Tag

Kỳ 3: Thông tin quảng cáo sản phẩm của Trung tâm Cô Đỗ như "giăng bẫy"

Bạn đọc 28/08/2019 14:55
aa
TTTĐ - Với lời quảng cáo "có cánh" đánh vào tâm lý " có bệnh thì vái tứ phương", các thực phẩm thường nhưng lại được quảng cáo như thuốc điều trị trên web, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội... của Trung tâm ứng dụng thực nghiệm viện y học cổ truyền (Trung tâm Cô Đỗ) như đang "giăng bẫy" người dùng.

Kỳ 3: Thông tin quảng cáo sản phẩm của Trung tâm Cô Đỗ như

Bài liên quan

Kỳ 1: Trung tâm Cô Đỗ bán “thần dược” chưa được cấp phép?

Kỳ 2: Trung tâm Cô Đỗ "biến” thực phẩm thành “thần dược”

Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã tạo ra sự thông thoáng về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự thông thoáng đó để “lách” luật “lòe” người tiêu dùng. Một trong những chiêu trò đó là “thổi phồng” công dụng sản phẩm, in sai nhãn mác gây hiểu nhầm là thuốc điều trị…

Sản phẩm Viên uống trị nám Codo không phải là thuốc nên không có công dụng điều trị
Sản phẩm Viên uống trị nám Codo không phải là thuốc nên không có công dụng điều trị

Sản phẩm Viên uống trị nám Codo không phải là thuốc nên không có công dụng điều trịTrung tâm Cô Đỗ là một trong số đó khi bạo tay quảng cáo thực phẩm thường như thuốc điều trị, thậm chí là "thần dược".

Điều này đã được phản ánh trong những kỳ trước.

Đáng nói là khi PV Tuổi trẻ Thủ đô vào cuộc để làm rõ nhiều nghi vấn thì mới vỡ lẽ những điều phản ánh của bạn đọc là hoàn toàn có cơ sở.

Ví như viên uống trị nám không có tác dụng điều trị như trên bao bì đã ghi, sản phẩm không có giấy công bố là thuốc hay thực phẩm chức năng. Thậm chí sản phẩm đã ngừng sản xuất như theo như đại diện của Trung tâm Cô Đỗ (ông Ngô Văn Ngọc) cho biết.

Sử dụng hình ảnh của các chuyên gia về lĩnh vực Đông Y để tăng độ tin cậy
Sử dụng hình ảnh của các chuyên gia về lĩnh vực Đông Y để tăng độ tin cậy

Khi truy cập vào website https://trinamcodo.com/, viên uống trị nám Codo được Trung tâm Cô đỗ giới thiệu đầy hứa hẹn: “Với bí kíp gia truyền nhà Cô Đỗ, cùng sự nghiên cứu của Trung tâm ứng dụng thực nghiệm viện y học cổ truyền sẽ giúp bạn hoàn toàn thoát khỏi nám, tàn nhang một cách triệt để”.

Để nhiều khách hàng yên tâm, trang web này còn sử dụng các hình ảnh của các Giáo sư, Tiến sĩ như: PGS.TS Phạm Xuân Sinh - Chủ nhiệm bộ môn Dược học Cổ truyền - ĐH Dược Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giáo sư Đỗ Tất Lợi - tác giả bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, kèm theo đó là dòng chữ: Chuyên gia nói gì về trị nám đông y Codo.

"Mạnh tay" quảng cáo là vậy, nhưng sau khi Tuổi trẻ Thủ đô đăng bài phản ánh thì trang web bất ngờ đổi số điện thoại đường dây nóng; sáng 27/8 trang web trên lại báo lỗi.

Trang Web https://trinamcodo.com bất ngờ báo lỗi sau bài phản ánh.
Trang Web https://trinamcodo.com bất ngờ báo lỗi sau bài phản ánh.

Tiếp tục ghi nhận, PV truy cập những website:

http://myphamcaocapmocha.vn/kem-duong-da-mat/cham-soc-toan-than/tang-can-dai-bo-sam-codo.html và https://yhoccotruyenvn.vn/serum-mo-tham-da-nang-phuc-minh-tam/tang-can-dai-bo-sam-codo-co-tot-khong.html. Các trang web này giới thiệu sản phẩm: Đại Bổ sâm Codo như một “thần dược” có thể kích thích ăn ngon miệng, cân bằng dịch vị dạ dày, thải độc tố và bài tiết tốt, hết táo bón, điều trị trĩ nội… Cam kết tăng từ 1-3 kg chỉ trong 15 ngày… Ngoài ra, trang web này còn sử dụng rất nhiều tin nhắn, lời cảm ơn, lời chia sẻ của bệnh nhân để quảng cáo tác dụng của sản phẩm Đại Bổ Sâm Codo…

Trên Facebook cá nhân của giám đốc Đỗ Thị Lan Hương thường xuyên đăng thông tin về các sản phẩm và giới thiệu như thuốc Đông Y
Trên Facebook cá nhân của giám đốc Đỗ Thị Lan Hương thường xuyên đăng thông tin về các sản phẩm và giới thiệu như thuốc Đông Y

Có thể thấy, các web trên đều có chung mô típ quảng cáo với nhiều bài viết, tin nhắn, hình ảnh, video dưới dạng chia sẻ của bệnh nhân được đăng tải, chủ yếu nói về sự khác biệt về tình trạng bệnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm như thế nào, công dụng của sản phẩm được “thần thánh” hóa ra sao.

Sản phẩm Đại bổ sâm Codo không phải là thuốc Đông Y hay thực phẩm hỗ trợ sức khỏe như một số trang web quảng cáo vì vậy người tiêu dùng cần cẩn trọng khi sử dụng.
Sản phẩm Đại bổ sâm Codo không phải là thuốc Đông Y hay thực phẩm hỗ trợ sức khỏe như một số trang web quảng cáo vì vậy người tiêu dùng cần cẩn trọng khi sử dụng.

Theo các chuyên gia, việc quảng cáo thực phẩm thường mà có nhiều tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ gây ra hiểu nhầm rất lớn cho người tiêu dùng. Không ít người bệnh vì tin lời quảng cáo, đã bỏ khá nhiều tiền ra mua để trị bệnh, bỏ lỡ quá trình điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Việc các DN “lập lờ đánh lận con đen” như vậy, có thể gây ra hậu quả khôn lường.

Điều 23, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm nêu rõ:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;

b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”.

Đọc thêm

Cầu bắc ngang kênh xáng Chưn Bầu sập, lộ thêm nhiều vi phạm? Đường dây nóng

Cầu bắc ngang kênh xáng Chưn Bầu sập, lộ thêm nhiều vi phạm?

TTTĐ - Sau khi xảy ra sự cố ngày 26/5/2024, công trình cầu bắc ngang kênh xáng Chưn Bầu (xã Thạnh Đông, Tân Hiệp, Kiên Giang) lộ thêm nhiều dấu hiệu vi phạm về kỹ thuật và tài chính.
Phạt nặng một cá nhân buôn bán phân bón kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Phạt nặng một cá nhân buôn bán phân bón kém chất lượng

TTTĐ - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt đối với 1 cá nhân về hành vi "Buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng". Sản phẩm bị phát hiện vi phạm là Phân bón hỗn hợp NPK 20-5-5-13S+TE Việt Đức G7 của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Việt Đức.
Bình Thuận: Nhiều công trình dang dở vì thiếu đất san lấp Đường dây nóng

Bình Thuận: Nhiều công trình dang dở vì thiếu đất san lấp

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được nhiều đơn kêu cứu của người dân huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, bởi hàng loạt công trình xây dựng đang phải dừng thi công giữa chừng vì thiếu vật liệu san lấp mặt bằng, đổ móng. Tình trạng trên khiến nhiều hộ dân rơi vào cảnh khốn đốn. Một số công trình công cộng cũng bị thiệt hại.
Gia Lai: Người dân chặn xe chuyên dụng chở cánh quạt điện gió Bạn đọc

Gia Lai: Người dân chặn xe chuyên dụng chở cánh quạt điện gió

TTTĐ - Người dân xã Ia Le, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) cho rằng chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Ia Le 1 (do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 làm chủ đầu tư) chưa bồi thường đất sản xuất, tài sản trong hành lang an toàn nên đã ngăn chặn xe chở cánh quạt điện gió.
Bình Dương: Tiêu hủy hơn 43 tấn phân bón vi phạm Bảo vệ người tiêu dùng

Bình Dương: Tiêu hủy hơn 43 tấn phân bón vi phạm

TTTĐ - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tiêu hủy 43 tấn phân bón là tang vật vi phạm của Công ty CP Thương mại nông nghiệp Vàng. Ngoài ra, công ty này còn phải nộp phạt hơn 247 triệu đồng,
Phát hiện sai phạm tại trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist Đường dây nóng

Phát hiện sai phạm tại trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist

TTTĐ - Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh đã phát hiện trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist mở lớp đào tạo nghiệp vụ lễ tân khách sạn 5 sao nhưng chưa đăng ký bổ sung ngành nghề mới; nhiều giáo viên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ giảng dạy.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý nhiều sai phạm tại Đồng Nai Đường dây nóng

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý nhiều sai phạm tại Đồng Nai

TTTĐ - Qua kết quả kiểm toán Ngân sách địa phương năm 2022 của tỉnh Đồng Nai và các chuyên đề lồng ghép, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án trên địa bàn, qua đó kiến nghị tỉnh xử lý nhiều tập thể, cá nhân có liên quan.
10 năm tìm chủ nhân hơn 350ha cao su Đường dây nóng

10 năm tìm chủ nhân hơn 350ha cao su

TTTĐ - Hơn 350ha rừng thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Puch, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) bị các đối tượng phá trắng, chiếm đất để trồng cao su hơn 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa xác định được "chủ nhân".
TP Hồ Chí Minh: Giám sát chặt hoạt động nhà xe Danh Danh Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Giám sát chặt hoạt động nhà xe Danh Danh

TTTĐ - Theo phản ánh của người dân, tại khu dân cư Nam Hùng Vương (phường An Lạc, quận Bình Tân), nhà xe Danh Danh hoạt động lấn chiếm lòng lề đường, cản trở giao thông, gây tiếng ồn,… Phản ánh trên được chính quyền vào cuộc xử lý và tiếp tục giám sát chặt chẽ.
Không khởi tố hình sự vụ khách hàng tố Công ty Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Không khởi tố hình sự vụ khách hàng tố Công ty Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Liên quan những tố cáo của một số khách hàng đối với Công ty CP Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận đã có quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Xem thêm