậu COVID-19 và sử dụng bừa bãi các loại thuốc điều trị hậu COVID-19. Như vậy sẽ rất lãng phí.

“Những người có triệu chứng của hậu COVID-19 thì mới đi khám. Nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị ICU thì sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần. Còn nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện thì chỉ đi tái khám khi có triệu chứng hậu COVID-19”, PGS. TS. BS Hoàng Thị Phượng khuyến cáo.

Việc tự ý sử dụng các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng không tham vấn ý kiến của bác sĩ có thể bỏ sót bệnh, làm bệnh diễn biến nặng hơn. Bệnh nhân không nên tự dùng thuốc tại nhà vì việc tự điều trị có thể gây nguy hiểm.

Nhiều trường hợp bệnh nhân không đến bệnh viện khám mà tự chữa trị kết hợp giữa những loại thuốc khác nhau hoặc mua thực phẩm chức năng trôi nổi trên thị trường sử dụng đến khi cơ thể mệt mỏi, vào viện thì tình trạng đã nghiêm trọng hơn.

Phục hồi chức năng phổi cũng như sức khỏe là rất cần thiết ở người sau điều trị COVID-19. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất. Nhờ đó, hệ thống cơ, miễn dịch và năng lượng cho cơ thể sẽ được tái tạo lại. Khi có chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, protein, hạn chế đồ chế biến sẵn, người bệnh không cần uống thêm vitamin hay thuốc bổ.

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng có thể tập các bài tập, động tác thể dục nhẹ nhàng giúp giảm các triệu chứng khó thở, lo lắng và trầm cảm, cải thiện thể chất. Nhiều clip hướng dẫn kỹ thuật thở ra, mở lồng ngực và kiểm soát nhịp thở, thổi bóng... đã được Bộ Y tế cập nhật trên các kênh sức khỏe chính thống.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường Bảo vệ người tiêu dùng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra mặt hàng sữa Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra mặt hàng sữa

TTTĐ - Đến thời điểm hiện tại, chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu sản xuất hoặc buôn bán sữa giả trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, Chi cục Quản lý thị trường thành phố cũng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định, không có vùng cấm.
Xem thêm